SYDNEY —
Sự trỗi dậy của Ấn Độ và căng thẳng liên tục giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã chế ngự cuộc duyệt xét các khả năng quốc phòng của Australia. Bạch thư về quốc phòng đầu tiên của chính phủ kể từ năm 2009 thừa nhận sự trỗi dậy của Trung Quốc trong tư thế một cường quốc thế giới, nhưng cũng khẳng định rằng Ấn Độ Dương đang ngày càng trở nên quan trọng về chiến lược.
Kế hoạch quốc phòng của Australia nhấn mạnh đến tầm quan trọng của mối quan hệ chặt chẽ với Hoa Kỳ, nhưng cũng hoan nghênh sự trỗi dậy của Trung Quốc. Bạch thư công bố hôm nay nói việc quân sự hóa của Trung Quốc là “hậu quả tất nhiên và chính đáng của sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.”
Bạch thư cũng ghi nhận sự trỗi dậy của Ấn Độ mà Canberra nói càng ngày càng quan trọng về cả hai phương diện kinh tế và ngoại giao.
Thủ tướng Australia Julia Gillard nói văn kiện về chính sách này phản ánh những thực tế đang biến chuyển trong khu vực:
“Bạch thư nhận mạnh sứ mạng to lớn của Australia trong việc xử lý những thay đổi chiến lược trong vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và xử lý một cách hòa bình. Đặc biệt, trong mối quan hệ Hoa Kỳ/Trung Quốc trong đó tối thiểu hóa sự cạnh tranh nhưng tối đa hóa sự hợp tác.”
Các nhà phân tích nhấn mạnh đến việc nuôi dưỡng mối quan hệ chặt chẽ về kinh tế với Trung Quốc và theo đuổi quan hệ đồng minh với Washington sẽ tiếp tục là thách thức lớn nhất của Canberra.
Bạch thư quốc phòng kỳ trước của Australia được công bố vào năm 2009. Nội dung của bạch thư đã khiến Trung Quốc bất bình, nhất là khi Canberra nêu nghi vấn về sự về “tiến độ, phạm vi và cơ cấu.” bành trướng quân sự của Trung Quốc. Bản duyệt xét quốc phòng mới nhất này rõ ràng là mềm mỏng hơn và dường như giả định là khả năng lớn mạnh về quân sự của Trung Quốc sẽ có mục đích hòa bình.
Ông Paul Dibb, giáo sư danh dự về nghiên cứu chiến lược tại trường đại học Quốc gia Australia nói bạch thư này tin một cách đúng đắn là Trung Quốc không đề ra một mối đe dọa cấp thời:
“Bạch thư nói một cách rõ ràng là Australia không xem Trung Quốc như là một đối thủ, và tôi cho đây là một xác nhận quan trọng, rằng tất cả chúng ta đều quan tâm đến sự lớn mạnh của Trung Quốc, đến sức mạnh kinh tế, đến sức mạnh quân sự đang phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp Hoa Kỳ, nhưng bất cứ ai thực sự tìm cách rêu rao về một mối đe dọa quân sự rõ ràng của Trung Quốc, thì quả là một sự xuẩn động.”
Lộ đồ quốc phòng của Australia cũng bao gồm việc dành ra 1,53 tỉ đô la để mua 12 máy bay phản lực đặc biệt Super Hornet và đề ra các kế hoạch cho 12 tàu ngầm.
Bạch thư được công bố một ngày sau khi Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono nói với các tướng lãnh rằng quân đội nước này nên mạnh hơn các cường quốc trong vùng kể cả Australia, Malaysia và Singapore.
Kế hoạch quốc phòng của Australia nhấn mạnh đến tầm quan trọng của mối quan hệ chặt chẽ với Hoa Kỳ, nhưng cũng hoan nghênh sự trỗi dậy của Trung Quốc. Bạch thư công bố hôm nay nói việc quân sự hóa của Trung Quốc là “hậu quả tất nhiên và chính đáng của sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.”
Bạch thư cũng ghi nhận sự trỗi dậy của Ấn Độ mà Canberra nói càng ngày càng quan trọng về cả hai phương diện kinh tế và ngoại giao.
Thủ tướng Australia Julia Gillard nói văn kiện về chính sách này phản ánh những thực tế đang biến chuyển trong khu vực:
“Bạch thư nhận mạnh sứ mạng to lớn của Australia trong việc xử lý những thay đổi chiến lược trong vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và xử lý một cách hòa bình. Đặc biệt, trong mối quan hệ Hoa Kỳ/Trung Quốc trong đó tối thiểu hóa sự cạnh tranh nhưng tối đa hóa sự hợp tác.”
Các nhà phân tích nhấn mạnh đến việc nuôi dưỡng mối quan hệ chặt chẽ về kinh tế với Trung Quốc và theo đuổi quan hệ đồng minh với Washington sẽ tiếp tục là thách thức lớn nhất của Canberra.
Bạch thư quốc phòng kỳ trước của Australia được công bố vào năm 2009. Nội dung của bạch thư đã khiến Trung Quốc bất bình, nhất là khi Canberra nêu nghi vấn về sự về “tiến độ, phạm vi và cơ cấu.” bành trướng quân sự của Trung Quốc. Bản duyệt xét quốc phòng mới nhất này rõ ràng là mềm mỏng hơn và dường như giả định là khả năng lớn mạnh về quân sự của Trung Quốc sẽ có mục đích hòa bình.
Ông Paul Dibb, giáo sư danh dự về nghiên cứu chiến lược tại trường đại học Quốc gia Australia nói bạch thư này tin một cách đúng đắn là Trung Quốc không đề ra một mối đe dọa cấp thời:
“Bạch thư nói một cách rõ ràng là Australia không xem Trung Quốc như là một đối thủ, và tôi cho đây là một xác nhận quan trọng, rằng tất cả chúng ta đều quan tâm đến sự lớn mạnh của Trung Quốc, đến sức mạnh kinh tế, đến sức mạnh quân sự đang phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp Hoa Kỳ, nhưng bất cứ ai thực sự tìm cách rêu rao về một mối đe dọa quân sự rõ ràng của Trung Quốc, thì quả là một sự xuẩn động.”
Lộ đồ quốc phòng của Australia cũng bao gồm việc dành ra 1,53 tỉ đô la để mua 12 máy bay phản lực đặc biệt Super Hornet và đề ra các kế hoạch cho 12 tàu ngầm.
Bạch thư được công bố một ngày sau khi Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono nói với các tướng lãnh rằng quân đội nước này nên mạnh hơn các cường quốc trong vùng kể cả Australia, Malaysia và Singapore.