Đường dẫn truy cập

Dự kiến có thêm thuyền nhân Sri Lanka đến Australia xin tị nạn


Trong vài năm gần đây, làn sóng người tị nạn tới vùng biển phía bắc Australia đã làm cho chính phủ Canberra phải mở lại các trung tâm giam giữ những người xin tị nạn.
Trong vài năm gần đây, làn sóng người tị nạn tới vùng biển phía bắc Australia đã làm cho chính phủ Canberra phải mở lại các trung tâm giam giữ những người xin tị nạn.
Các chuyên gia về người tị nạn ở Sri Lanka cho biết có thể sẽ có thêm nhiều thuyền nhân Sri Lanka đến Australia trong thời gian tới đây, sau khi một chiếc tàu chở người tị nạn tới thẳng một hải cảng nhộn nhịp ở mạn bắc thành phố Perth. Các chính khách bảo thủ thuộc phe đối lập ở Australia tố cáo chính phủ của đảng Lao động đánh mất khả năng kiểm soát biên giới. Từ Sydney, thông tín viên Phil Mercer của đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây.

Chính phủ ở Canberra đã ra lệnh tiến hành một cuộc duyệt xét để xem làm thế nào mà một chiếc tàu chở 66 người Sri Lanka xin tị nạn đã tới được lục địa nước Úc mà không bị phát giác.

Đây là lần thứ nhì mà một chiếc tàu chở người tị nạn đến lục địa Úc trong 5 năm qua.

Các giới chức di trú nói rằng đây là một sựï việc bất thường. Một cuộc điều tra đang được tiến hành để xác định xem phải chăng giới hữu trách Australia cần phải thay đổi cách thức tuần tra vùng biển Ấn Độ dương bao quanh duyên hải tây bắc của nước này.

Các nhà lập pháp đối lập cho rằng việc chiếc tàu tị nạn tới Perth là “một thảm họa” đối với chiến lược bảo vệ biên giới của Australia. Họ nói rằng vùng biển rộng lớn ở tây bắc không được bảo vệ kỹ lưỡng và dự kiến sẽ có thêm các tàu tị nạn tìm cách tới lục địa Úc.

Ông Jehan Perera của Hội đồng Hòa bình Quốc gia Sri Lanka tán đồng nhận định vừa kể của các nhà lập pháp Australia. Ông cho rằng việc chiếc tàu tị nạn đã đến được cảng Geraldton ở miền tây nước Úc sẽ khuyến khích những người tị nạn khác thực hiện cuộc hải hành đường dài.

Ông Penera nói: "Việc này là một sự khích lệ. Ý tôi muốn nói là việc một số người tới được sẽ đánh đi một thông điệp cho những người khác, những người cũng đang tính tới việc rời khỏi Sri Lanka bằng phương thức đó với hy vọng đổi đời."

Những lời cáo buộc về nạn bách hại chính trị đã khiến cho nhiều người Tamil thuộc sắc dân thiểu số ở Sri Lanka tìm cách tới Australia để xin tị nạn.

Những nỗ lực chung giữa hai chính phủ Australia và Sri Lanka trong thời gian gần đây đã làm giảm bớt số tàu bè tìm cách vượt biên xuyên Ấn Độ dương.

Trong vài năm gần đây, làn sóng người tị nạn tới vùng biển phía bắc Australia đã làm cho chính phủ Canberra phải mở lại các trung tâm ở nước ngoài tại các nước Papua New Guinea và Nauru để giam giữ những người xin tị nạn trong lúc xét đơn của họ.

Tại Melbourne ngày hôm nay, những người tị nạn tại Trung tâm tạm giam Broadmeadows tiếp tục cuộc tuyệt thực bắt đầu từ ngày thứ hai. Phần lớn những người tham gia cuộc phản kháng là người Tamil. Những người này đang đối mặt với việc có thể bị giam giữ vô thời hạn sau khi các cơ quan tình báo Australia cho rằng họ là một mối đe dọa cho an ninh quốc gia.

Tuy nhiên, ông Trevor Grant, một viên chức của Hội đồng Tị nạn Sri Lanka, tin rằng những người bị giam đó đã bị gán cho nhãn hiệu “những phần tử cực đoan” một cách bất công.

Ông Grant nói: "Một số người trong số những người này đã bị giam tới 4 năm. Họ bị giam giữ vô thời hạn. Năm ngoái, tòa thượng thẩm đã tuyên bố rằng làm như vậy là bất hợp pháp. Mọi người đều cho rằng đây là một tình huống không thể chấp nhận, nhưng vì một số lý do nào đó mà vị bộ trưởng di trú, người có quyền thả những người này, đã không chịu làm như vậy. Chúng tôi tin rằng sở dĩ như vậy là vì ông ấy lo ngại về vấn đề khủng bố, một vấn đề hết sức vô lý. Và đối với chúng tôi thì việc dùng cuộc sống của người khác như vậy để phục vụ cho các mục tiêu chính trị là một việc rất đáng xấu hổ."

Bộ Di trú Australia cho biết những người tị nạn luôn luôn được cung cấp lương thực, nước uống và chăm sóc y tế.

Trong lúc những người tuyệt thực tuyên bố tiếp tục cuộc phản kháng, Bộ trưởng Di trú Brendan O’Cornor nói rằng ông sẽ không khuất phục trước áp lực.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG