SYDNEY —
Đông Timor tố cáo Australia vi phạm chủ quyền của nước họ trong một trận chiến nhằm tranh giành tài nguyên thiên nhiên đang được đưa ra trước Tòa án Quốc tế ở La Haye. Thông tín viên VOA Phil Mercer tường thuật rằng Canberra bị tố cáo đã theo dõi tình báo nước láng giềng Á Châu nghèo khó của mình trong các cuộc thương thuyết về một hiệp định về dầu khí.
Đông Timor tố cáo các gián điệp đã được sử dụng để giành lợi thế bất công cho Australia trong các cuộc thương thuyết về nguồn thu dầu khí cách đây một thập niên. Hiệp định năm 2006 phân chia mỏ dầu Greater Sunrise giữa hai nước. Tại Đông Timor trong thời gian qua, người ta có cảm tưởng rằng thỏa thuận ấy có lợi cho Australia một cách không công bằng, trong khi gây thiệt thòi cho nước láng giềng nghèo khó hơn.
Chính phủ Đông Timor muốn hủy bỏ hiệp định đó. Đồng thời tại Tòa án Quốc tế La Haye, Đông Timor còn đòi trả lại cho họ các tài liệu và dữ kiện có liên quan tới vụ án, mà các nhân viên tình báo của Australia đã tịch thu hồi năm ngoái trong các vụ lục soát một căn nhà ở Canberra của một luật sư đại diện cho Đông Timor.
Tại La Haye, Đại sứ Đông Timor tại nước Anh, ông Joaquim da Fonseca, nói với tòa rằng các nhân viên tình báo Úc đã tịch thu những tài liệu quan trọng và tài liệu mật. Ông Fonseca nói:
“Trong một hành động hoàn toàn làm ngơ và không tôn trọng chủ quyền của chúng tôi, các nhân viên tình báo Úc đã tịch thu các tài liệu của chúng tôi có liên quan tới những tiến trình phân xử, cũng như các vấn đề pháp lý quan trọng khác giữa Đông Timor và Australia.”
Chính quyền Australia trước đó đã nói rằng các vụ lục soát đó là cần thiết, và nhấn mạnh rằng vị luật sư trong cuộc, từng là một cựu nhân viên tình báo Úc, lúc ấy đang sắp sửa trao lại cho một thế lực nước ngoài các tài liệu mật của Úc.
Chính phủ Úc nói với tòa án quốc tế ở Hà Lan rằng những tài liệu đó chỉ được sử dụng để bảo vệ an ninh quốc gia, chứ không phải để giành lợi thế thương mại.
Ông Ben Saul, giáo sư môn Luật quốc tế của Đại học Sydney, nói rằng vụ án này có nguy cơ làm chệch hướng các quan hệ song phương. Ông nói:
“Lẽ dĩ nhiên người Timor vô cùng bất bình về những cáo buộc cho rằng Australia đã theo dõi lén các thương thuyết gia Đông Timor trong các cuộc thương thuyết để đạt một hiệp định về dầu khí cách đây nhiều năm, và lẽ dĩ nhiên, vụ này đã phương hại đến hình ảnh của nước Úc. Ý tôi muốn nói là Đông Timor là một nước vô cùng nghèo khó, đang phải chật vật phấn đấu, trong khi Australia là một trong các nước giàu có nhất trên hành tinh, thế mà trong trường hợp này, chúng ta lại mưu tìm lợi thế một cách bất công trong các cuộc thương thuyết vô cùng cần thiết cho tương lai kinh tế của Đông Timor. ”
Dự kiến còn phải mất nhiều tuần lễ trước khi một phán quyết được công bố trong vụ này. Vụ tranh tụng diễn ra giữa lúc các quan hệ của Australia với một nước láng giềng gần khác tiếp tục xấu đi.
Hồi đầu tháng này, Canberra thừa nhận rằng hải quân Úc đã vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Indonesia, trong khuôn khổ một chính sách gây nhiều tranh cãi của Úc nhằm ngăn chận những chiếc tàu chở người tỵ nạn.
Bộ trưởng Di trú Scott Morrison nói những vụ xâm nhập xảy ra một cách không cố ý, tuy nhiên ông khẳng định chính sách lôi các tàu tỵ nạn ra khỏi các vùng lãnh hải của Australia, sẽ vẫn tiếp tục.
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia trong tuần này mô tả chính sách của Úc là “không có lợi” cho các quan hệ song phương.
Đông Timor tố cáo các gián điệp đã được sử dụng để giành lợi thế bất công cho Australia trong các cuộc thương thuyết về nguồn thu dầu khí cách đây một thập niên. Hiệp định năm 2006 phân chia mỏ dầu Greater Sunrise giữa hai nước. Tại Đông Timor trong thời gian qua, người ta có cảm tưởng rằng thỏa thuận ấy có lợi cho Australia một cách không công bằng, trong khi gây thiệt thòi cho nước láng giềng nghèo khó hơn.
Chính phủ Đông Timor muốn hủy bỏ hiệp định đó. Đồng thời tại Tòa án Quốc tế La Haye, Đông Timor còn đòi trả lại cho họ các tài liệu và dữ kiện có liên quan tới vụ án, mà các nhân viên tình báo của Australia đã tịch thu hồi năm ngoái trong các vụ lục soát một căn nhà ở Canberra của một luật sư đại diện cho Đông Timor.
Tại La Haye, Đại sứ Đông Timor tại nước Anh, ông Joaquim da Fonseca, nói với tòa rằng các nhân viên tình báo Úc đã tịch thu những tài liệu quan trọng và tài liệu mật. Ông Fonseca nói:
“Trong một hành động hoàn toàn làm ngơ và không tôn trọng chủ quyền của chúng tôi, các nhân viên tình báo Úc đã tịch thu các tài liệu của chúng tôi có liên quan tới những tiến trình phân xử, cũng như các vấn đề pháp lý quan trọng khác giữa Đông Timor và Australia.”
Chính quyền Australia trước đó đã nói rằng các vụ lục soát đó là cần thiết, và nhấn mạnh rằng vị luật sư trong cuộc, từng là một cựu nhân viên tình báo Úc, lúc ấy đang sắp sửa trao lại cho một thế lực nước ngoài các tài liệu mật của Úc.
Chính phủ Úc nói với tòa án quốc tế ở Hà Lan rằng những tài liệu đó chỉ được sử dụng để bảo vệ an ninh quốc gia, chứ không phải để giành lợi thế thương mại.
Ông Ben Saul, giáo sư môn Luật quốc tế của Đại học Sydney, nói rằng vụ án này có nguy cơ làm chệch hướng các quan hệ song phương. Ông nói:
“Lẽ dĩ nhiên người Timor vô cùng bất bình về những cáo buộc cho rằng Australia đã theo dõi lén các thương thuyết gia Đông Timor trong các cuộc thương thuyết để đạt một hiệp định về dầu khí cách đây nhiều năm, và lẽ dĩ nhiên, vụ này đã phương hại đến hình ảnh của nước Úc. Ý tôi muốn nói là Đông Timor là một nước vô cùng nghèo khó, đang phải chật vật phấn đấu, trong khi Australia là một trong các nước giàu có nhất trên hành tinh, thế mà trong trường hợp này, chúng ta lại mưu tìm lợi thế một cách bất công trong các cuộc thương thuyết vô cùng cần thiết cho tương lai kinh tế của Đông Timor. ”
Dự kiến còn phải mất nhiều tuần lễ trước khi một phán quyết được công bố trong vụ này. Vụ tranh tụng diễn ra giữa lúc các quan hệ của Australia với một nước láng giềng gần khác tiếp tục xấu đi.
Hồi đầu tháng này, Canberra thừa nhận rằng hải quân Úc đã vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Indonesia, trong khuôn khổ một chính sách gây nhiều tranh cãi của Úc nhằm ngăn chận những chiếc tàu chở người tỵ nạn.
Bộ trưởng Di trú Scott Morrison nói những vụ xâm nhập xảy ra một cách không cố ý, tuy nhiên ông khẳng định chính sách lôi các tàu tỵ nạn ra khỏi các vùng lãnh hải của Australia, sẽ vẫn tiếp tục.
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia trong tuần này mô tả chính sách của Úc là “không có lợi” cho các quan hệ song phương.