SYDNEY —
Theo một phúc trình được Hội đồng Khí hậu Australia công bố ngày hôm nay, những đợt không khí nóng tràn đến Australia trở nên thường xuyên và khắc nghiệt hơn. Tổ chức bất vụ lợi độc lập này nhấn mạnh rằng những mô hình thời tiết khắc nghiệt có thể do biến đổi khí hậu gây ra. Đợt khí nóng này đến vào lúc miền nam Australia đang chuẩn bị đối phó với không khí nóng khủng khiếp trong lúc các toán khẩn cấp chống chọi với hàng chục đám cháy rừng. Từ Sydney, Thông tín viên Phil Mercer gửi về bài tường trình sau đây.
Nhiệt độ tại thành phố Adelaide ở miền nam lên đến gần 46 độ C, trong khi Melbourne đang ghi nhận đợt nóng dài nhất thứ hai kỷ lục kể từ những năm 1830. Gió mạnh có thể tăng thêm nguy cơ cháy rừng cuối tuần này tại Nam Australia và Victoria nơi có hơn 1.000 đám cháy được ghi nhận.
Có khoảng 40 đám cháy rừng không kiểm soát được.
Hội đồng Khí hậu nói những giai đoạn nóng khốc liệt tại Australia đang trở nên thường xuyên hơn, nóng hơn và kéo dài hơn. Hội đồng tiên đoán là những đợt nóng này sẽ càng ngày càng khắc nghiệt hơn trong tương lai.
Các nhà nghiên cứu qui trách cho khí hậu biến đổi, và tin rằng việc đốt các nhiên liệu hóa thạch làm cho không khí nóng tồn đọng trong bầu khí quyển.
Giáo sư Will Steffen, một trong những tác giả của phúc trình của Hội đồng Khí hậu nói những sự kiện xảy ra trong nhiều năm đã được nghiên cứu.
“Chúng tôi tập hợp những sự kiện của nhiều năm để nhìn vào khuynh hướng lâu dài, thay vì những biến cố riêng rẽ. Chỉ khi làm như vậy, chúng ta mới bắt đầu thấy được những khuynh hướng của những đợt nóng lâu hơn, thường xuyên hơn, nóng hơn và những đợt nóng đã bắt đầu sớm trong mùa này và điều này cho chúng ta thấy những đặc tính căn bản của những đợt nóng thực sự thay đổi theo những điều kiện tệ hại đối với sức khoẻ con người.”
Giới hữu trách y tế tại Australia cảnh báo là nóng quá có thể làm chết người. 173 người đã thiệt mạng khi cháy rừng tàn phá tại nhiều nơi thuộc tiểu bang Victoria vào tháng Hai năm 2009 được gọi là thảm hoạ cháy rừng Ngày Thứ Bảy Đen.
Tại Nam Australia, hàng chục người được chữa trị do những bệnh có liên hệ đến nóng và nhiều nhân viên xe cứu thương đã được huy động, với con số bệnh nhân được dự trù tăng lên cuối tuần này.
Bác sĩ Bill Griggs thuộc Bệnh viện Hoàng gia Adelaide cho biết:
“Chuyện thông thường nhất xảy ra là việc sa sút những điều kiện y khoa hiện hữu, có thể bị ảnh hưởng bởi áp lực của không khí nóng, nhưng cũng có thể có những chuyện đơn giản như bị ngứa vì nóng hay bị đau nhói vì nóng. Một số người bị chuột rút, một số người có thể bị chóng mặt hay ngất xỉu. Nhưng đó chính là lúc chúng ta bị ảnh hưởng nhiều hơn và có nguy cơ kiệt sức vì nóng hay bị tai biến vì nóng.”
Nóng quá cũng đã buộc phải ngưng các trận đấu của giải Quần vợt Australia mở rộng ở Melbourne. Theo dự kiến, điều kiện khắc nghiệt này sẽ tiếp tục đến ngày mai, và một thay đổi mát hơn được tiên đoán sẽ xảy ra vào những ngày cuối tuần.
Các nhà khoa học nói năm 2013 là năm nóng nhất tại Australia. Tại nhiều nơi trong nước, năm 2014 đã bắt đầu có những triệu chứng tương tự.
Nhiệt độ tại thành phố Adelaide ở miền nam lên đến gần 46 độ C, trong khi Melbourne đang ghi nhận đợt nóng dài nhất thứ hai kỷ lục kể từ những năm 1830. Gió mạnh có thể tăng thêm nguy cơ cháy rừng cuối tuần này tại Nam Australia và Victoria nơi có hơn 1.000 đám cháy được ghi nhận.
Có khoảng 40 đám cháy rừng không kiểm soát được.
Hội đồng Khí hậu nói những giai đoạn nóng khốc liệt tại Australia đang trở nên thường xuyên hơn, nóng hơn và kéo dài hơn. Hội đồng tiên đoán là những đợt nóng này sẽ càng ngày càng khắc nghiệt hơn trong tương lai.
Các nhà nghiên cứu qui trách cho khí hậu biến đổi, và tin rằng việc đốt các nhiên liệu hóa thạch làm cho không khí nóng tồn đọng trong bầu khí quyển.
Giáo sư Will Steffen, một trong những tác giả của phúc trình của Hội đồng Khí hậu nói những sự kiện xảy ra trong nhiều năm đã được nghiên cứu.
“Chúng tôi tập hợp những sự kiện của nhiều năm để nhìn vào khuynh hướng lâu dài, thay vì những biến cố riêng rẽ. Chỉ khi làm như vậy, chúng ta mới bắt đầu thấy được những khuynh hướng của những đợt nóng lâu hơn, thường xuyên hơn, nóng hơn và những đợt nóng đã bắt đầu sớm trong mùa này và điều này cho chúng ta thấy những đặc tính căn bản của những đợt nóng thực sự thay đổi theo những điều kiện tệ hại đối với sức khoẻ con người.”
Giới hữu trách y tế tại Australia cảnh báo là nóng quá có thể làm chết người. 173 người đã thiệt mạng khi cháy rừng tàn phá tại nhiều nơi thuộc tiểu bang Victoria vào tháng Hai năm 2009 được gọi là thảm hoạ cháy rừng Ngày Thứ Bảy Đen.
Tại Nam Australia, hàng chục người được chữa trị do những bệnh có liên hệ đến nóng và nhiều nhân viên xe cứu thương đã được huy động, với con số bệnh nhân được dự trù tăng lên cuối tuần này.
Bác sĩ Bill Griggs thuộc Bệnh viện Hoàng gia Adelaide cho biết:
“Chuyện thông thường nhất xảy ra là việc sa sút những điều kiện y khoa hiện hữu, có thể bị ảnh hưởng bởi áp lực của không khí nóng, nhưng cũng có thể có những chuyện đơn giản như bị ngứa vì nóng hay bị đau nhói vì nóng. Một số người bị chuột rút, một số người có thể bị chóng mặt hay ngất xỉu. Nhưng đó chính là lúc chúng ta bị ảnh hưởng nhiều hơn và có nguy cơ kiệt sức vì nóng hay bị tai biến vì nóng.”
Nóng quá cũng đã buộc phải ngưng các trận đấu của giải Quần vợt Australia mở rộng ở Melbourne. Theo dự kiến, điều kiện khắc nghiệt này sẽ tiếp tục đến ngày mai, và một thay đổi mát hơn được tiên đoán sẽ xảy ra vào những ngày cuối tuần.
Các nhà khoa học nói năm 2013 là năm nóng nhất tại Australia. Tại nhiều nơi trong nước, năm 2014 đã bắt đầu có những triệu chứng tương tự.