Một người đàn ông ở Bắc Giang vừa được tòa tuyên bố vô tội sau 10 năm ngồi tù thi hành bản án chung thân vì bị cáo buộc tội giết người.
Tòa án Nhân dân Tối cao chiều ngày 6/11 tuyên hủy bản án của ông Nguyễn Thanh Chấn, cư dân xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên (Bắc Giang) và phán quyết rằng Tòa các cấp khi xét xử ông Chấn đã thiếu trách nhiệm, đưa ra phán quyết thiếu cơ sở khoa học, dẫn tới bản án oan sai của ông Chấn.
Vụ án Nguyễn Thanh Chấn một lần nữa khơi dậy bức xúc lâu nay của công luận về thực trạng vi phạm pháp luật trong hệ thống tư pháp như việc ép cung, tra tấn của các cơ quan điều tra và những tắc trách, tiêu cực đang diễn ra hằng ngày tại các phiên tòa ở Việt Nam khiến nhiều người vô tội bị đày vào vòng lao lý.
Trách nhiệm bồi thường và trách nhiệm hình sự của giới hữu trách ra sao trong những bản án oan sai như vụ án gây rúng động công luận của ông Chấn? VOA Việt ngữ có cuộc trao đổi với luật sư Đặng Trọng Dũng, từng là luật gia và hiện là một luật sư nhiều năm kinh nghiệm thuộc Luật Sư Đoàn TPHCM.
Luật sư Đặng Trọng Dũng: Bây giờ theo luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước, tòa án cấp tỉnh hay tòa án tối cao, tức nơi xét xử cuối cùng phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với bị cáo bị tuyên án sai pháp luật. Tòa phúc thẩm Tòa án Tối cao sẽ chịu trách nhiệm bồi thường. Những người liên quan như các tòa cấp dưới, từ cơ quan điều tra đến Viện kiểm sát cấp tỉnh, Viện kiểm sát tối cao sẽ bị liên đới trách nhiệm. Tuy nhiên, người bị án oan sai phải chứng minh nhiều giấy tờ hết sức nhiêu khê. Người ta đòi hỏi những chứng từ mà phải nói là không thể nào có được. Luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước này cần phải sửa đổi để vấn đề bồi thường oan sai được thông thoáng và nhanh chóng.
VOA: Vậy những trường hợp không đủ giấy tờ chứng minh những mất mát thì không được bồi thường gì cả hay vẫn có ở một mức nào đó tương đối?
Luật sư Đặng Trọng Dũng: Họ phải ra tòa chứng minh, phải có chứng từ. Những phần thiệt hại không chứng minh được bằng chứng từ, tòa án không chấp nhận, thì số tiền đền bù thường ở mức rất thấp.
VOA: Còn trách nhiệm hình sự đối với những người điều tra-xét xử oan sai, luật quy định thế nào thưa luật sư?
Luật sư Đặng Trọng Dũng: Luật Việt Nam có quy định tội ‘xâm phạm hoạt động tư pháp’. Theo đó, điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán đã ra những bản án sai hay có việc làm sai trái pháp luật sẽ bị kết án về mặt hình sự. Thống kê và thực tế cho thấy ‘xâm phạm hoạt động tư pháp’ tại Việt Nam hằng năm rất nhiều, dù có luật đầy đủ, nhưng thực tế khi áp dụng lại không áp dụng luật. Đáng lẽ các quan chức sai phạm này phải nằm trong ‘những tình tiết tăng nặng’ thì ở Việt Nam lại không có như vậy. Những người ‘xâm phạm hoạt động tư pháp’ này là hằng ngày, hằng giờ ở đất nước này. Thế nhưng, đưa họ ra công lý là một công việc hết sức khó khăn. Thứ nhất, phải có dân tố cáo. Thứ hai, trong nội bộ cơ quan của họ che chắn cho nhau rất nhiều. Thành ra, có luật nhưng đối tượng bị xử phạt về điều này rất rất ít. Trong vụ án ông Chấn, Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao có trách nhiệm rất quan trọng phải tìm ra những người đã bức cung, ép cung ông Chấn.
VOA: Việt Nam đã quyết định tham gia Công ước Chống Tra Tấn. Việc này có hiệu lực, hiệu quả thế nào trong thực tế?
Luật sư Đặng Trọng Dũng: Việt Nam tham gia rất nhiều các công ước quốc tế, nhưng việc áp dụng đầy đủ thì đó là điều mọi người đang mong muốn. Luật của Việt Nam ghi rất tốt, nhưng vấn đề cần quan tâm là ‘nói một đường làm một nẻo’. Điều quan trọng nhất là người dân phải tăng cường hiểu biết pháp luật và làm sao để luật sư có thể tham gia vào vụ án ngay từ giai đoạn đầu.
VOA: Theo luật Việt Nam quy định, luật sư có được tham gia vụ án ngay từ ban đầu khi bị can bị bắt?
Luật sư Đặng Trọng Dũng: Điều này được quy định trong Bộ luật Hình sự Tố tụng rất rõ nét. Bị can bị tạm giữ, luật sư cũng được quyền tham gia vào ngay từ ban đầu. Thế nhưng, thời gian bị tạm giữ chỉ trong thời gian ngắn mà thời gian tối thiểu để luật sư làm thủ tục là từ 3-5 ngày, thì làm sao chúng tôi có thể tham gia vào được? Trong khi đó, bị can trong đó vẫn phải làm việc đều đặn với điều tra viên. Cần phải có luật sư tham gia thì mới được hỏi cung ở giai đoạn đầu thì mới có thể bảo vệ đầy đủ quyền của bị can ngay từ ban đầu. Vụ án của ông Nguyễn Thanh Chấn là một cú đẩy rất mạnh để các cơ quan thực thi pháp luật phải nghiêm túc xem xét lại bản thân mình. Tuy nhiên, để họ tự giác thì chưa đủ. Cần phải có những luật chế tài thật nghiêm khắc. Cần phải thông tin cho bị can và thân nhân của họ hiểu biết và làm sao để luật sư có thể tham gia vào vụ án ngày từ đầu. Có như thế mới giúp tránh được những sự oan sai.
Tòa án Nhân dân Tối cao chiều ngày 6/11 tuyên hủy bản án của ông Nguyễn Thanh Chấn, cư dân xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên (Bắc Giang) và phán quyết rằng Tòa các cấp khi xét xử ông Chấn đã thiếu trách nhiệm, đưa ra phán quyết thiếu cơ sở khoa học, dẫn tới bản án oan sai của ông Chấn.
Vụ án Nguyễn Thanh Chấn một lần nữa khơi dậy bức xúc lâu nay của công luận về thực trạng vi phạm pháp luật trong hệ thống tư pháp như việc ép cung, tra tấn của các cơ quan điều tra và những tắc trách, tiêu cực đang diễn ra hằng ngày tại các phiên tòa ở Việt Nam khiến nhiều người vô tội bị đày vào vòng lao lý.
Trách nhiệm bồi thường và trách nhiệm hình sự của giới hữu trách ra sao trong những bản án oan sai như vụ án gây rúng động công luận của ông Chấn? VOA Việt ngữ có cuộc trao đổi với luật sư Đặng Trọng Dũng, từng là luật gia và hiện là một luật sư nhiều năm kinh nghiệm thuộc Luật Sư Đoàn TPHCM.
Luật sư Đặng Trọng Dũng: Bây giờ theo luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước, tòa án cấp tỉnh hay tòa án tối cao, tức nơi xét xử cuối cùng phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với bị cáo bị tuyên án sai pháp luật. Tòa phúc thẩm Tòa án Tối cao sẽ chịu trách nhiệm bồi thường. Những người liên quan như các tòa cấp dưới, từ cơ quan điều tra đến Viện kiểm sát cấp tỉnh, Viện kiểm sát tối cao sẽ bị liên đới trách nhiệm. Tuy nhiên, người bị án oan sai phải chứng minh nhiều giấy tờ hết sức nhiêu khê. Người ta đòi hỏi những chứng từ mà phải nói là không thể nào có được. Luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước này cần phải sửa đổi để vấn đề bồi thường oan sai được thông thoáng và nhanh chóng.
VOA: Vậy những trường hợp không đủ giấy tờ chứng minh những mất mát thì không được bồi thường gì cả hay vẫn có ở một mức nào đó tương đối?
Luật sư Đặng Trọng Dũng: Họ phải ra tòa chứng minh, phải có chứng từ. Những phần thiệt hại không chứng minh được bằng chứng từ, tòa án không chấp nhận, thì số tiền đền bù thường ở mức rất thấp.
VOA: Còn trách nhiệm hình sự đối với những người điều tra-xét xử oan sai, luật quy định thế nào thưa luật sư?
Luật sư Đặng Trọng Dũng: Luật Việt Nam có quy định tội ‘xâm phạm hoạt động tư pháp’. Theo đó, điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán đã ra những bản án sai hay có việc làm sai trái pháp luật sẽ bị kết án về mặt hình sự. Thống kê và thực tế cho thấy ‘xâm phạm hoạt động tư pháp’ tại Việt Nam hằng năm rất nhiều, dù có luật đầy đủ, nhưng thực tế khi áp dụng lại không áp dụng luật. Đáng lẽ các quan chức sai phạm này phải nằm trong ‘những tình tiết tăng nặng’ thì ở Việt Nam lại không có như vậy. Những người ‘xâm phạm hoạt động tư pháp’ này là hằng ngày, hằng giờ ở đất nước này. Thế nhưng, đưa họ ra công lý là một công việc hết sức khó khăn. Thứ nhất, phải có dân tố cáo. Thứ hai, trong nội bộ cơ quan của họ che chắn cho nhau rất nhiều. Thành ra, có luật nhưng đối tượng bị xử phạt về điều này rất rất ít. Trong vụ án ông Chấn, Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao có trách nhiệm rất quan trọng phải tìm ra những người đã bức cung, ép cung ông Chấn.
VOA: Việt Nam đã quyết định tham gia Công ước Chống Tra Tấn. Việc này có hiệu lực, hiệu quả thế nào trong thực tế?
Luật sư Đặng Trọng Dũng: Việt Nam tham gia rất nhiều các công ước quốc tế, nhưng việc áp dụng đầy đủ thì đó là điều mọi người đang mong muốn. Luật của Việt Nam ghi rất tốt, nhưng vấn đề cần quan tâm là ‘nói một đường làm một nẻo’. Điều quan trọng nhất là người dân phải tăng cường hiểu biết pháp luật và làm sao để luật sư có thể tham gia vào vụ án ngay từ giai đoạn đầu.
VOA: Theo luật Việt Nam quy định, luật sư có được tham gia vụ án ngay từ ban đầu khi bị can bị bắt?
Luật sư Đặng Trọng Dũng: Điều này được quy định trong Bộ luật Hình sự Tố tụng rất rõ nét. Bị can bị tạm giữ, luật sư cũng được quyền tham gia vào ngay từ ban đầu. Thế nhưng, thời gian bị tạm giữ chỉ trong thời gian ngắn mà thời gian tối thiểu để luật sư làm thủ tục là từ 3-5 ngày, thì làm sao chúng tôi có thể tham gia vào được? Trong khi đó, bị can trong đó vẫn phải làm việc đều đặn với điều tra viên. Cần phải có luật sư tham gia thì mới được hỏi cung ở giai đoạn đầu thì mới có thể bảo vệ đầy đủ quyền của bị can ngay từ ban đầu. Vụ án của ông Nguyễn Thanh Chấn là một cú đẩy rất mạnh để các cơ quan thực thi pháp luật phải nghiêm túc xem xét lại bản thân mình. Tuy nhiên, để họ tự giác thì chưa đủ. Cần phải có những luật chế tài thật nghiêm khắc. Cần phải thông tin cho bị can và thân nhân của họ hiểu biết và làm sao để luật sư có thể tham gia vào vụ án ngày từ đầu. Có như thế mới giúp tránh được những sự oan sai.
Your browser doesn’t support HTML5