ISLAMABAD —
Afghanistan tiếp tục đòi Pakistan cho biết tình trạng của Mullah Abdul Ghani Baradar, nhân vật lãnh đạo đứng hàng thứ hai của phe Taliban mà Islamabad đã thả khỏi nhà tù hồi gần đây để hỗ trợ cho các nỗ lực hòa bình ở Afghanistan. Chính phủ Kabul cho biết Tổng thống Hamid Karzai sẽ nêu vấn đề này khi ông gặp Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif tại London trong tuần này. Từ Islamabad, thông tín viên Ayaz Gul của đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây.
Nhân vật lãnh đạo đứng hàng thứ nhì của phe Taliban ở Afghanistan, Mullah Baradar, đã được Pakistan thả khỏi nhà tù cách nay hơn một tháng. Chính phủ ở Islamabad nói rằng việc này có mục đích hỗ trợ cho các nỗ lực hòa giải chính trị ở Afghanistan. Nhưng chính phủ ở Kabul đã có thái độ hoài nghi và phê phán về việc này ngay từ lúc đầu. Họ nói rằng Mullah Baradar vẫn còn nằm dưới sự giám sát nghiêm nhặt của cơ quan tình báo Pakistan.
Tại cuộc họp báo hôm chủ nhật ở Kabul, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Afghanistan Janan Mosazai yêu cầu Pakistan tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Mullah Bardar với các nhà thương thuyết hòa bình của Afghanistan.
"Giới hữu trách Pakistan cần phải bảo đảm là Mullah Bardar được tự do để phục vụ cho tiến trình hòa bình mà nhân dân và nhà nước Afghanistan đã bắt đầu thực hiện."
Thượng Hội đồng Hòa bình Afghanistan, qui tụ các chính khách và nhân sĩ nổi tiếng, đã tìm cách thực hiện những cuộc thảo luận với các thủ lãnh của phe nổi dậy để chấm dứt cuộc đổ máu kéo dài nhiều thập niên.
Tin tức cho biết ông Baradar muốn đưa ra một đề nghị hòa bình cho chính phủ Afghanistan vào năm 2010 và đã bị bắt trong lúc du hành qua Pakistan để dự một cuộc họp bí mật. Những người chỉ trích nói rằng sự vắng mặt kéo dài của ông Baradar ở Afghanistan có thể phương hại tới uy tín của ông đối với các chiến binh phe Taliban.
Tuy nhiên, phát ngôn viên Mosazai của Bộ Ngoại giao Afghanistan nói rằng ông Baradar vẫn có thể mang lại sinh khí cho nỗ lực hòa bình Afghanistan, một việc được cho là thiết yếu để có được một cuộc triệt thoái êm thắm của hầu hết các lực lượng tác chiến nước ngoài do Hoa Kỳ lãnh đạo vào cuối năm 2014.
"Chính phủ Afghanistan tin rằng Mullah Baradar có thể nắm giữ một vai trò quan trọng trong tiến trình hòa bình với điều kiện là ông được tự do hoàn toàn và có một chỗ ở nhất định ngõ hầu các thành viên của Thượng Hội đồng Hòa bình có thể liên lạc với ông để tiến hành cuộc đàm phán hòa bình."
Ông Mosazai nói thêm rằng khi gặp Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif trong tuần này Tổng thống Karzai sẽ nói tới việc trả tự do cho ông Baradar và vai trò mà ông này có thể nắm giữ trong tiến trình hòa bình. Thủ tướng Anh David Cameron đứng ra tổ chức cuộc họp ở London với mục đích cải thiện các mối quan hệ giữa Afghanistan với Pakistan.
Phe Taliban ở Afghanistan nói rằng Mullah Baradar trên thực tế vẫn còn bị giam giữ ở Pakistan và sức khỏe của ông đã bị suy yếu. Nhưng các giới chức Pakistan bác bỏ các tin đó và họ nói rằng cựu thủ lãnh Taliban này hiện nay là một người tự do.
Ông Sartaj Aziz, Cố vấn An ninh Quốc gia Pakistan, cho đài VOA biết rằng Pakistan đang làm tất cả mọi việc có thể làm để hỗ trợ cho các nỗ lực nhằm mang lại hòa bình và ổn định ở Afghanistan, bởi vì tình hình rối ren ở Afghanistan sau cuộc triệt thoái của Nato sẽ là một mối quan tâm vô cùng to lớn cho Pakistan.
"Nếu chẳng may mà Afghanistan không có được hòa giải và xảy ra những vụ giao tranh qui mô lớn thì chúng tôi sẽ gặp phải hai vấn đề cùng một lúc. Sẽ có rất nhiều những người tình nguyện ở Pakistan sang chiến đấu ở Afghanistan và rất nhiều người Afghanistan sẽ vượt biên sang tị nạn ở Pakistan. Vì vậy tình trạng bất ổn chắc chắn sẽ lan sang Pakistan."
Pakistan cũng đang chiến đấu chống lại phe Taliban ở Pakistan, hệ quả của cuộc nổi dậy ở Afghanistan. Để đáp trả, những phần tử hiếu chiến này đã thực hiện những vụ nổ bom tự sát gây chết người và những vụ tấn công khủng bố khác, gây tử vong cho hàng ngàn người Pakistan trong những năm gần đây.
Chính phủ mới được bầu lên của Thủ tướng Sharif đang tìm cách thực hiện cuộc đàm phán hòa bình với phe Taliban ở Pakistan để chấm dứt cuộc nổi dậy. Tuy nhiên, một số người cho rằng nỗ lực này không có cơ hội thành công vì các phần tử hiếu chiến không chịu công nhận hiến pháp của Pakistan và nhất định đòi áp dụng chế độ Hồi giáo cực bảo thủ của họ lên quốc gia Nam Á này.
Nhân vật lãnh đạo đứng hàng thứ nhì của phe Taliban ở Afghanistan, Mullah Baradar, đã được Pakistan thả khỏi nhà tù cách nay hơn một tháng. Chính phủ ở Islamabad nói rằng việc này có mục đích hỗ trợ cho các nỗ lực hòa giải chính trị ở Afghanistan. Nhưng chính phủ ở Kabul đã có thái độ hoài nghi và phê phán về việc này ngay từ lúc đầu. Họ nói rằng Mullah Baradar vẫn còn nằm dưới sự giám sát nghiêm nhặt của cơ quan tình báo Pakistan.
Tại cuộc họp báo hôm chủ nhật ở Kabul, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Afghanistan Janan Mosazai yêu cầu Pakistan tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Mullah Bardar với các nhà thương thuyết hòa bình của Afghanistan.
"Giới hữu trách Pakistan cần phải bảo đảm là Mullah Bardar được tự do để phục vụ cho tiến trình hòa bình mà nhân dân và nhà nước Afghanistan đã bắt đầu thực hiện."
Thượng Hội đồng Hòa bình Afghanistan, qui tụ các chính khách và nhân sĩ nổi tiếng, đã tìm cách thực hiện những cuộc thảo luận với các thủ lãnh của phe nổi dậy để chấm dứt cuộc đổ máu kéo dài nhiều thập niên.
Tin tức cho biết ông Baradar muốn đưa ra một đề nghị hòa bình cho chính phủ Afghanistan vào năm 2010 và đã bị bắt trong lúc du hành qua Pakistan để dự một cuộc họp bí mật. Những người chỉ trích nói rằng sự vắng mặt kéo dài của ông Baradar ở Afghanistan có thể phương hại tới uy tín của ông đối với các chiến binh phe Taliban.
Tuy nhiên, phát ngôn viên Mosazai của Bộ Ngoại giao Afghanistan nói rằng ông Baradar vẫn có thể mang lại sinh khí cho nỗ lực hòa bình Afghanistan, một việc được cho là thiết yếu để có được một cuộc triệt thoái êm thắm của hầu hết các lực lượng tác chiến nước ngoài do Hoa Kỳ lãnh đạo vào cuối năm 2014.
"Chính phủ Afghanistan tin rằng Mullah Baradar có thể nắm giữ một vai trò quan trọng trong tiến trình hòa bình với điều kiện là ông được tự do hoàn toàn và có một chỗ ở nhất định ngõ hầu các thành viên của Thượng Hội đồng Hòa bình có thể liên lạc với ông để tiến hành cuộc đàm phán hòa bình."
Ông Mosazai nói thêm rằng khi gặp Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif trong tuần này Tổng thống Karzai sẽ nói tới việc trả tự do cho ông Baradar và vai trò mà ông này có thể nắm giữ trong tiến trình hòa bình. Thủ tướng Anh David Cameron đứng ra tổ chức cuộc họp ở London với mục đích cải thiện các mối quan hệ giữa Afghanistan với Pakistan.
Phe Taliban ở Afghanistan nói rằng Mullah Baradar trên thực tế vẫn còn bị giam giữ ở Pakistan và sức khỏe của ông đã bị suy yếu. Nhưng các giới chức Pakistan bác bỏ các tin đó và họ nói rằng cựu thủ lãnh Taliban này hiện nay là một người tự do.
Ông Sartaj Aziz, Cố vấn An ninh Quốc gia Pakistan, cho đài VOA biết rằng Pakistan đang làm tất cả mọi việc có thể làm để hỗ trợ cho các nỗ lực nhằm mang lại hòa bình và ổn định ở Afghanistan, bởi vì tình hình rối ren ở Afghanistan sau cuộc triệt thoái của Nato sẽ là một mối quan tâm vô cùng to lớn cho Pakistan.
"Nếu chẳng may mà Afghanistan không có được hòa giải và xảy ra những vụ giao tranh qui mô lớn thì chúng tôi sẽ gặp phải hai vấn đề cùng một lúc. Sẽ có rất nhiều những người tình nguyện ở Pakistan sang chiến đấu ở Afghanistan và rất nhiều người Afghanistan sẽ vượt biên sang tị nạn ở Pakistan. Vì vậy tình trạng bất ổn chắc chắn sẽ lan sang Pakistan."
Pakistan cũng đang chiến đấu chống lại phe Taliban ở Pakistan, hệ quả của cuộc nổi dậy ở Afghanistan. Để đáp trả, những phần tử hiếu chiến này đã thực hiện những vụ nổ bom tự sát gây chết người và những vụ tấn công khủng bố khác, gây tử vong cho hàng ngàn người Pakistan trong những năm gần đây.
Chính phủ mới được bầu lên của Thủ tướng Sharif đang tìm cách thực hiện cuộc đàm phán hòa bình với phe Taliban ở Pakistan để chấm dứt cuộc nổi dậy. Tuy nhiên, một số người cho rằng nỗ lực này không có cơ hội thành công vì các phần tử hiếu chiến không chịu công nhận hiến pháp của Pakistan và nhất định đòi áp dụng chế độ Hồi giáo cực bảo thủ của họ lên quốc gia Nam Á này.