Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai gặp Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif tại Islamabad để thảo luận việc xúc tiến đàm phán trực tiếp giữa chính phủ Kabul và quân nổi dậy Taliban.
Tổng thống Karzai nói với các phóng viên rằng ông nhấn mạnh tới sự cần thiết phải tăng cường nỗ lực chung nhằm chống lại chủ nghĩa cực đoan và thúc đẩy hòa bình, ổn định trên cả hai phía của biên giới chung.
Ông Sharif nói ông xác nhận lại sự hỗ trợ ‘mạnh mẽ và chân thành’ của Pakistan đối với nền hòa bình và tiến trình hòa giải ở Afghanistan. Tuy nhiên, ông nói rằng các nỗ lực đó sẽ phải do người Afghanistan dẫn đầu.
Các cuộc thảo luận hôm nay cũng tập trung vào việc tăng cường quan hệ song phương trong các lĩnh vực như thương mại, kinh tế, năng lượng và truyền thông.
Hai nhà lãnh đạo cũng chứng kiến lễ ký một thỏa thuận toàn diện giữa bộ trưởng tài chính hai nước nhằm thúc đẩy các dự án phát triển và kinh tế song phương.
Đây là cuộc tiếp xúc đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo kể từ khi ông Sharif nhậm chức hồi tháng Sáu.
Căng thẳng giữa các nhà lãnh đạo Afghanistan và các đối tác Pakistan đã âm ỉ trong nhiều năm qua vì Afghanistan cáo buộc Pakistan che chở cho các viên chỉ huy của Taliban và giúp nhóm này thực hiện các vụ tấn công vào các lực lượng liên minh do Hoa Kỳ đứng đầu cũng như các lực lượng địa phương ở Afghanistan. Pakistan liên tiếp phủ nhận cáo buộc đó.
Nhiều nhà phân tích cho rằng việc ông Karzai mưu tìm sự trợ giúp của Pakistan nhằm chấm dứt cuộc chiến ở Afghanistan nhiều khả năng sẽ được tăng cường trước khi các lực lượng NATO do Hoa Kỳ đứng đầu triệt thoái vào tháng 12 năm 2014.
Các giới chức Afghanistan nói rằng ông Karzai cũng sẽ thúc ép việc thả tù nhân Afghanistan do Pakistan giam giữ, trong đó có Mullah Abdul Ghani Baradar, một cựu phó chỉ huy của Taliban.
Phó thủ lĩnh nổi dậy này được cho là đã tự tìm cách tham gia đàm phán hòa bình với giới hữu trách Afghanistan năm 2010. Nhưng các giới chức Pakistan đã bắt ông này trong khi ông tới Pakistan trong năm đó.
Trước chuyến thăm của ông Karzai, Bộ Ngoại giao Pakistan miêu tả chuyến công du là một dấu hiệu cho thấy lãnh đạo cả hai nước muốn cải thiện quan hệ song phương.
Tổng thống Karzai nói với các phóng viên rằng ông nhấn mạnh tới sự cần thiết phải tăng cường nỗ lực chung nhằm chống lại chủ nghĩa cực đoan và thúc đẩy hòa bình, ổn định trên cả hai phía của biên giới chung.
Ông Sharif nói ông xác nhận lại sự hỗ trợ ‘mạnh mẽ và chân thành’ của Pakistan đối với nền hòa bình và tiến trình hòa giải ở Afghanistan. Tuy nhiên, ông nói rằng các nỗ lực đó sẽ phải do người Afghanistan dẫn đầu.
Các cuộc thảo luận hôm nay cũng tập trung vào việc tăng cường quan hệ song phương trong các lĩnh vực như thương mại, kinh tế, năng lượng và truyền thông.
Hai nhà lãnh đạo cũng chứng kiến lễ ký một thỏa thuận toàn diện giữa bộ trưởng tài chính hai nước nhằm thúc đẩy các dự án phát triển và kinh tế song phương.
Đây là cuộc tiếp xúc đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo kể từ khi ông Sharif nhậm chức hồi tháng Sáu.
Căng thẳng giữa các nhà lãnh đạo Afghanistan và các đối tác Pakistan đã âm ỉ trong nhiều năm qua vì Afghanistan cáo buộc Pakistan che chở cho các viên chỉ huy của Taliban và giúp nhóm này thực hiện các vụ tấn công vào các lực lượng liên minh do Hoa Kỳ đứng đầu cũng như các lực lượng địa phương ở Afghanistan. Pakistan liên tiếp phủ nhận cáo buộc đó.
Nhiều nhà phân tích cho rằng việc ông Karzai mưu tìm sự trợ giúp của Pakistan nhằm chấm dứt cuộc chiến ở Afghanistan nhiều khả năng sẽ được tăng cường trước khi các lực lượng NATO do Hoa Kỳ đứng đầu triệt thoái vào tháng 12 năm 2014.
Các giới chức Afghanistan nói rằng ông Karzai cũng sẽ thúc ép việc thả tù nhân Afghanistan do Pakistan giam giữ, trong đó có Mullah Abdul Ghani Baradar, một cựu phó chỉ huy của Taliban.
Phó thủ lĩnh nổi dậy này được cho là đã tự tìm cách tham gia đàm phán hòa bình với giới hữu trách Afghanistan năm 2010. Nhưng các giới chức Pakistan đã bắt ông này trong khi ông tới Pakistan trong năm đó.
Trước chuyến thăm của ông Karzai, Bộ Ngoại giao Pakistan miêu tả chuyến công du là một dấu hiệu cho thấy lãnh đạo cả hai nước muốn cải thiện quan hệ song phương.