Những vụ xung đột giáo phái thỉnh thoảng xảy ra giữa hai láng giềng tại thành phố Tripoli, lớn thứ nhì tại Libăng, nhắc nhở cho người Libăng đến cuộc nội chiến tàn bạo trong những năm 1970 và 1980 chia Libăng theo lằn ranh giáo phái và vẫn còn là nguồn gốc của những căng thẳng.
Những cuộc giao tranh trong đêm trong hai vụ gần đây làm 25 người thiệt mạng tại Tripoli và làm hơn 60 người khác bị thương. Bạo động lan đến Beirut với hai người thiệt mạng trong một diễn biến.
Những cuộc đụng độ tại Beirut phát sinh từ vụ giết hại một giáo sĩ Sunni, người được xem như tích cực hỗ trợ phiến quân chống lại Tổng thống Bashar al-Assad tại nước láng giềng Syria. Bạo động tại Tripoli nẩy sinh một phần vì vụ bắt giữ một nhà hoạt động bị nghi ngờ là gởi vũ khí đến cho các phiến quân.
Nhiều người Hồi Giáo Sunni ở Libăng có cảm tình với cuộc nổi dậy kéo dài 15 tháng nay của người đa số Sunni tại Syria. Mặt khác, những người Libăng thuộc nhánh Hồi Giáo Shia và chi nhánh Alawite ủng hộ chính phủ Syria.
Người Hồi Giáo Sunni ở Libăng cũng bất bình về việc binh sĩ Syria vượt biên giới sang Libăng. Những người này tố cáo lực lượng Syria bắt cóc và nổ súng vào những người Libăng bị nghi là giúp đỡ phiến quân Syria.
Những cuộc biểu tình hàng tuần
Những người Sunni tổ chức những cuộc biểu tình hàng tuần tại Tripoli để phản đối điều họ gọi là sự ủng hộ của chính phủ Libăng đối với chính phủ Assad.
Ông Hussein Ali, thợ điện, tham dự cuộc biểu tình mới đây nói từ trước tới nay vẫn có những vấn đề giữa người Shia, Alawite và Sunni. Tuy nhiên ông nói thêm có nhiều người từ bên ngoài cố tình gây xáo trộn.
Cách xa một kilômét, bên đường ranh bên kia của cuộc chiến đánh dấu bằng những tòa nhà đầy vết đạn và những căn hộ cháy xém, là khu của cộng đồng người Alawite nhỏ hơn nhiều ở Tripoli.
Hình ảnh của ông Assad và người cha quá cố là ông Hafer al-Assad được vẽ trên tường dọc theo những đường phố chật hẹp.
Lãnh tụ cộng đồng Ali Fouda nói một số người Sunni, nhất là những phần tử chủ chiến Hồi Giáo, đang lợi dụng cuộc tranh chấp tại Syria để gây bất ổn ở miền bắc Libăng. Ông nói một số người tại Libăng xem những gì đang xảy ra tại Syria là cuộc chiến của họ.
Ông nói: “Chúng tôi tự hỏi tại sao họ can thiệp vào những vấn đề của Syria.”
Phiến quân Syria được biết đã nhận vũ khí từ những người ủng hộ tại Libăng và các nước Ả Rập khác. Có tin chính phủ Syria cũng nhận được vũ khí từ đồng minh Iran và Nga thông qua Hezbollah, một nhóm chủ chiến Libăng.
Ông Rami Khouri, người đứng đầu Viện các Vấn đề Quốc tế thuộc trường đại học American University ở Beirut, nói luôn luôn có những mối liên hệ giáo phái giữa Syria và Libăng.
Ông nói: “Những xáo trộn được cảm nhận hầu hết tại khu vực Tripoli vì tại đây có cộng đồng Alawite và có một số cộng đồng mạnh Sunni-Salafi hay những cộng đồng chống chế độ Syria, và cũng có những vụ nổ súng nhưng rất ngắn ngủi.”
Đặc sứ của Liên Hiệp Quốc và Liên đoàn Ả Rập Kofi Annan mới đây đã đến thăm vùng này và tỏ ý lo ngại là cuộc tranh chấp Syria đang lan rộng.
Ông Annan nói: “Cuộc khủng hoảng đang lan rộng trong vùng dưới hình thức căng thẳng và những biến cố xuyên biên giới, bắt cóc công dân và người nước ngoài và luồng sóng những người tị nạn chạy sang các nước láng giềng. Tôi cảm thấy những nước láng giềng sát bên lo ngại rất nhiều trong những vụ tham khảo của tôi trong những ngày gần đây.”
Buôn lậu vũ khí
Ông Nadim Houry, người đứng đầu Tổ chức theo dõi Nhân quyền tại đây nói chính phủ Libăng đang nỗ lực hạn chế buôn lậu vũ khí và có một chính sách trung lập chính thức.
Ông Houri nói: “Nhưng nói thẳng ra đây chỉ là cách che đậy bởi vì chính phủ Libăng không thống nhất. Và đằng sau lời tuyên bố đó, có những tổ chức chính trị lớn khác nhau ở về cả hai phía và chẳng trung lập chút nào.”
Miền bắc Libăng là một vùng nghèo nàn với một lịch sử buôn lậu. Người Sunny tại đây cảm thấy bị gạt ra ngoài lề xã hội và những cơ hội kinh tế.
Ông Houry nói : “Hiện nay có sự trộn lộn tất cả những yếu tố này và một sự cực đoan hóa tại cộng đồng này do được nghe những điều kinh khủng xảy ra tại Syria và đôi khi nghe một phần của chính phủ Libăng ủng hộ chính phủ Syria.
Dù vậy, giáo sư Hillal Khashem thuộc trường đại học Hoa Kỳ tại Beirut không tin rằng hệ quả tai hại của tình hình Syria sẽ làm cho những xáo trộn bùng nổ tại Libăng.
Giáo sư Khashem nói: “Tôi không dự kiến tình hình an ninh lên đến mức báo động bởi vì nhiều thành phần khác nhau trong hệ thống chính phủ Libăng hiểu rõ ảnh hưởng của tình trạng mất an ninh và bất ổn định.”
Ông Khashem nói các nhà lãnh đạo Libăng nhớ đến cuộc nội chiến và nhanh chóng đáp ứng với bất cứ một diễn biến nào. Chính phủ đã tăng cường quân đội tại Tripoli kể từ khi xảy ra những vụ đụng độ hồi gần đây.
Các nhà phân tích cũng ghi nhận là Nga và Trung Quốc từ chối ủng hộ những nỗ lực của phương Tây để lật đổ ông Assad. Hậu quả là cuộc tranh chấp tại Syria đang làm trầm trọng thêm những căng thẳng không những chỉ trong khu vực mà còn trên toàn thế giới nữa.
Những cuộc giao tranh trong đêm trong hai vụ gần đây làm 25 người thiệt mạng tại Tripoli và làm hơn 60 người khác bị thương. Bạo động lan đến Beirut với hai người thiệt mạng trong một diễn biến.
Những cuộc đụng độ tại Beirut phát sinh từ vụ giết hại một giáo sĩ Sunni, người được xem như tích cực hỗ trợ phiến quân chống lại Tổng thống Bashar al-Assad tại nước láng giềng Syria. Bạo động tại Tripoli nẩy sinh một phần vì vụ bắt giữ một nhà hoạt động bị nghi ngờ là gởi vũ khí đến cho các phiến quân.
Nhiều người Hồi Giáo Sunni ở Libăng có cảm tình với cuộc nổi dậy kéo dài 15 tháng nay của người đa số Sunni tại Syria. Mặt khác, những người Libăng thuộc nhánh Hồi Giáo Shia và chi nhánh Alawite ủng hộ chính phủ Syria.
Người Hồi Giáo Sunni ở Libăng cũng bất bình về việc binh sĩ Syria vượt biên giới sang Libăng. Những người này tố cáo lực lượng Syria bắt cóc và nổ súng vào những người Libăng bị nghi là giúp đỡ phiến quân Syria.
Những cuộc biểu tình hàng tuần
Những người Sunni tổ chức những cuộc biểu tình hàng tuần tại Tripoli để phản đối điều họ gọi là sự ủng hộ của chính phủ Libăng đối với chính phủ Assad.
Ông Hussein Ali, thợ điện, tham dự cuộc biểu tình mới đây nói từ trước tới nay vẫn có những vấn đề giữa người Shia, Alawite và Sunni. Tuy nhiên ông nói thêm có nhiều người từ bên ngoài cố tình gây xáo trộn.
Cách xa một kilômét, bên đường ranh bên kia của cuộc chiến đánh dấu bằng những tòa nhà đầy vết đạn và những căn hộ cháy xém, là khu của cộng đồng người Alawite nhỏ hơn nhiều ở Tripoli.
Hình ảnh của ông Assad và người cha quá cố là ông Hafer al-Assad được vẽ trên tường dọc theo những đường phố chật hẹp.
Lãnh tụ cộng đồng Ali Fouda nói một số người Sunni, nhất là những phần tử chủ chiến Hồi Giáo, đang lợi dụng cuộc tranh chấp tại Syria để gây bất ổn ở miền bắc Libăng. Ông nói một số người tại Libăng xem những gì đang xảy ra tại Syria là cuộc chiến của họ.
Ông nói: “Chúng tôi tự hỏi tại sao họ can thiệp vào những vấn đề của Syria.”
Phiến quân Syria được biết đã nhận vũ khí từ những người ủng hộ tại Libăng và các nước Ả Rập khác. Có tin chính phủ Syria cũng nhận được vũ khí từ đồng minh Iran và Nga thông qua Hezbollah, một nhóm chủ chiến Libăng.
Ông Rami Khouri, người đứng đầu Viện các Vấn đề Quốc tế thuộc trường đại học American University ở Beirut, nói luôn luôn có những mối liên hệ giáo phái giữa Syria và Libăng.
Ông nói: “Những xáo trộn được cảm nhận hầu hết tại khu vực Tripoli vì tại đây có cộng đồng Alawite và có một số cộng đồng mạnh Sunni-Salafi hay những cộng đồng chống chế độ Syria, và cũng có những vụ nổ súng nhưng rất ngắn ngủi.”
Đặc sứ của Liên Hiệp Quốc và Liên đoàn Ả Rập Kofi Annan mới đây đã đến thăm vùng này và tỏ ý lo ngại là cuộc tranh chấp Syria đang lan rộng.
Ông Annan nói: “Cuộc khủng hoảng đang lan rộng trong vùng dưới hình thức căng thẳng và những biến cố xuyên biên giới, bắt cóc công dân và người nước ngoài và luồng sóng những người tị nạn chạy sang các nước láng giềng. Tôi cảm thấy những nước láng giềng sát bên lo ngại rất nhiều trong những vụ tham khảo của tôi trong những ngày gần đây.”
Buôn lậu vũ khí
Ông Nadim Houry, người đứng đầu Tổ chức theo dõi Nhân quyền tại đây nói chính phủ Libăng đang nỗ lực hạn chế buôn lậu vũ khí và có một chính sách trung lập chính thức.
Ông Houri nói: “Nhưng nói thẳng ra đây chỉ là cách che đậy bởi vì chính phủ Libăng không thống nhất. Và đằng sau lời tuyên bố đó, có những tổ chức chính trị lớn khác nhau ở về cả hai phía và chẳng trung lập chút nào.”
Miền bắc Libăng là một vùng nghèo nàn với một lịch sử buôn lậu. Người Sunny tại đây cảm thấy bị gạt ra ngoài lề xã hội và những cơ hội kinh tế.
Ông Houry nói : “Hiện nay có sự trộn lộn tất cả những yếu tố này và một sự cực đoan hóa tại cộng đồng này do được nghe những điều kinh khủng xảy ra tại Syria và đôi khi nghe một phần của chính phủ Libăng ủng hộ chính phủ Syria.
Dù vậy, giáo sư Hillal Khashem thuộc trường đại học Hoa Kỳ tại Beirut không tin rằng hệ quả tai hại của tình hình Syria sẽ làm cho những xáo trộn bùng nổ tại Libăng.
Giáo sư Khashem nói: “Tôi không dự kiến tình hình an ninh lên đến mức báo động bởi vì nhiều thành phần khác nhau trong hệ thống chính phủ Libăng hiểu rõ ảnh hưởng của tình trạng mất an ninh và bất ổn định.”
Ông Khashem nói các nhà lãnh đạo Libăng nhớ đến cuộc nội chiến và nhanh chóng đáp ứng với bất cứ một diễn biến nào. Chính phủ đã tăng cường quân đội tại Tripoli kể từ khi xảy ra những vụ đụng độ hồi gần đây.
Các nhà phân tích cũng ghi nhận là Nga và Trung Quốc từ chối ủng hộ những nỗ lực của phương Tây để lật đổ ông Assad. Hậu quả là cuộc tranh chấp tại Syria đang làm trầm trọng thêm những căng thẳng không những chỉ trong khu vực mà còn trên toàn thế giới nữa.