Giới hữu trách Việt Nam tiếp tục giữ im lặng trước yêu cầu của người thân xin được thăm gặp hoặc được thông tin về tình trạng của một nhà bất đồng chính kiến đã tuyệt thực đến ngày thứ 18 trong trại giam để phản đối sự ngược đãi và vi phạm nhân quyền của chính quyền Hà Nội.
Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, người đang thọ án 7 năm tù về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” vì các hoạt động kêu gọi dân chủ-đa đảng tại Việt Nam, tuyên bố bắt đầu tuyệt thực hôm 27/5.
Trao đổi với VOA Việt ngữ tối ngày 13/6, luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, vợ ông Vũ, cho biết đã làm đơn kêu cứu, khiếu nại khắp nơi, nhưng các nỗ lực của bà hoàn toàn vô vọng.
Luật sư Dương Hà: Tôi không còn cách nào để biết được tình hình sức khỏe và tình trạng hiện tại của anh ấy như thế nào. Vì tôi không còn tiêu chuẩn vào thăm, nên hôm 10/6, tôi có làm đơn lên Tổng Cục 8 xin làm luật sư cho anh ấy để được vào thăm. Thế nhưng, Tổng Cục 8 đã thẳng thừng từ chối rồi. Tôi liên lạc với ông Giám thị trại giam số 5 xin được vào thăm chồng tôi, ông ấy bảo tiêu chuẩn tôi hết rồi nên ông ấy không giải quyết.
VOA: Chị nói “hết tiêu chuẩn thăm gặp” nghĩa là đến đầu tháng 7 chị mới được vào thăm lại?
Luật sư Dương Hà: Vâng, đúng thế.
VOA: Họ không cho thăm gặp, nhưng chị có yêu cầu họ thông báo tình hình của Tiến sĩ Vũ hiện nay trong thời gian ông tuyệt thực ra sao không?
Luật sư Dương Hà: Từ hôm ấy đến nay tôi liên tục liên lạc với ông Giám thị hỏi cho biết tình hình, nhưng ông ấy đều lặng thinh. Mấy hôm nay họ không trả lời gì hết. Họ im luôn.
VOA: Sự im lặng đó, về mặt pháp lý, có thể khiếu nại ở đâu? Trong tình trạng một người tù đang tuyệt thực trong tuyệt vọng trong thời gian kéo dài như vậy, người nhà có quyền yêu cầu được thông báo, phải không thưa luật sư?
Luật sư Dương Hà: Đúng là như thế, nhưng những đơn thư tố cáo của tôi đã gửi cũng chẳng có ai trả lời. Đúng ra là từ ngày chồng tôi bị bắt đến giờ, tôi cũng chưa nhận được một hồi âm nào. Trong thời gian này, đơn tố cáo, đơn kêu cứu tôi đều làm. Tất cả những gì làm được, tôi đều đã làm. Dù họ không trả lời, nhưng tôi vẫn làm tất cả mọi thứ để may ra, một lúc nào đấy, có thể lương tâm người ta thức tỉnh, có thể người ta trả lời cho biết chồng tôi hiện ra làm sao. Vô vọng, nhưng tôi vẫn cứ làm. Cho đến giờ phút này, tôi vẫn chưa có một thông tin gì từ chồng tôi cả. Còn chuyện tố cáo tiếp, tôi đã và sẽ làm, nhưng không biết kết quả đi đến đâu, về đâu. Tình hình sức khỏe của chồng tôi hiện tại rất đáng lo ngại. Một người khỏe mạnh, với 18-19 ngày tuyệt thực thế này cũng đã kiệt quệ sức lực rồi, huống hồ anh Cù Huy Hà Vũ còn có bệnh tim và thêm các bệnh về huyết áp phát sinh trong tù nữa. Anh ấy lại không được làm xét nghiệm cụ thể, cho nên, còn những bệnh gì nữa mình cũng chưa biết hết được. Cho nên, rất nguy hiểm và rất lo lắng. Gia đình tôi bây giờ không còn bấu víu được vào đâu cả.
VOA: Trong trường hợp này, theo chị, cơ quan hữu trách nào buộc phải can thiệp và giải quyết việc này?
Luật sư Dương Hà: Tôi nghĩ Bộ Công an và Tổng Cục 8, Tổng Cục Cảnh sát Thi hành Án và Hỗ trợ Tư pháp. Hiện các nhân sĩ trí thức cũng đã gửi đơn yêu cầu ngày 14/6 được gặp Bộ trưởng hoặc Cục trưởng Tổng Cục 8, nơi trực tiếp quản lý trại giam, để chất vấn về vụ việc của chồng tôi.
Tối cùng ngày, chúng tôi liên lạc với ông Lê Duy Sáu, Phó Giám thị trại giam, trưởng phụ trách phân trại K3 nơi Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đang bị giam giữ, để hỏi thăm thông tin về tình trạng của tù nhân đang tuyệt thực này, nhưng vị giám thị không hồi đáp câu hỏi và gác máy giữa chừng.
VOA: Chúng tôi xin phép được gặp Phó Giám thị Lê Duy Sáu.
Giám thị trại giam Lê Duy Sáu: Vâng, xin lỗi ai đấy?
VOA: Chúng tôi gọi từ đài VOA. Xin hỏi ông tù nhân Cù Huy Hà Vũ đã ngưng tuyệt thực chưa, thưa ông?
Giám thị trại giam Lê Duy Sáu: Xin lỗi việc này tôi chưa trả lời với chị nhé. Tôi không rõ chị ở đâu cả nhé.
VOA: Chúng tôi gọi từ đài VOA thưa ông.
Giám thị trại giam Lê Duy Sáu: Xin lỗi chị muốn hỏi việc gì mời chị đến đơn vị, chúng tôi trả lời.
VOA: Chúng tôi là cơ quan truyền thông muốn ghi nhận thông tin từ…
Giám thị trại giam Lê Duy Sáu: Xin lỗi chị có gì đó mời chị đến tại cơ quan. Tôi không trả lời trên…(tiếng cúp máy)
Trong khi đó, một loạt các cuộc tuyệt thực cá nhân và tập thể đang được tiến hành cả trong lẫn ngoài nước để ủng hộ nhà đấu tranh dân chủ Cù Huy Hà Vũ, phản đối và tố cáo các hành vi vi phạm nhân quyền của Việt Nam.
Sau khi bác sĩ bất đồng chính kiến Phạm Hồng Sơn tuyên bố đồng tuyệt thực 7 ngày ủng hộ tinh thần tiến sĩ Hà Vũ, nhiều người khác cũng đã nhập cuộc. Trong số này có cựu tù nhân lương tâm Phạm Thanh Nghiên và facebooker Nguyễn Văn Dũng từng tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc.
Ở hải ngoại, nhà hoạt động cổ xúy cho nhân quyền Việt Nam người Mỹ gốc Việt, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân, vừa chấm dứt cuộc tuyệt thực 2 ngày trước Tòa Bạch Ốc chiều 12/6.
Hiện đã xuất hiện nhiều lời kêu gọi tổ chức các cuộc tuyệt thực tập thể tại hai miền Nam-Bắc tiểu bang California (Hoa Kỳ), nơi tập trung nhiều người Việt sinh sống nhất, cũng như tại thành phố Houston, bang Texas, nơi có đông người Việt hàng thứ nhì ở Mỹ.
Các địa điểm tập trung tuyệt thực bao gồm trước các văn phòng lãnh sự quán Việt Nam tại Hoa Kỳ và ngay khu Phước Lộc Thọ, trung tâm mua sắm lớn nhất của người Việt ở Mỹ ở Little Sài Gòn, nơi được mệnh danh là thủ đô của người Việt tị nạn.
Nhà đấu tranh dân chủ Đỗ Thành Công, người khởi xướng cuộc tuyệt thực trước tòa lãnh sự Việt Nam ở thành phố San Francisco, Bắc bang California, nói với VOA Việt ngữ:
“Cuộc tuyệt thực sẽ ngay trước tòa lãnh sự của cộng sản Việt Nam ở San Francisco số 1700 đường California. Họ không cho phép dựng lều trại, cho nên chúng tôi sẽ ngồi trước tòa lãnh sự và chấp nhận nắng mưa. Anh Hà Vũ trong tù không còn sự chọn lựa nào hơn ngoài mạng sống của anh để bày tỏ thái độ phản kháng ôn hòa. Cá nhân tôi đã từng thực hiện điều như anh Vũ. Vì vậy, tôi hiểu rõ tâm tư của anh. Tôi cùng tuyệt thực với anh để gióng lên tiếng chuông cảnh báo với đồng bào trong và ngoài nước và quốc tế rằng sự tuyệt thực của anh Vũ, nếu không giải quyết, có thể dẫn tới tình trạng thiệt mạng. Tôi chọn phương pháp này vì nghĩ rằng nó sẽ hiệu quả, vừa mang tính ôn hòa vừa gây ra được sự lưu tâm của quốc tế về tình trạng anh Vũ để cảnh báo thế giới biết về tình trạng ngược đãi tù nhân chính trị tại Việt Nam.”
Các cuộc tuyệt thực tập thể dự kiến sẽ đồng loạt diễn ra vào ngày 14/6, kéo dài từ 1 đến 3 ngày.
Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, người đang thọ án 7 năm tù về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” vì các hoạt động kêu gọi dân chủ-đa đảng tại Việt Nam, tuyên bố bắt đầu tuyệt thực hôm 27/5.
Trao đổi với VOA Việt ngữ tối ngày 13/6, luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, vợ ông Vũ, cho biết đã làm đơn kêu cứu, khiếu nại khắp nơi, nhưng các nỗ lực của bà hoàn toàn vô vọng.
Luật sư Dương Hà: Tôi không còn cách nào để biết được tình hình sức khỏe và tình trạng hiện tại của anh ấy như thế nào. Vì tôi không còn tiêu chuẩn vào thăm, nên hôm 10/6, tôi có làm đơn lên Tổng Cục 8 xin làm luật sư cho anh ấy để được vào thăm. Thế nhưng, Tổng Cục 8 đã thẳng thừng từ chối rồi. Tôi liên lạc với ông Giám thị trại giam số 5 xin được vào thăm chồng tôi, ông ấy bảo tiêu chuẩn tôi hết rồi nên ông ấy không giải quyết.
VOA: Chị nói “hết tiêu chuẩn thăm gặp” nghĩa là đến đầu tháng 7 chị mới được vào thăm lại?
Luật sư Dương Hà: Vâng, đúng thế.
VOA: Họ không cho thăm gặp, nhưng chị có yêu cầu họ thông báo tình hình của Tiến sĩ Vũ hiện nay trong thời gian ông tuyệt thực ra sao không?
Luật sư Dương Hà: Từ hôm ấy đến nay tôi liên tục liên lạc với ông Giám thị hỏi cho biết tình hình, nhưng ông ấy đều lặng thinh. Mấy hôm nay họ không trả lời gì hết. Họ im luôn.
Từ hôm ấy đến nay tôi liên tục liên lạc với ông Giám thị hỏi cho biết tình hình, nhưng ông ấy đều lặng thinh. Mấy hôm nay họ không trả lời gì hết. Họ im luôn...Luật sư Dương Hà.
Luật sư Dương Hà: Đúng là như thế, nhưng những đơn thư tố cáo của tôi đã gửi cũng chẳng có ai trả lời. Đúng ra là từ ngày chồng tôi bị bắt đến giờ, tôi cũng chưa nhận được một hồi âm nào. Trong thời gian này, đơn tố cáo, đơn kêu cứu tôi đều làm. Tất cả những gì làm được, tôi đều đã làm. Dù họ không trả lời, nhưng tôi vẫn làm tất cả mọi thứ để may ra, một lúc nào đấy, có thể lương tâm người ta thức tỉnh, có thể người ta trả lời cho biết chồng tôi hiện ra làm sao. Vô vọng, nhưng tôi vẫn cứ làm. Cho đến giờ phút này, tôi vẫn chưa có một thông tin gì từ chồng tôi cả. Còn chuyện tố cáo tiếp, tôi đã và sẽ làm, nhưng không biết kết quả đi đến đâu, về đâu. Tình hình sức khỏe của chồng tôi hiện tại rất đáng lo ngại. Một người khỏe mạnh, với 18-19 ngày tuyệt thực thế này cũng đã kiệt quệ sức lực rồi, huống hồ anh Cù Huy Hà Vũ còn có bệnh tim và thêm các bệnh về huyết áp phát sinh trong tù nữa. Anh ấy lại không được làm xét nghiệm cụ thể, cho nên, còn những bệnh gì nữa mình cũng chưa biết hết được. Cho nên, rất nguy hiểm và rất lo lắng. Gia đình tôi bây giờ không còn bấu víu được vào đâu cả.
VOA: Trong trường hợp này, theo chị, cơ quan hữu trách nào buộc phải can thiệp và giải quyết việc này?
Luật sư Dương Hà: Tôi nghĩ Bộ Công an và Tổng Cục 8, Tổng Cục Cảnh sát Thi hành Án và Hỗ trợ Tư pháp. Hiện các nhân sĩ trí thức cũng đã gửi đơn yêu cầu ngày 14/6 được gặp Bộ trưởng hoặc Cục trưởng Tổng Cục 8, nơi trực tiếp quản lý trại giam, để chất vấn về vụ việc của chồng tôi.
Tối cùng ngày, chúng tôi liên lạc với ông Lê Duy Sáu, Phó Giám thị trại giam, trưởng phụ trách phân trại K3 nơi Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đang bị giam giữ, để hỏi thăm thông tin về tình trạng của tù nhân đang tuyệt thực này, nhưng vị giám thị không hồi đáp câu hỏi và gác máy giữa chừng.
VOA: Chúng tôi xin phép được gặp Phó Giám thị Lê Duy Sáu.
Giám thị trại giam Lê Duy Sáu: Vâng, xin lỗi ai đấy?
VOA: Chúng tôi gọi từ đài VOA. Xin hỏi ông tù nhân Cù Huy Hà Vũ đã ngưng tuyệt thực chưa, thưa ông?
Giám thị trại giam Lê Duy Sáu: Xin lỗi việc này tôi chưa trả lời với chị nhé. Tôi không rõ chị ở đâu cả nhé.
VOA: Chúng tôi gọi từ đài VOA thưa ông.
Giám thị trại giam Lê Duy Sáu: Xin lỗi chị muốn hỏi việc gì mời chị đến đơn vị, chúng tôi trả lời.
VOA: Chúng tôi là cơ quan truyền thông muốn ghi nhận thông tin từ…
Giám thị trại giam Lê Duy Sáu: Xin lỗi chị có gì đó mời chị đến tại cơ quan. Tôi không trả lời trên…(tiếng cúp máy)
Trong khi đó, một loạt các cuộc tuyệt thực cá nhân và tập thể đang được tiến hành cả trong lẫn ngoài nước để ủng hộ nhà đấu tranh dân chủ Cù Huy Hà Vũ, phản đối và tố cáo các hành vi vi phạm nhân quyền của Việt Nam.
Sau khi bác sĩ bất đồng chính kiến Phạm Hồng Sơn tuyên bố đồng tuyệt thực 7 ngày ủng hộ tinh thần tiến sĩ Hà Vũ, nhiều người khác cũng đã nhập cuộc. Trong số này có cựu tù nhân lương tâm Phạm Thanh Nghiên và facebooker Nguyễn Văn Dũng từng tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc.
Tôi cùng tuyệt thực với anh để gióng lên tiếng chuông cảnh báo với đồng bào trong và ngoài nước và quốc tế. Tôi chọn phương pháp này vì nghĩ rằng nó sẽ hiệu quả, vừa mang tính ôn hòa vừa gây được sự lưu tâm của quốc tế về tình trạng ngược đãi tù nhân chính trị tại Việt Nam...Ông Ðỗ Thành Công.
Hiện đã xuất hiện nhiều lời kêu gọi tổ chức các cuộc tuyệt thực tập thể tại hai miền Nam-Bắc tiểu bang California (Hoa Kỳ), nơi tập trung nhiều người Việt sinh sống nhất, cũng như tại thành phố Houston, bang Texas, nơi có đông người Việt hàng thứ nhì ở Mỹ.
Các địa điểm tập trung tuyệt thực bao gồm trước các văn phòng lãnh sự quán Việt Nam tại Hoa Kỳ và ngay khu Phước Lộc Thọ, trung tâm mua sắm lớn nhất của người Việt ở Mỹ ở Little Sài Gòn, nơi được mệnh danh là thủ đô của người Việt tị nạn.
Nhà đấu tranh dân chủ Đỗ Thành Công, người khởi xướng cuộc tuyệt thực trước tòa lãnh sự Việt Nam ở thành phố San Francisco, Bắc bang California, nói với VOA Việt ngữ:
“Cuộc tuyệt thực sẽ ngay trước tòa lãnh sự của cộng sản Việt Nam ở San Francisco số 1700 đường California. Họ không cho phép dựng lều trại, cho nên chúng tôi sẽ ngồi trước tòa lãnh sự và chấp nhận nắng mưa. Anh Hà Vũ trong tù không còn sự chọn lựa nào hơn ngoài mạng sống của anh để bày tỏ thái độ phản kháng ôn hòa. Cá nhân tôi đã từng thực hiện điều như anh Vũ. Vì vậy, tôi hiểu rõ tâm tư của anh. Tôi cùng tuyệt thực với anh để gióng lên tiếng chuông cảnh báo với đồng bào trong và ngoài nước và quốc tế rằng sự tuyệt thực của anh Vũ, nếu không giải quyết, có thể dẫn tới tình trạng thiệt mạng. Tôi chọn phương pháp này vì nghĩ rằng nó sẽ hiệu quả, vừa mang tính ôn hòa vừa gây ra được sự lưu tâm của quốc tế về tình trạng anh Vũ để cảnh báo thế giới biết về tình trạng ngược đãi tù nhân chính trị tại Việt Nam.”
Các cuộc tuyệt thực tập thể dự kiến sẽ đồng loạt diễn ra vào ngày 14/6, kéo dài từ 1 đến 3 ngày.