‘Cú giáng đối với Thủ tướng Việt Nam’, ‘Thủ tướng Việt Nam bị cảnh cáo’ hay ‘Thủ tướng Việt Nam thoát hiểm’ là những hàng tít mà các hãng thông tấn quốc tế viết về cuộc bỏ phiếu tín nhiệm mới đây đối với 47 giới chức trong nước.
160 đại biểu, tức một phần ba quốc hội Việt Nam, đã đánh giá ‘tín nhiệm thấp’ đối với ông Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc bỏ phiếu chưa có tiền lệ hôm 10/6.
Trả lời VOA Việt Ngữ, đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc nói rằng kết quả công khai phản ánh đúng thực tế và các cá nhân hiện đảm nhận các lĩnh vực đang được coi là nóng, gây nhiều bức xúc nhất thì nhận được số phiếu tín nhiệm thấp nhiều hơn.
“Đương nhiên, ông Thủ tướng là người đứng đầu của chính phủ thì trách nhiệm cũng nặng nề nhất. Tôi thấy ở các nước cũng vậy thôi. Khi họ tín nhiệm hay không tín nhiệm thì chủ yếu là người đứng đầu nội các. Cho nên số phiếu tín nhiệm thấp của ông thủ tướng nhiều thì tôi nghĩ không có gì đáng lạ cả", ông Quốc nói.
"Nhưng mà tôi nghĩ rằng hoàn toàn không nên hiểu theo nghĩa là thoát hiểm bởi vì cách tổ chức lấy phiếu thế này nó cũng đảm bảo độ an toàn rất cao cho các vị, cho các đối tượng được lấy phiếu là các nhà lãnh đạo. Nhưng dẫu sao các con số ấy cũng là những thông điệp có ý nghĩa đối với thủ tướng cũng như các thành viên của chính phủ cũng như các đối tượng dân cử”.
Cuộc bỏ phiếu được chia làm ba mức khác nhau: tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp. Chủ tịch Quốc hội Việt Nam được trích lời nói rằng ‘chưa nước nào thực hiện như vậy cả’.
Cựu đại biểu quốc hội Nguyễn Minh Thuyết cho rằng kết quả ‘có thể dự báo trước được rằng tất cả các vị được đưa ra để lấy phiếu tín nhiệm thì đều vượt qua được cuộc bỏ phiếu’.
Nhận xét về một số ý kiến trong công chúng cho rằng việc đánh giá tín nhiệm đồng đều như vậy không có nhiều ý nghĩa, ông Quốc nói: “Lúc đầu tôi cũng có suy nghĩ về chuyện hòa cả làng, tức là không ai bị suy suyển vị trí lãnh đạo cả, nhưng mà tôi cho rằng đối với hoàn cảnh Việt Nam, đối với cơ cấu của Quốc hội Việt Nam, trong đó có một tỷ lệ rất cao hơn 90% là đảng viên, rồi có cả thành phần là hành pháp, thì dẫu sao nữa nó cũng là tín hiệu đáng ghi nhận và chúng tôi muốn nhấn mạnh tới yếu tố là nó được tổ chức rất minh bạch, công khai”.
Đại biểu quốc hội kỳ cựu này cũng cho rằng mặt tích cực của cuộc bỏ phiếu ‘đáng được ghi nhận’ nếu nhìn trong một tiến trình và trong hoàn cảnh lịch sử của Việt Nam, khi mà việc đánh giá các lãnh đạo cao cấp chưa từng được thực hiện.
Ông Quốc cũng nói rằng cuộc bỏ phiếu là một bước tiến về mặt dân chủ: “Nếu mà tác động một cách toàn cục thì tôi nghĩ là chưa, nhưng mà ít nhất nó cũng tạo ra được một hiệu ứng vì sau cuộc bỏ phiếu này thì sẽ bỏ phiếu đến tất cả các thành viên được dân bầu ở cấp địa phương rồi có thể trong đảng cũng sẽ tổ chức như thế. Như thế nó cũng là một cơ hội để người ta đánh giá tương đối khách quan hơn”.
Một độc giả tên Lotan từ Việt Nam gửi ý kiến tới VOA Việt Ngữ, cho rằng việc lấy ý kiến như vậy ‘không giải quyết được vấn đề, tức không thay đổi để cho người thật sự có tài lãnh đạo đất nước, nhưng trái lại nó làm cho sự chia rẽ, đấu đá theo phe nhóm càng trầm trọng hơn’.
Trong khi đó, ông Thuyết nhận định với VOA Việt Ngữ rằng cuộc bỏ phiếu ‘là bước đầu tiên thể hiện quyền của quốc hội và tác động của quốc hội tới đời sống chính trị trong nước, chứ nó cũng chưa phải là một cái bước tiến gì xa lắm’.
Ông Thuyết cho rằng những người bị đánh giá thấp sẽ phải ‘tự soi lại mình’ để đáp ứng nhu cầu của nhân dân tốt hơn.
Ồng nói: “Tôi nghĩ rằng qua cuộc bỏ phiếu này thì những người mà được quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm cũng tự nhận thấy được mức độ tín nhiệm của các thành viên quốc hội, tức là những người đại diện cho dân chúng đối với mình".
Cựu đại biểu nói thêm: "Tôi nghĩ rằng về mặt tác động thì ít nhất nó cũng giúp cho các vị được bỏ phiếu tín nhiệm nhìn nhận đúng hơn về dư luận, về quan điểm của người dân, của đại biểu quốc hội đối với công việc của mình và sẽ phải có hành động nhất định để cải thiện sự tín nhiệm của đại biểu quốc hội cũng như của người dân đối với mình. Đó là tác động đối với các vị giữ các chức vụ đó và nếu nói rộng hơn đó cũng là tác động đối với chính trường Việt Nam”.
Giới chức nhận được số phiếu tín nhiệm thấp nhiều nhất là Thống đốc ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình, và người nhận được số phiếu tín nhiệm cao nhiều nhất là Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Một ngày sau khi kết quả được công bố, báo chí trong nước dẫn lời Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo Phạm Vũ Luận nói rằng ông ‘đang rất buồn’ khi trở thành người nhận được số phiếu tín nhiệm thấp nhiều thứ hai.
Tuy nhiên, các báo mạng sau đó đồng loạt gỡ tin này xuống mà không nêu rõ lý do.
160 đại biểu, tức một phần ba quốc hội Việt Nam, đã đánh giá ‘tín nhiệm thấp’ đối với ông Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc bỏ phiếu chưa có tiền lệ hôm 10/6.
Trả lời VOA Việt Ngữ, đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc nói rằng kết quả công khai phản ánh đúng thực tế và các cá nhân hiện đảm nhận các lĩnh vực đang được coi là nóng, gây nhiều bức xúc nhất thì nhận được số phiếu tín nhiệm thấp nhiều hơn.
“Đương nhiên, ông Thủ tướng là người đứng đầu của chính phủ thì trách nhiệm cũng nặng nề nhất. Tôi thấy ở các nước cũng vậy thôi. Khi họ tín nhiệm hay không tín nhiệm thì chủ yếu là người đứng đầu nội các. Cho nên số phiếu tín nhiệm thấp của ông thủ tướng nhiều thì tôi nghĩ không có gì đáng lạ cả", ông Quốc nói.
Nhưng mà tôi nghĩ rằng hoàn toàn không nên hiểu theo nghĩa là thoát hiểm bởi vì cách tổ chức lấy phiếu thế này nó cũng đảm bảo độ an toàn rất cao cho các vị, cho các đối tượng được lấy phiếu là các nhà lãnh đạo.Ông Dương Trung Quốc nói.
Cuộc bỏ phiếu được chia làm ba mức khác nhau: tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp. Chủ tịch Quốc hội Việt Nam được trích lời nói rằng ‘chưa nước nào thực hiện như vậy cả’.
Cựu đại biểu quốc hội Nguyễn Minh Thuyết cho rằng kết quả ‘có thể dự báo trước được rằng tất cả các vị được đưa ra để lấy phiếu tín nhiệm thì đều vượt qua được cuộc bỏ phiếu’.
Nhận xét về một số ý kiến trong công chúng cho rằng việc đánh giá tín nhiệm đồng đều như vậy không có nhiều ý nghĩa, ông Quốc nói: “Lúc đầu tôi cũng có suy nghĩ về chuyện hòa cả làng, tức là không ai bị suy suyển vị trí lãnh đạo cả, nhưng mà tôi cho rằng đối với hoàn cảnh Việt Nam, đối với cơ cấu của Quốc hội Việt Nam, trong đó có một tỷ lệ rất cao hơn 90% là đảng viên, rồi có cả thành phần là hành pháp, thì dẫu sao nữa nó cũng là tín hiệu đáng ghi nhận và chúng tôi muốn nhấn mạnh tới yếu tố là nó được tổ chức rất minh bạch, công khai”.
Đại biểu quốc hội kỳ cựu này cũng cho rằng mặt tích cực của cuộc bỏ phiếu ‘đáng được ghi nhận’ nếu nhìn trong một tiến trình và trong hoàn cảnh lịch sử của Việt Nam, khi mà việc đánh giá các lãnh đạo cao cấp chưa từng được thực hiện.
Ông Quốc cũng nói rằng cuộc bỏ phiếu là một bước tiến về mặt dân chủ: “Nếu mà tác động một cách toàn cục thì tôi nghĩ là chưa, nhưng mà ít nhất nó cũng tạo ra được một hiệu ứng vì sau cuộc bỏ phiếu này thì sẽ bỏ phiếu đến tất cả các thành viên được dân bầu ở cấp địa phương rồi có thể trong đảng cũng sẽ tổ chức như thế. Như thế nó cũng là một cơ hội để người ta đánh giá tương đối khách quan hơn”.
Tôi nghĩ rằng về mặt tác động thì ít nhất nó cũng giúp cho các vị được bỏ phiếu tín nhiệm nhìn nhận đúng hơn về dư luận, về quan điểm của người dân, của đại biểu quốc hội đối với công việc của mình và sẽ phải có hành động nhất định để cải thiện sự tín nhiệm của đại biểu quốc hội cũng như của người dân đối với mình.Cựu đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết nói.
Trong khi đó, ông Thuyết nhận định với VOA Việt Ngữ rằng cuộc bỏ phiếu ‘là bước đầu tiên thể hiện quyền của quốc hội và tác động của quốc hội tới đời sống chính trị trong nước, chứ nó cũng chưa phải là một cái bước tiến gì xa lắm’.
Ông Thuyết cho rằng những người bị đánh giá thấp sẽ phải ‘tự soi lại mình’ để đáp ứng nhu cầu của nhân dân tốt hơn.
Ồng nói: “Tôi nghĩ rằng qua cuộc bỏ phiếu này thì những người mà được quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm cũng tự nhận thấy được mức độ tín nhiệm của các thành viên quốc hội, tức là những người đại diện cho dân chúng đối với mình".
Cựu đại biểu nói thêm: "Tôi nghĩ rằng về mặt tác động thì ít nhất nó cũng giúp cho các vị được bỏ phiếu tín nhiệm nhìn nhận đúng hơn về dư luận, về quan điểm của người dân, của đại biểu quốc hội đối với công việc của mình và sẽ phải có hành động nhất định để cải thiện sự tín nhiệm của đại biểu quốc hội cũng như của người dân đối với mình. Đó là tác động đối với các vị giữ các chức vụ đó và nếu nói rộng hơn đó cũng là tác động đối với chính trường Việt Nam”.
Giới chức nhận được số phiếu tín nhiệm thấp nhiều nhất là Thống đốc ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình, và người nhận được số phiếu tín nhiệm cao nhiều nhất là Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Một ngày sau khi kết quả được công bố, báo chí trong nước dẫn lời Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo Phạm Vũ Luận nói rằng ông ‘đang rất buồn’ khi trở thành người nhận được số phiếu tín nhiệm thấp nhiều thứ hai.
Tuy nhiên, các báo mạng sau đó đồng loạt gỡ tin này xuống mà không nêu rõ lý do.