Trong danh sách các nước bỏ tù nhiều ký giả nhất trên thế giới, Việt Nam hiện đứng thứ sáu, với 14 nhà báo đang bị giam cầm. Đó là kết quả vừa công bố trong báo cáo đặc biệt của Ủy ban Bảo vệ Ký giả CPJ có trụ sở tại Mỹ.
CPJ nói trong những năm gần đây, Việt Nam đang tăng cường chiến dịch đàn áp các ngòi bút chỉ trích nhà nước, đặc biệt là những nhà báo trên mạng.
Theo CPJ, đa số các nhà báo tại Việt Nam bị bỏ tù vì tội danh chống nhà nước liên quan tới các bài viết về các vấn đề chính trị nhạy cảm như quan hệ Việt-Trung và cách chính quyền hành xử với cộng đồng Công giáo.
Ông Bob Dietz, phụ trách khu vực Á Châu trong CPJ, phát biểu với VOA Việt ngữ:
“Chúng tôi theo dõi tình hình tại Việt Nam bấy lâu nay. Chúng tôi có bản phúc trình về tình hình đàn áp ký giả tại Việt Nam trong năm nay và đã gửi thư cho chính quyền Hà Nội đính kèm danh sách các nhà báo bị cầm tù để kêu gọi họ xem xét lại. Dĩ nhiên họ không hồi đáp. Nếu Việt Nam muốn trỗi lên thành một xã hội tiến bộ, một nền kinh tế năng động và phát triển, cần phải có luồng thông tin tự do trong đó bao gồm các thông tin chỉ trích nhà nước. Chúng tôi đang nỗ lực thúc đẩy Hà Nội để họ phải học hỏi và chấp nhận rằng người dân phải có quyền tự do ngôn luận.”
CPJ cho biết trong năm 2012 này, số nhà báo trên toàn cầu bị cầm tù lên tới mức cao kỷ lục.
Tính đến đầu tháng 12, cả thế giới có 232 ký giả hay phóng viên ảnh bị giam cầm tại 27 quốc gia, tức là tăng 53 người so với số liệu của năm ngoái, và là con số cao nhất kể từ khi CPJ bắt đầu công tác thống kê từ năm 1990 tới nay.
Đứng đầu danh sách các nước bỏ tù nhiều ký giả nhất là Thổ Nhĩ Kỳ. Theo sau là Iran. Trung Quốc xếp hạng ba. Các nước còn lại trong top ten, ngoài Việt Nam, còn có Eritrea, Syria, Azerbaijan, Ethiopia, Uzbekistan, và Ả Rập Xê-Út.
CPJ nói trong những năm gần đây, Việt Nam đang tăng cường chiến dịch đàn áp các ngòi bút chỉ trích nhà nước, đặc biệt là những nhà báo trên mạng.
Theo CPJ, đa số các nhà báo tại Việt Nam bị bỏ tù vì tội danh chống nhà nước liên quan tới các bài viết về các vấn đề chính trị nhạy cảm như quan hệ Việt-Trung và cách chính quyền hành xử với cộng đồng Công giáo.
Ông Bob Dietz, phụ trách khu vực Á Châu trong CPJ, phát biểu với VOA Việt ngữ:
“Chúng tôi theo dõi tình hình tại Việt Nam bấy lâu nay. Chúng tôi có bản phúc trình về tình hình đàn áp ký giả tại Việt Nam trong năm nay và đã gửi thư cho chính quyền Hà Nội đính kèm danh sách các nhà báo bị cầm tù để kêu gọi họ xem xét lại. Dĩ nhiên họ không hồi đáp. Nếu Việt Nam muốn trỗi lên thành một xã hội tiến bộ, một nền kinh tế năng động và phát triển, cần phải có luồng thông tin tự do trong đó bao gồm các thông tin chỉ trích nhà nước. Chúng tôi đang nỗ lực thúc đẩy Hà Nội để họ phải học hỏi và chấp nhận rằng người dân phải có quyền tự do ngôn luận.”
CPJ cho biết trong năm 2012 này, số nhà báo trên toàn cầu bị cầm tù lên tới mức cao kỷ lục.
Tính đến đầu tháng 12, cả thế giới có 232 ký giả hay phóng viên ảnh bị giam cầm tại 27 quốc gia, tức là tăng 53 người so với số liệu của năm ngoái, và là con số cao nhất kể từ khi CPJ bắt đầu công tác thống kê từ năm 1990 tới nay.
Đứng đầu danh sách các nước bỏ tù nhiều ký giả nhất là Thổ Nhĩ Kỳ. Theo sau là Iran. Trung Quốc xếp hạng ba. Các nước còn lại trong top ten, ngoài Việt Nam, còn có Eritrea, Syria, Azerbaijan, Ethiopia, Uzbekistan, và Ả Rập Xê-Út.