Đường dẫn truy cập

Việt Nam quyết tâm theo đuổi đường lối độc đảng


Một số người Việt Nam cho rằng nếu thay đổi thể chế thì sẽ gây bất ổn định ở trong nước
Một số người Việt Nam cho rằng nếu thay đổi thể chế thì sẽ gây bất ổn định ở trong nước

Đảng Cộng sản Việt Nam đã loại bỏ khả năng từ bỏ thể chế độc đảng vào lúc đại hội đảng được tổ chức 5 năm một lần sẽ bắt đầu nhóm họp trong tuần này.

Hãng thông tấn Pháp trích lời ông Đinh Thế Huynh, Uỷ viên Trung ương Đảng và đồng thời là Tổng Biên tập Báo Nhân dân phát biểu trong một cuộc họp báo hôm thứ Hai rằng Việt Nam không có nhu cầu, và dứt khoát không đa nguyên, đa đảng".

Ông Huynh nói rằng “Việt Nam đã có lúc đa đảng, vào năm 1946, khi Việt Nam tiến hành cuộc tổng tuyển cử lần đầu tiên. Nhưng khi thực dân Pháp quay lại xâm lược đất nước thì chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân Việt Nam kháng chiến để bảo vệ tổ quốc. Và bây giờ thì Đảng Cộng sản Việt Nam đang tiếp tục lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành thắng lợi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.

Hãng thông tấn Pháp cũng bình luận rằng tại Việt Nam, những người công khai cổ vũ cho thể chế đa nguyên, đa đảng có thể bị bỏ tù, tuy nhiên các nước phương Tây thì nhận định rằng nếu Việt Nam cho phép người dân có quyền bày tỏ ý kiến một cách tự do hơn và có tự do về nhân quyền hơn thì điều đó sẽ hữu ích cho sự phát triển của Việt Nam.

Trong khi một số người Việt Nam cho rằng nếu thay đổi thể chế thì sẽ gây bất ổn định ở trong nước.

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 11, dự kiến sẽ được khai mạc vào ngày thứ Tư tuần này, cũng sẽ chọn các nhà lãnh đạo mới và đề ra các mục tiêu kinh tế xã hội trong 5 năm tới.

Theo hãng thông tấn Đức thì đại hội kỳ này diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao, các doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả và khoản thâm hụt thương mại khổng lồ.

Tuy nhiên, theo kinh tế gia Lê Đăng Doanh, cựu giám đốc Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương thì không có dấu hiệu cho thấy sẽ có sự thay đổi lớn về chính sách kinh tế tại kỳ đại hội lần này mặc dù đã có một số đề xuất thay đổi.

Về vấn đề nhân sự mới, theo một số nguồn tin mà các hãng thông tấn nước ngoài nhận được thì ông Nguyễn Tấn Dũng, có phần chắc sẽ tiếp tục giữ chức vụ thủ tướng thêm một nhiệm kỳ 5 năm nữa.

Trong khi ông Nguyễn Phú Trọng, hiện là chủ tịch Quốc hội Việt Nam, có thể sẽ giữ chức vụ tổng bí thư Đảng và ông Trương Tấn Sang sẽ giữ vị trí chủ tịch nước thay ông Nguyễn Minh Triết.

Nguồn: AFP, DPA

VOA Express

XS
SM
MD
LG