Đường dẫn truy cập

Việt Nam lép vế vụ ASEAN rút tuyên bố Biển Đông?


Ngoại trưởng các nước ASEAN tại Hội nghị ASEAN-Trung Quốc tại tỉnh Vân Nam, ngày 14/6/2016.
Ngoại trưởng các nước ASEAN tại Hội nghị ASEAN-Trung Quốc tại tỉnh Vân Nam, ngày 14/6/2016.

Chính quyền Hà Nội chưa lên tiếng việc các nước Đông Nam Á rút tuyên bố cứng rắn về biển Đông, trong khi có ý kiến nói tiếng nói của Việt Nam “thiếu trọng lượng” tại ASEAN.

Tuyên bố của khối gồm 10 nước thành viên được phát đi tối 14/6 sau cuộc gặp giữa các nhà ngoại giao ASEAN và Bắc Kinh tại tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, trong đó nhấn mạnh rằng tổ chức của khu vực Đông Nam Á “không thể phớt lờ những gì đang xảy ra ở biển Đông”.

Các quốc gia ASEAN “bày tỏ quan ngại thực sự về các diễn biến gần đây cũng như hiện nay, vốn gây xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng và có nguy cơ gây cản trở cho hòa bình, an ninh và ổn định ở biển Đông”.

Cái này cũng là chuyện cũ thôi. Không đồng thuận được thì không ra được tuyên bố chung. Tuyên bố cứng rắn đó, lên án việc xây đảo nhân tạo, ám chỉ Trung Quốc. Việc đó từng nước đã kết án rồi. Việt Nam, Hoa Kỳ và nhiều nước khác cũng đã tuyên bố rằng xây đảo nhân tạo không đúng luật pháp, Công ước Luật biển. Thành ra, việc rút lại, cũng chả có ý nghĩa gì nhiều, không phải là việc rút lui mà là việc các ông không đồng thuận với nhau thì không có tuyên bố chung nữa thôi.
Tiến sỹ Tạ Văn Tài, cựu giảng viên trường luật của Đại học Harvard, nói.

Giới quan sát cho rằng dù văn bản không nhắc tới Trung Quốc, người ta có thể thấy “bóng dáng của Bắc Kinh” ở trong đó, nhất là khi chính quyền quốc gia đông dân nhất thế giới thời gian qua cấp tập xây đảo nhân tạo ở biển Đông, gây quan ngại cho nhiều nước.

Tuy nhiên, thông cáo này đã bị rút lại, và có tin nói rằng Trung Quốc gây áp lực cho các thành viên ASEAN.

Tiến sỹ Tạ Văn Tài, cựu giảng viên trường luật của Đại học Harvard, nhận định về động thái của các thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á.

“Mấy nước ASEAN có theo nguyên tắc phải đồng thuận mới ra được tuyên bố chung. Mấy năm trước, khi Campuchia làm chủ tịch, cũng không ra được tuyên bố chung. Cái này cũng là chuyện cũ thôi. Không đồng thuận được thì không ra được tuyên bố chung. Tuyên bố cứng rắn đó, lên án việc xây đảo nhân tạo, ám chỉ Trung Quốc. Việc đó từng nước đã kết án rồi. Việt Nam, Hoa Kỳ và nhiều nước khác cũng đã tuyên bố rằng xây đảo nhân tạo không đúng luật pháp, Công ước Luật biển. Thành ra, việc rút lại, cũng chả có ý nghĩa gì nhiều, không phải là việc rút lui mà là việc các ông không đồng thuận với nhau thì không có tuyên bố chung nữa thôi”.

Tuyên bố đã rút của ASEAN còn có đoạn: “Chúng tôi nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc không quân sự hóa và tự chế trong mọi hoạt động, bao gồm cả cả việc lấn biển”.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng.

Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói rằng nếu ASEAN muốn chính thức đưa ra tuyên bố thì cần phải được tất cả các thành viên đồng thuận”, ám chỉ tới sự rạn nứt trong khối.

Đây không phải là lần đầu tiên ASEAN cho thấy có bất đồng trong khối. Hồi năm 2012, Hội nghị ngoại trưởng ASEAN ở Phnom Penh (Campuchia) không thể ra thông cáo chung, do không đạt đồng thuận về vấn đề biển Đông.

Khi được hỏi về ý kiến cho rằng tiếng nói của Việt Nam dường như “thiếu trọng lượng” ở ASEAN, tiến sỹ Tài, người từng nhiều năm nghiên cứu vấn đề biển Đông, nói thêm:

“Theo nguyên tắc đồng thuận, nếu một nước nói rằng tôi không đồng ý là không ra tuyên bố chung được. Cho nên, Việt Nam dù có là chủ tịch, hay tổng thư ký của tổ chức ASEAN mà không ra tuyên bố chung, không phải là sự yếu đuối của Việt Nam. Cơ chế quyết định đồng thuận nó làm cho không ra được quyết định chung thôi. Việt Nam, với tư cách một quốc gia hội viên của ASEAN, vẫn có thể nói rằng tuy không ra tuyên bố chung, nhưng lập trường của nước tôi vẫn là không được xây cất, trên các bãi đá ngầm, của vùng biển của chúng tôi. Chả có gì làm cho Việt Nam yếu đi, nếu biết cách ăn nói”.

Tin cho hay, hôm 14/6, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã có cuộc gặp riêng với Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh bên lề cuộc họp giữa ASEAN và Bắc Kinh, và đôi bên đã thảo luận về biển Đông.

Theo nguyên tắc đồng thuận, nếu một nước nói rằng tôi không đồng ý là không ra tuyên bố chung được...Việt Nam, với tư cách một quốc gia hội viên của ASEAN, vẫn có thể nói rằng tuy không ra tuyên bố chung, nhưng lập trường của nước tôi vẫn là không được xây cất, trên các bãi đá ngầm, của vùng biển của chúng tôi. Chả có gì làm cho Việt Nam yếu đi, nếu biết cách ăn nói”.
Tiến sỹ Tạ Văn Tài nói.

Trang web của Bộ Ngoại giao Việt Nam đưa tin, ông Minh nói rằng đây là vấn đề “có tầm quan trọng đặc biệt đối với quan hệ ASEAN – Trung Quốc cũng như hòa bình, an ninh khu vực”, đồng thời “bày tỏ quan ngại về những diễn biến phức tạp ở Biển Đông và những hệ lụy nghiêm trọng”.

Nhà ngoại giao kỳ cựu của Việt Nam, ông Lương Lê Minh, hiện nắm giữ chức Tổng thư ký ASEAN nhiệm kỳ 2013 – 2017.

Năm ngoái, chính quyền Bắc Kinh đã tỏ ra tức giận sau khi ông Minh nói rằng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á phản đối chính sách sử dụng đường đứt khúc 9 đoạn (thường được gọi là đường lưỡi bò) để khẳng định chủ quyền trên biển Đông của Trung Quốc.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói rằng nhà ngoại giao Việt Nam “đã nhiều lần có những phát biểu thiếu vô tư, không đúng thực tế hoặc không phù hợp với vị trí.”

Phát ngôn viên của Trung Quốc nói thêm rằng vị tổng thư ký người Việt nên “bảo đảm rằng ASEAN tuân thủ các cam kết trung lập, và không sử dụng vị trí của mình cho mục đích riêng”.

Việt Nam lép vế vụ ASEAN rút tuyên bố Biển Đông?
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:32 0:00
XS
SM
MD
LG