Việt Nam đứng thứ hai trong số các quốc gia hạnh phúc nhất trên thế giới xét về lĩnh vực sử dụng các nguồn tài nguyên môi trường để mang lại cuộc sống hạnh phúc và tuổi thọ lâu dài cho người dân, theo bảng xếp hạng Chỉ số Hạnh phúc Hành tinh 2012 (HPI) do Qũy Kinh tế Mới vừa công bố.
Ba nước dẫn đầu bảng xếp hạng 151 quốc gia trên thế giới được xem là có dân số thọ nhất, hài lòng với cuộc sống nhất, và có dấu ấn sinh thái thấp nhất (tức tiêu thụ và thải carbonic vào môi trường thấp) lần lượt là Costa Rica, Việt Nam, và Colombia.
Đây là năm thứ hai liên tiếp Costa Rica giữ vị trí hàng đầu về chỉ số HPI. Ba nước chót bảng là Botswana, Chad, và Qatar.
Kết quả chỉ số HPI 2012 cho thấy con người vẫn chưa được sống trong một hành tinh hạnh phúc. Sở dĩ các nước thu nhập cao có điểm số thấp là do có dấu ấn về sinh thái cao. Còn các quốc gia có thu nhập kém nhất như ở Châu Phi bị xếp hạng thấp về chỉ số HPI bởi mức độ hài lòng cuộc sống và tuổi thọ của người dân không cao.
Qũy Kinh tế Mới nhấn mạnh chỉ số HPI không đo lường được tất cả. Các nước có chỉ số HPI cao có thể có rất nhiều vấn đề và thực tế là nhiều nước xếp hạng cao trên bảng Chỉ số Hạnh phúc Hành tinh bị tai tiếng bởi tình trạng nhân quyền. Dù nhân quyền có thể tác động tiêu cực đến mức độ hạnh phúc và hài lòng của người dân, nhưng chỉ số HPI không nhắm tới việc đánh giá, đo lường những quyền này. Vì vậy, Qũy Kinh tế Mới đề nghị không nên chỉ dựa trên chỉ số HPI để đánh giá, mà nên xem đó là một thành tố cộng gộp để xem xét cùng với các chỉ số đo lường khác như tình hình kinh tế và áp lực môi trường.
Bà Juliet Michaelson, chuyên viên nghiên cứu cao cấp của Qũy Kinh tế Mới có trụ sở ở London, Anh Quốc, cho VOA Việt ngữ biết:
“Dù Việt Nam đứng thứ hai trên bảng xếp hạng Chỉ số Hạnh phúc Hành tinh 2012, không có nghĩa là Việt Nam là nước hạng nhì trên thế giới về mức độ mà chúng ta gọi là hạnh phúc hoặc mức độ mà người dân hài lòng về cuộc sống của mình một cách tổng thể. Sở dĩ Việt Nam chiếm thứ hạng cao về HPI là do tuổi thọ trung bình của người dân cao (cao hơn người dân ở nhiều nước có thu nhập cao) và tỷ lệ khai thác-sử dụng tài nguyên sinh thái thấp. Chỉ số Hạnh phúc Hành tinh nêu lên sự an sinh của người dân song hành với sự quan tâm tới hành tinh của chúng ta để xem rằng liệu cách chúng ta đang sống trong hành tinh này hiện nay có thể mang lại cuộc sống hạnh phúc trong tương lai hay không. Dĩ nhiên cần phải nhìn cụ thể vào nhiều thước đo khác nữa để đánh giá xã hội ở các nước như thế nào. HPI là chỉ số hạnh phúc của người dân tương quan với các hoạt động khai thác-sử dụng tài nguyên sinh thái, là một thông điệp hữu ích chỉ ra rằng liệu con đường mà một quốc gia đang đi có đạt được tiến bộ hay không.”
Qũy Kinh tế Mới là một tổ chức nghiên cứu độc lập chuyên thực hiện các cuộc nghiên cứu về chỉ số HPI của các nước trên thế giới nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống bằng cách phát huy các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề kinh tế, môi trường, và xã hội.
Chỉ số Hạnh phúc Hành tinh được công bố lần đầu tiên vào năm 2006 và bảng xếp hạng 2012 là bản phúc trình toàn cầu lần thứ ba về chỉ số này. Trong bảng xếp hạng công bố hồi năm 2009, Việt Nam xếp thứ 5.
Ba nước dẫn đầu bảng xếp hạng 151 quốc gia trên thế giới được xem là có dân số thọ nhất, hài lòng với cuộc sống nhất, và có dấu ấn sinh thái thấp nhất (tức tiêu thụ và thải carbonic vào môi trường thấp) lần lượt là Costa Rica, Việt Nam, và Colombia.
Đây là năm thứ hai liên tiếp Costa Rica giữ vị trí hàng đầu về chỉ số HPI. Ba nước chót bảng là Botswana, Chad, và Qatar.
Kết quả chỉ số HPI 2012 cho thấy con người vẫn chưa được sống trong một hành tinh hạnh phúc. Sở dĩ các nước thu nhập cao có điểm số thấp là do có dấu ấn về sinh thái cao. Còn các quốc gia có thu nhập kém nhất như ở Châu Phi bị xếp hạng thấp về chỉ số HPI bởi mức độ hài lòng cuộc sống và tuổi thọ của người dân không cao.
Qũy Kinh tế Mới nhấn mạnh chỉ số HPI không đo lường được tất cả. Các nước có chỉ số HPI cao có thể có rất nhiều vấn đề và thực tế là nhiều nước xếp hạng cao trên bảng Chỉ số Hạnh phúc Hành tinh bị tai tiếng bởi tình trạng nhân quyền. Dù nhân quyền có thể tác động tiêu cực đến mức độ hạnh phúc và hài lòng của người dân, nhưng chỉ số HPI không nhắm tới việc đánh giá, đo lường những quyền này. Vì vậy, Qũy Kinh tế Mới đề nghị không nên chỉ dựa trên chỉ số HPI để đánh giá, mà nên xem đó là một thành tố cộng gộp để xem xét cùng với các chỉ số đo lường khác như tình hình kinh tế và áp lực môi trường.
Bà Juliet Michaelson, chuyên viên nghiên cứu cao cấp của Qũy Kinh tế Mới có trụ sở ở London, Anh Quốc, cho VOA Việt ngữ biết:
“Dù Việt Nam đứng thứ hai trên bảng xếp hạng Chỉ số Hạnh phúc Hành tinh 2012, không có nghĩa là Việt Nam là nước hạng nhì trên thế giới về mức độ mà chúng ta gọi là hạnh phúc hoặc mức độ mà người dân hài lòng về cuộc sống của mình một cách tổng thể. Sở dĩ Việt Nam chiếm thứ hạng cao về HPI là do tuổi thọ trung bình của người dân cao (cao hơn người dân ở nhiều nước có thu nhập cao) và tỷ lệ khai thác-sử dụng tài nguyên sinh thái thấp. Chỉ số Hạnh phúc Hành tinh nêu lên sự an sinh của người dân song hành với sự quan tâm tới hành tinh của chúng ta để xem rằng liệu cách chúng ta đang sống trong hành tinh này hiện nay có thể mang lại cuộc sống hạnh phúc trong tương lai hay không. Dĩ nhiên cần phải nhìn cụ thể vào nhiều thước đo khác nữa để đánh giá xã hội ở các nước như thế nào. HPI là chỉ số hạnh phúc của người dân tương quan với các hoạt động khai thác-sử dụng tài nguyên sinh thái, là một thông điệp hữu ích chỉ ra rằng liệu con đường mà một quốc gia đang đi có đạt được tiến bộ hay không.”
Qũy Kinh tế Mới là một tổ chức nghiên cứu độc lập chuyên thực hiện các cuộc nghiên cứu về chỉ số HPI của các nước trên thế giới nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống bằng cách phát huy các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề kinh tế, môi trường, và xã hội.
Chỉ số Hạnh phúc Hành tinh được công bố lần đầu tiên vào năm 2006 và bảng xếp hạng 2012 là bản phúc trình toàn cầu lần thứ ba về chỉ số này. Trong bảng xếp hạng công bố hồi năm 2009, Việt Nam xếp thứ 5.