Bộ Y tế Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Thế giới vừa phát động kế hoạch xử lý rác thải y tế trong 5 năm trên toàn quốc, theo tin hãng thông tấn Bernama của Malaysia ngày 14/6.
Theo kế hoạch 2011-2015 gồm ba giai đoạn, chất thải rắn và lỏng từ các bệnh viện và cơ sở chăm sóc y tế sẽ được xử lý để đảm bảo sức khỏe của đội ngũ y tế, bệnh nhân, và cộng đồng.
Kế hoạch này nhắm mục tiêu tới năm 2020 toàn bộ các cơ sở chăm sóc sức khỏe trung ương và cấp tỉnh sẽ xử lý tất cả chất thải rắn theo đúng luật và các tiêu chuẩn về môi trường.
Việt Nam cho biết cần nguồn ngân quỹ trị giá 576 triệu đô la để có thể tiến hành kế hoạch này trên toàn quốc.
Cả nước hiện có trên 13.500 cơ sở y tế.
Ước tính mỗi ngày có khoảng 350 tấn chất thải rắn, trong đó bao gồm 40 tấn chất thải độc hại.
Dự báo tới năm 2015, lượng chất thải rắn thải ra hằng ngày tại Việt Nam là 590 tấn, và tới năm 2020 lên khoảng 800 tấn/ngày.
Nguồn: Bernama, VNA
Theo kế hoạch 2011-2015 gồm ba giai đoạn, chất thải rắn và lỏng từ các bệnh viện và cơ sở chăm sóc y tế sẽ được xử lý để đảm bảo sức khỏe của đội ngũ y tế, bệnh nhân, và cộng đồng.
Kế hoạch này nhắm mục tiêu tới năm 2020 toàn bộ các cơ sở chăm sóc sức khỏe trung ương và cấp tỉnh sẽ xử lý tất cả chất thải rắn theo đúng luật và các tiêu chuẩn về môi trường.
Việt Nam cho biết cần nguồn ngân quỹ trị giá 576 triệu đô la để có thể tiến hành kế hoạch này trên toàn quốc.
Cả nước hiện có trên 13.500 cơ sở y tế.
Ước tính mỗi ngày có khoảng 350 tấn chất thải rắn, trong đó bao gồm 40 tấn chất thải độc hại.
Dự báo tới năm 2015, lượng chất thải rắn thải ra hằng ngày tại Việt Nam là 590 tấn, và tới năm 2020 lên khoảng 800 tấn/ngày.
Nguồn: Bernama, VNA