Đường dẫn truy cập

Việt Nam sẽ mạnh mẽ lên tiếng về biển Đông tại LHQ?


Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang hội kiến với Tổng thư ký Ban Ki-moon tại trụ sở của Liên Hiệp Quốc ở New York hôm 24/9.
Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang hội kiến với Tổng thư ký Ban Ki-moon tại trụ sở của Liên Hiệp Quốc ở New York hôm 24/9.

Chủ tịch Trương Tấn Sang đang có mặt ở New York để dự Hội nghị Thượng đỉnh của Liên Hiệp Quốc, trong khi có các ý kiến cho rằng nguyên thủ Việt Nam nên tận dụng dịp đánh dấu 70 năm thành lập tổ chức quốc tế lớn nhất thế giới này để nêu lên vấn đề biển Đông cũng như vận động sự ủng hộ của các nước.

Ông Sang sẽ lưu lại ở thành phố của Mỹ từ ngày 24 tới 28/9, và sẽ tham gia cũng như phát biểu tại nhiều sự kiện cấp cao.

Tiến sỹ Vũ Quang Việt, cựu quan chức Liên Hiệp Quốc, cho rằng kỳ họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc “là diễn đàn lớn nhất để Việt Nam lên tiếng mạnh về biển Đông”.

Tuy nhiên, ông Việt cho rằng Việt Nam cũng cần phải có sáng kiến cụ thể, nếu muốn được lắng nghe.

Chuyên gia gốc Việt này nói: "Thay vì nói rằng tôi phản đối Trung Quốc, phản đối thế này, phản đối thế kia, thì bây giờ sáng kiến là đưa ra một cái mà mọi người có thể hợp tác được. Mà như thế đã rất là khác Trung Quốc vì Bắc Kinh đòi hỏi tất cả các cái đó thuộc về mình".

Việt Nam phải đứng ra vận động cho quan điểm hòa bình đó. Tôi nghĩ rằng nếu mà có quan điểm đó thật sự thì sẽ có nhiều nước ủng hộ, đặc biệt là các nước Tây phương.
Tiến sỹ Vũ Quang Việt nói.

Ông Việt nói thêm: "Còn mình đặt vấn đề là cái này có thể chia sẻ để cùng giải quyết, đưa đến hòa bình. Đương nhiên hai ý kiến phản nghịch nhau rồi. Việt Nam phải đứng ra vận động cho quan điểm hòa bình đó. Tôi nghĩ rằng nếu mà có quan điểm đó thật sự thì sẽ có nhiều nước ủng hộ, đặc biệt là các nước Tây phương”.

Ông Việt cho rằng chính quyền Hà Nội cũng nên thực hiện theo cách mà Liên Hiệp Quốc thường làm, đó là cùng thảo luận với một số nước để sau khi Việt Nam phát biểu thì các quốc gia ủng hộ quan điểm “sẽ lặp lại hoặc bày tỏ sự hậu thuẫn”.

Trong cuộc gặp với Chủ tịch Sang hôm 24/9, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon cũng đề cập tới vấn đề biển Đông.

Tránh gây đụng độ

Thông cáo phát cho báo chí dẫn lời ông Ban “nhấn mạnh tầm quan trọng của Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển, và giải pháp hòa bình cho các tranh chấp”.

Người đứng đầu Liên Hiệp Quốc cũng kêu gọi các bên cần phải “tăng cường sự minh bạch cũng như có các hành động dễ đoán định nhằm tránh vô ý gây ra các cuộc đụng độ”.

Trong khi đó, tiến sỹ Ngô Vĩnh Long từ Đại học Maine, Hoa Kỳ, cũng cho rằng cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 70 này là “một cơ hội lớn cho Việt Nam”.

Khi mà mình nói tới biển Đông, nó có hai vấn đề ở đây. Đó là tranh chấp đảo và an ninh trên biển Đông. Nếu mà chỉ nói tranh chấp đảo như Việt Nam đã đề cập trong rất nhiều năm rằng Trường Sa – Hoàng Sa là của Việt Nam thì người ta sẽ nói đây là sự tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc, dại gì mà họ đứng ra vì cũng có thể bị Trung Quốc trả thù.
Tiến sỹ Ngô Vĩnh Long nói.

Nhà nghiên cứu về chính trị Đông Nam Á này cho rằng chính quyền Hà Nội cần phải nói rõ vấn đề biển Đông “vì nó không chỉ ảnh hưởng tới Việt Nam mà còn toàn thế giới”.

Ông Long nói: "Khi mà mình nói tới biển Đông, nó có hai vấn đề ở đây. Đó là tranh chấp đảo và an ninh trên biển Đông. Nếu mà chỉ nói tranh chấp đảo như Việt Nam đã đề cập trong rất nhiều năm rằng Trường Sa – Hoàng Sa là của Việt Nam thì người ta sẽ nói đây là sự tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc, dại gì mà họ đứng ra vì cũng có thể bị Trung Quốc trả thù".

Ông nói thêm: "Nếu mình nói vấn đề biển Đông là vấn đề của thế giới và Việt Nam phải đứng mũi chịu sào trong vấn đề này thì thế giới không những bênh vực Việt Nam vì Việt Nam mà còn bênh vực Việt Nam vì an ninh của toàn khu vực và toàn thế giới. Việt Nam đóng một vai trò rất quan trọng trong vấn đề này. Và Trung Quốc dù muốn, dù không cũng phải nghe thế giới nói gì. Khi Việt Nam vận động và thế giới lên tiếng thì 10, 15 hay 20 chục nước, chứ không cần cả hơn 100 trước, thì cái đó sẽ ảnh hưởng rất lớn tới Trung Quốc, không thể tiếp tục bành trướng như hiện nay”.

'Không nhắm tới ai'

Tham dự kỳ họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc năm nay có hơn 150 nguyên thủ các quốc gia, trong đó có Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Đầu tuần này, nhà lãnh đạo Trung Quốc trả lời tờ The Wall Street Journal bằng văn bản rằng, Trường Sa, mà Trung Quốc gọi là Nam Sa, là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa.

Ông Tập Cận Bình nói rằng các hoạt động của Trung Quốc trên một số bãi cạn ở biển Đông "không nên bị diễn giải quá đáng”.
Ông Tập Cận Bình nói rằng các hoạt động của Trung Quốc trên một số bãi cạn ở biển Đông "không nên bị diễn giải quá đáng”.

Ông nói rằng hoạt động mà Trung Quốc “thực hiện trên một số những hòn đảo và bãi cạn ở quần đảo Nam Sa không ảnh hưởng hoặc nhắm tới bất kỳ quốc gia nào khác”, và “việc này không nên bị diễn giải quá đáng”.

Chính quyền Hà Nội chưa lên tiếng trước tuyên bố mà nhiều nhà quan sát cho là “thẳng thừng” của nguyên thủ Trung Quốc.

VOA Việt Ngữ đề nghị xin phỏng vấn trưởng phái đoàn của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc về một số vấn đề nhưng không được hồi đáp.

Tháng Sáu năm ngoái, khi quan hệ Việt – Trung xuống tới mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ vì giàn khoan dầu gây tranh cãi, Bắc Kinh đã đưa vấn đề này ra Liên Hiệp Quốc, cho rằng Hà Nội “xâm phạm chủ quyền” của họ và “cản trở một cách phi pháp” hoạt động thăm dò của công ty dầu khí Trung Quốc.

Trung Quốc ‘lo ngại’ về lời kêu gọi Mỹ tuần tra đảo nhân tạo ở Biển Đông
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:35 0:00

VOA Express

XS
SM
MD
LG