Việt Nam và Hoa Kỳ ký hiệp định về hạt nhân dân sự ngày 10/10 tại Thượng đỉnh Đông Á ở Brunei.
Hiệp định 123 do Ngoại trưởng Việt Nam, Phạm Bình Minh, và người đồng nhiệm phía Mỹ, John Kerry, vừa ký bao gồm cam kết của phía Việt Nam không làm giàu uranium để chế tạo võ khí và mở cửa cho các công ty năng lượng nguyên tử của Mỹ xuất khẩu nhiên liệu và công nghệ Hoa Kỳ sang thị trường Việt Nam.
Một giới chức cao cấp của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhận xét Việt Nam đang có những bước tiến tới việc phát triển một cơ sở hạ tầng nội địa vững mạnh để hỗ trợ cho chương trình điện hạt nhân của mình.
Vẫn theo lời quan chức này, với thỏa thuận Việt-Mỹ vừa đạt được, Việt Nam đồng ý tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế cao nhất về kiểm soát hạt nhân.
Phát biểu với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam vài phút sau khi thỏa thuận được ký kết, Ngoại trưởng Kerry nhấn mạnh đến tầm quan trọng của hợp tác hạt nhân song phương và bày tỏ hy vọng Hiệp định này sẽ mở ra rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp giữa hai nước.
Vẫn theo lời Ngoại trưởng Mỹ, Đối tác Toàn diện Việt-Mỹ mà hai nước ký hồi tháng 7 vừa qua chứng tỏ quan hệ song phương đang phát triển ngày càng mạnh hơn và Washington mong tiếp tục tăng cường hơn nữa sự hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ cũng nói với nhà lãnh đạo Việt Nam rằng ông trông đợi một chuyến công du thăm Việt Nam trong vài tháng sắp tới.
Hiệp định 123 đánh dấu một sự hợp tác nữa giữa hai nước cựu thù trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân dân sự.
Thị trường năng lượng nguyên tử Việt Nam được đánh giá là lớn thứ nhì tại Đông Á, sau Trung Quốc. Ngoại trưởng Kerry kỳ vọng thị trường hiện trị giá 10 tỷ đô la này có thể tăng trưởng gấp 5 lần vào năm 2030.
Việt Nam đang có kế hoạch xây dựng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên ở tỉnh Ninh Thuận.
Hiệp định 123 chờ được Tổng thống Barack Obama ký thông qua và Quốc hội Mỹ tán thành trước khi chính thức có hiệu lực.
Hiệp định 123 do Ngoại trưởng Việt Nam, Phạm Bình Minh, và người đồng nhiệm phía Mỹ, John Kerry, vừa ký bao gồm cam kết của phía Việt Nam không làm giàu uranium để chế tạo võ khí và mở cửa cho các công ty năng lượng nguyên tử của Mỹ xuất khẩu nhiên liệu và công nghệ Hoa Kỳ sang thị trường Việt Nam.
Một giới chức cao cấp của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhận xét Việt Nam đang có những bước tiến tới việc phát triển một cơ sở hạ tầng nội địa vững mạnh để hỗ trợ cho chương trình điện hạt nhân của mình.
Vẫn theo lời quan chức này, với thỏa thuận Việt-Mỹ vừa đạt được, Việt Nam đồng ý tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế cao nhất về kiểm soát hạt nhân.
Phát biểu với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam vài phút sau khi thỏa thuận được ký kết, Ngoại trưởng Kerry nhấn mạnh đến tầm quan trọng của hợp tác hạt nhân song phương và bày tỏ hy vọng Hiệp định này sẽ mở ra rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp giữa hai nước.
Vẫn theo lời Ngoại trưởng Mỹ, Đối tác Toàn diện Việt-Mỹ mà hai nước ký hồi tháng 7 vừa qua chứng tỏ quan hệ song phương đang phát triển ngày càng mạnh hơn và Washington mong tiếp tục tăng cường hơn nữa sự hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ cũng nói với nhà lãnh đạo Việt Nam rằng ông trông đợi một chuyến công du thăm Việt Nam trong vài tháng sắp tới.
Hiệp định 123 đánh dấu một sự hợp tác nữa giữa hai nước cựu thù trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân dân sự.
Thị trường năng lượng nguyên tử Việt Nam được đánh giá là lớn thứ nhì tại Đông Á, sau Trung Quốc. Ngoại trưởng Kerry kỳ vọng thị trường hiện trị giá 10 tỷ đô la này có thể tăng trưởng gấp 5 lần vào năm 2030.
Việt Nam đang có kế hoạch xây dựng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên ở tỉnh Ninh Thuận.
Hiệp định 123 chờ được Tổng thống Barack Obama ký thông qua và Quốc hội Mỹ tán thành trước khi chính thức có hiệu lực.