Chỉ còn 6 tháng là tới cuộc bầu cử tổng thống và 14 tháng cho tới khi toàn bộ các lực lượng tác chiến quốc tế rời khỏi Afghanistan. Tuy nhiên, một giải pháp chính trị với phe Taliban trước thời điểm đó dường như ngày càng xa vời. Các nhà phân tích, các thủ lĩnh chính trị và các nhà đàm phán nói với thông tín viên Sharon Behn của VOA rằng vẫn chưa có triển vọng kết thúc cuộc xung đột kéo dài hơn một thập kỷ đã làm hàng nghìn người cả quân nhân và dân thường thiệt mạng.
Trên đường phố, người ta đồn đoán rằng Taliban đang tiến vào các ngôi làng gần thủ đô Kabul. Nhưng khó mà xác minh được điều đó.
Các nhà phân tích cho rằng sức mạnh của các phần tử chủ chiến phần lớn là dựa vào tình trạng tham nhũng tràn lan trong chính phủ và sự chia rẽ giữa các phe phái chính trị thuộc các sắc tộc khác nhau.
Theo nhà phân tích Kate Clark, mọi bên liên quan còn thiếu một ý chí chính trị để đạt được một thỏa thuận hòa bình với Taliban.
“Ta thấy Taliban không muốn đàm phán với Tổng thống Karzai và chính phủ của ông ấy. Tổng thống Karzai sẽ rất bất bình nếu bất kỳ ai tìm cách giảng hòa với Taliban. Ta thấy ban lãnh đạo hèn nhát của Taliban không muốn lựa chọn chấm dứt chiến tranh và ta thấy lực lượng quốc tế đang bận rộn chuẩn bị rời đi và như ta cũng biết ở phương Tây mọi người điều thực sự muốn quên Afghanistan”.
Theo ông Abdul Hakim Mujahidm một cựu giới chức Taliban, hiện là một thành viên của Hội đồng Hòa bình Tối cao Afghanistan, khả năng không đạt được một giải pháp chính trị đe dọa cuộc bỏ phiếu.
Ông Hakim nói: “Trong tình thế rối ren này, trong tình cảnh thiếu an ninh tại đất nước, nếu tổ chức tổng tuyển cử thì đó sẽ không phải là một cuộc tổng tuyển cử chính đáng và sẽ không thể bầu lên một tổng thống chính đáng cho đất nước.”
Theo ông Noor Agha, một cư dân tại Puli Artan ở Kabul, cuộc chiến đã giúp một số người giàu lên. Nhưng cũng gây ra tổn thất nặng nề đối với phần lớn người dân Afghanistan.
Ông Agha nói: “Hàng ngày ta đều nghe tin ai đó bị giết, và dân chúng bỏ chạy khỏi các ngôi làng để tới các thành phố. Người ta không thể kiểm soát Taliban. Chừng nào mà chính phủ và Taliban còn chưa đối thoại, chúng ta sẽ không bao giờ có được hòa bình.”
Afghanistan là một quốc gia tràn ngập súng ống.
Và cựu giới chức tình báo và quân sự Jawed Kohistani nói rằng có sự tồn tại của hơn một nhóm vũ trang ở nước này.
Ông Kohistani nói: “Phe Taliban chỉ có một vài người Afghanistan. Họ gồm có người Ả rập, Chechnya, người Punjab Pakistan và các thành viên bộ lạc. Ta không thể làm cho tất cả họ hài lòng. Ta có thể làm hài lòng một nhóm. Những nhóm khác thì sao? Các nhóm khác sẽ tiếp tục chiến đấu”.
Mối lo ngại là những gì sẽ xảy ra sau cuộc bầu cử và sau khi các lực lượng quốc tế rút đi năm 2014. Các nhà phân tích nói rằng Taliban không thể giành chiến thắng, nhưng đồng thời nhà nước Afghanistan cũng không thể đánh bại họ, và kết quả là sẽ lại có thêm chiến tranh.
Trên đường phố, người ta đồn đoán rằng Taliban đang tiến vào các ngôi làng gần thủ đô Kabul. Nhưng khó mà xác minh được điều đó.
Các nhà phân tích cho rằng sức mạnh của các phần tử chủ chiến phần lớn là dựa vào tình trạng tham nhũng tràn lan trong chính phủ và sự chia rẽ giữa các phe phái chính trị thuộc các sắc tộc khác nhau.
Theo nhà phân tích Kate Clark, mọi bên liên quan còn thiếu một ý chí chính trị để đạt được một thỏa thuận hòa bình với Taliban.
“Ta thấy Taliban không muốn đàm phán với Tổng thống Karzai và chính phủ của ông ấy. Tổng thống Karzai sẽ rất bất bình nếu bất kỳ ai tìm cách giảng hòa với Taliban. Ta thấy ban lãnh đạo hèn nhát của Taliban không muốn lựa chọn chấm dứt chiến tranh và ta thấy lực lượng quốc tế đang bận rộn chuẩn bị rời đi và như ta cũng biết ở phương Tây mọi người điều thực sự muốn quên Afghanistan”.
Theo ông Abdul Hakim Mujahidm một cựu giới chức Taliban, hiện là một thành viên của Hội đồng Hòa bình Tối cao Afghanistan, khả năng không đạt được một giải pháp chính trị đe dọa cuộc bỏ phiếu.
Ông Hakim nói: “Trong tình thế rối ren này, trong tình cảnh thiếu an ninh tại đất nước, nếu tổ chức tổng tuyển cử thì đó sẽ không phải là một cuộc tổng tuyển cử chính đáng và sẽ không thể bầu lên một tổng thống chính đáng cho đất nước.”
Theo ông Noor Agha, một cư dân tại Puli Artan ở Kabul, cuộc chiến đã giúp một số người giàu lên. Nhưng cũng gây ra tổn thất nặng nề đối với phần lớn người dân Afghanistan.
Ông Agha nói: “Hàng ngày ta đều nghe tin ai đó bị giết, và dân chúng bỏ chạy khỏi các ngôi làng để tới các thành phố. Người ta không thể kiểm soát Taliban. Chừng nào mà chính phủ và Taliban còn chưa đối thoại, chúng ta sẽ không bao giờ có được hòa bình.”
Afghanistan là một quốc gia tràn ngập súng ống.
Và cựu giới chức tình báo và quân sự Jawed Kohistani nói rằng có sự tồn tại của hơn một nhóm vũ trang ở nước này.
Ông Kohistani nói: “Phe Taliban chỉ có một vài người Afghanistan. Họ gồm có người Ả rập, Chechnya, người Punjab Pakistan và các thành viên bộ lạc. Ta không thể làm cho tất cả họ hài lòng. Ta có thể làm hài lòng một nhóm. Những nhóm khác thì sao? Các nhóm khác sẽ tiếp tục chiến đấu”.
Mối lo ngại là những gì sẽ xảy ra sau cuộc bầu cử và sau khi các lực lượng quốc tế rút đi năm 2014. Các nhà phân tích nói rằng Taliban không thể giành chiến thắng, nhưng đồng thời nhà nước Afghanistan cũng không thể đánh bại họ, và kết quả là sẽ lại có thêm chiến tranh.