Sự thịnh vượng ngày càng tăng và khả năng cạnh tranh kinh tế của châu Á đang đưa những tổ chức cấp vùng như Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á ASEAN đến chỗ hành xử như một nơi để giải quyết những tranh chấp giữa các nước thành viên với Trung quốc. Tại Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới họp ở Bangkok, ASEAN muốn đóng một vai trò trọng tâm trong việc giải quyết những xung đột.
Sự trỗi dậy của châu Á trong thị trường kinh tế toàn cầu và sự cạnh tranh ngày càng mạnh để có được các nguồn tài nguyên đang đưa Hiệp Hội các Quốc gia Đông Nam Á ASEAN với 10 nước thành viên đến chỗ định hình cơ cấu an ninh để tránh xung đột, nhất là sau những căng thẳng mới đây trong vấn đề biển Đông.
Bốn quốc gia thành viên ASEAN gồm Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei vẫn đang có tranh chấp với Trung Quốc tại vùng biển Đông, được biết rất phong phú về trữ lượng dầu khí.
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam và mới đây giữa Trung Quốc và Philippines đã biến vùng này thành một nơi có tiềm năng trở thành một điểm nóng tranh chấp.
Tại Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới ở Bangkok, Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan nói tổ chức của ông cần giúp giải quyết những vấn đề như vậy.
Ông Surin, cựu ngoại trưởng Thái Lan, nói Trung Quốc đã “ý thức được trách nhiệm và lợi ích của họ trong vùng.” Ông nói:
” Chúng tôi đã đồng ý là đường lối tốt nhất để giải quyết vấn đề cuả chúng tôi với Trung Quốc về Biển Đông là chứng tỏ cho thế giới thấy là chúng tôi có thể dàn xếp những dị biệt với nhau mà không cần phải sử dụng đến vũ lực và công khai xung đột.”
Ông Surin cho hay một bộ luật ứng xử để hướng dẫn các quốc gia tranh chấp là trung tâm điểm của cuộc thảo luận trong nội bộ ASEAN.
Ông cho biết Trung quốc muốn đóng vai trò chính trong việc soạn thảo các điều lệ hướng dẫn. Ông nói thêm:
”ASEAN sẽ cung cấp diễn đàn, tiến trình, sự khích lệ và tôi cho rằng theo thời gian, một lần nữa chúng tôi có thể chế ngự những dị biệt và chúng tôi có thể chứng tỏ cho thế giới thấy rằng chúng tôi có thể dàn xếp để không công khai xung đột. Đó đã là một thành quả lớn rồi.”
Giáo sư đại học Bắc Kinh Zha Daojiong nói vai trò của ASEAN trong việc tránh xung đột là chuyện sinh tử. Ông nói:
”ASEAN đóng vai trò trọng tâm trong việc duy trì an ninh. Không phải nói ngoa, tổ chức này là một thực thể không thể thiếu. Nếu quí vị nhìn vào châu Á ngày nay thì chúng ta thật may mắn. Đó là cái tinh thần sử dụng đến mọi phương tiện, cái tinh thần tham khảo và tinh thần cộng tác với nhau để dàn xếp chuyện trong nhà, chuyện nội bộ. Sử dụng đến giải pháp quân sự để giải quyết vấn đề ở một quốc gia khác sẽ không xảy ra ở châu Á này.”
Kinh tế gia Rajiv Biswas thuộc công ty tham vấn kinh tế Singapore HIS cho biết trong lúc những nền kinh tế châu Á tăng trưởng, chi tiêu về quân sự của họ cũng tăng, qua mặt cả Liên Hiệp châu Âu và Hoa Kỳ.
Ông nói một cuộc đối thoại dài hạn là điều quan trọng cho khu vực:
”Vì thế theo tôi, đường lối trước mặt là đối thoại nhiều hơn về an ninh. Sự trỗi dậy về kinh tế của Á châu phải đi đôi với sự củng cố trong cơ cấu an ninh của khu vực châu Á Thái Bình Dương. Và rõ ràng là các chính phủ đang tiến theo chiều hướng đó.”
Kinh tế gia Biswas cho hay bằng cách qui tụ những đối tác an ninh và kinh tế, như Hoa Kỳ và Nga, ASEAN đang đạt được những thành quả cụ thể trong việc xây dựng cấu trúc an ninh cấp vùng.
Sự trỗi dậy của châu Á trong thị trường kinh tế toàn cầu và sự cạnh tranh ngày càng mạnh để có được các nguồn tài nguyên đang đưa Hiệp Hội các Quốc gia Đông Nam Á ASEAN với 10 nước thành viên đến chỗ định hình cơ cấu an ninh để tránh xung đột, nhất là sau những căng thẳng mới đây trong vấn đề biển Đông.
Bốn quốc gia thành viên ASEAN gồm Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei vẫn đang có tranh chấp với Trung Quốc tại vùng biển Đông, được biết rất phong phú về trữ lượng dầu khí.
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam và mới đây giữa Trung Quốc và Philippines đã biến vùng này thành một nơi có tiềm năng trở thành một điểm nóng tranh chấp.
Tại Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới ở Bangkok, Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan nói tổ chức của ông cần giúp giải quyết những vấn đề như vậy.
Ông Surin, cựu ngoại trưởng Thái Lan, nói Trung Quốc đã “ý thức được trách nhiệm và lợi ích của họ trong vùng.” Ông nói:
” Chúng tôi đã đồng ý là đường lối tốt nhất để giải quyết vấn đề cuả chúng tôi với Trung Quốc về Biển Đông là chứng tỏ cho thế giới thấy là chúng tôi có thể dàn xếp những dị biệt với nhau mà không cần phải sử dụng đến vũ lực và công khai xung đột.”
Ông Surin cho hay một bộ luật ứng xử để hướng dẫn các quốc gia tranh chấp là trung tâm điểm của cuộc thảo luận trong nội bộ ASEAN.
Ông cho biết Trung quốc muốn đóng vai trò chính trong việc soạn thảo các điều lệ hướng dẫn. Ông nói thêm:
”ASEAN sẽ cung cấp diễn đàn, tiến trình, sự khích lệ và tôi cho rằng theo thời gian, một lần nữa chúng tôi có thể chế ngự những dị biệt và chúng tôi có thể chứng tỏ cho thế giới thấy rằng chúng tôi có thể dàn xếp để không công khai xung đột. Đó đã là một thành quả lớn rồi.”
Giáo sư đại học Bắc Kinh Zha Daojiong nói vai trò của ASEAN trong việc tránh xung đột là chuyện sinh tử. Ông nói:
”ASEAN đóng vai trò trọng tâm trong việc duy trì an ninh. Không phải nói ngoa, tổ chức này là một thực thể không thể thiếu. Nếu quí vị nhìn vào châu Á ngày nay thì chúng ta thật may mắn. Đó là cái tinh thần sử dụng đến mọi phương tiện, cái tinh thần tham khảo và tinh thần cộng tác với nhau để dàn xếp chuyện trong nhà, chuyện nội bộ. Sử dụng đến giải pháp quân sự để giải quyết vấn đề ở một quốc gia khác sẽ không xảy ra ở châu Á này.”
Kinh tế gia Rajiv Biswas thuộc công ty tham vấn kinh tế Singapore HIS cho biết trong lúc những nền kinh tế châu Á tăng trưởng, chi tiêu về quân sự của họ cũng tăng, qua mặt cả Liên Hiệp châu Âu và Hoa Kỳ.
Ông nói một cuộc đối thoại dài hạn là điều quan trọng cho khu vực:
”Vì thế theo tôi, đường lối trước mặt là đối thoại nhiều hơn về an ninh. Sự trỗi dậy về kinh tế của Á châu phải đi đôi với sự củng cố trong cơ cấu an ninh của khu vực châu Á Thái Bình Dương. Và rõ ràng là các chính phủ đang tiến theo chiều hướng đó.”
Kinh tế gia Biswas cho hay bằng cách qui tụ những đối tác an ninh và kinh tế, như Hoa Kỳ và Nga, ASEAN đang đạt được những thành quả cụ thể trong việc xây dựng cấu trúc an ninh cấp vùng.