Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á lần đầu tiên đã khai mạc ở Bangkok với sự tham dự của hàng trăm nhân vật lãnh đạo doanh nghiệp và những người đứng đầu chính phủ. Tuy nhiên người thu hút sự chú ý nhiều nhất tại hội nghị này lại là lãnh tụ dân chủ Miến Điện Aung San Suu Kyi.
Hơn 600 người đang tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á và thảo luận về những cách thức để tăng cường sự kết nối của khu vực từng có được tỉ lệ tăng trưởng kinh tế rất khả quan trong những năm vừa qua và đang hy vọng đà tiến này sẽ được tiếp tục.
Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra nói với những người tham dự cuộc hội thảo rằng họ đang đối mặt với những thử thách và cơ hội:
"Từ những vấn đề ở khu vực đồng euro cho tới vấn đề biến đổi khí hậu - về phía các thách thức, cho tới những sự tiến bộ về kỹ thuật, những tiến bộ trong quá trình dân chủ và sự xuất hiện của những trung tâm tăng trưởng, về phía các cơ hội."
Theo lịch trình đã được ấn định, khối ASEAN sẽ hình thành một cộng đồng kinh tế, tương tự như Âu châu, vào năm 2015.
Người sáng lập diễn đàn kinh tế thế giới Klaus Schwab tán dương thành tích của ASEAN trong lúc ghi nhận sự kiện là sự trì trệ của kinh tế toàn cầu đang làm cho nhiều người cảm thấy lo âu về tương lai:
"Nhưng khi chúng ta nhìn vào khu vực ASEAN chúng ta cảm thấy đây là một khu vực tràn đầy sự năng động, một khu vực có tỉ lệ tăng trưởng kinh tế cao hơn 5% và ngày càng trở nên quan trọng hơn trong nền kinh tế và chính trị thế giới."
Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á, một phiên bản khu vực của cuộc hội thảo quốc tế hàng năm ở Davos, Thụy Sĩ, có mục đích tìm kiếm những phương thức để cải thiện cơ sở hạ tầng khu vực và dỡ bỏ các rào cản thương mại.
Các vị thủ tướng của Bahrain, Lào, Thái Lan và Việt Nam cùng với tổng thống Indonesia tham dự hội nghị này. Nhưng phần lớn sự chú ý được đặt vào sự hiện diện của Lãnh tụ dân chủ Miến Điện Aung San Suu Kyi.
Nhân vật lãnh đạo phe đối lập Miến Điện đang thực hiện chuyến du hành nước ngoài đầu tiên trong vòng hơn 20 năm.
Trong những năm đó bà Suu Kyi đã bị giam lỏng tổng cộng 15 năm trong lúc chính quyền quân nhân chà đạp nhân quyền, làm cho đất nước bị cô lập và kinh tế bị suy sụp.
Bà Helen Gayle, thuộc tổ chức từ thiện CARE, là đồng chủ tịch của hội nghị ở Bangkok. Bà nói với đài VOA rằng sự tham dự của bà Suu Kyi sẽ giúp cải thiện sự giao tiếp của khu vực Đông Á với Miến Điện.
"Những gì mà bà ấy làm qua sự có mặt ở đây thật là quan trọng. Nó mở ra một cơ hội cho một cuộc đối thoại mà tôi nghĩ là sẽ rất quan trọng chẳng những đối với Miến Điện mà còn cho phần còn lại của khu vực này."
Theo lịch trình ban đầu Tổng thống Thein Sein sẽ đến dự hội nghị và đọc bài diễn văn về tương lai của Miến Điện. Tuy nhiên ông đã hủy bỏ kế hoạch đó không bao lâu sau khi sự tham dự của bà Suu Kyi được loan báo.
Ông nói với những người tổ chức là ông có việc quan trọng cần phải giải quyết, nhưng sự rút lui vào phút chót của ông làm bùng ra những lời đồn đoán là ông không muốn bị bà Suu Kyi che khuất trên khán đài thế giới.
Tổng thống Thein Sein được tán dương về việc lãnh đạo những nỗ lực cải cách, nhưng ông cũng là người từng tham gia chính phủ đã cai trị Miến Điện với bàn tay sắt.
Bà Suu Kyi được hàng vạn người chào đón nhiệt liệt trong ngày hôm qua khi bà đến thăm những công nhân di trú Miến Điện tại một cộng đồng ở ngoại ô Bangkok. Hôm nay bà đã họp với một vị phó thủ tường của Thái Lan để thảo luận về điều kiện lao động của các công nhân di trú.
Khoảng 2 triệu người Miến Điện tới Thái Lan làm việc nhưng nhiều người trong số này không có giấy tờ hợp lệ và bị bóc lột.
Theo dự liệu, bà Suu Kyi sẽ đi thăm những người Miến Điện tị nạn đang sinh sống tại các trại của Thái Lan gần vùng biên giới. Hiện có chừng 150.000 người Miến Điện tị nạn ở Thái Lan.
Hơn 600 người đang tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á và thảo luận về những cách thức để tăng cường sự kết nối của khu vực từng có được tỉ lệ tăng trưởng kinh tế rất khả quan trong những năm vừa qua và đang hy vọng đà tiến này sẽ được tiếp tục.
Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra nói với những người tham dự cuộc hội thảo rằng họ đang đối mặt với những thử thách và cơ hội:
"Từ những vấn đề ở khu vực đồng euro cho tới vấn đề biến đổi khí hậu - về phía các thách thức, cho tới những sự tiến bộ về kỹ thuật, những tiến bộ trong quá trình dân chủ và sự xuất hiện của những trung tâm tăng trưởng, về phía các cơ hội."
Theo lịch trình đã được ấn định, khối ASEAN sẽ hình thành một cộng đồng kinh tế, tương tự như Âu châu, vào năm 2015.
Người sáng lập diễn đàn kinh tế thế giới Klaus Schwab tán dương thành tích của ASEAN trong lúc ghi nhận sự kiện là sự trì trệ của kinh tế toàn cầu đang làm cho nhiều người cảm thấy lo âu về tương lai:
"Nhưng khi chúng ta nhìn vào khu vực ASEAN chúng ta cảm thấy đây là một khu vực tràn đầy sự năng động, một khu vực có tỉ lệ tăng trưởng kinh tế cao hơn 5% và ngày càng trở nên quan trọng hơn trong nền kinh tế và chính trị thế giới."
Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á, một phiên bản khu vực của cuộc hội thảo quốc tế hàng năm ở Davos, Thụy Sĩ, có mục đích tìm kiếm những phương thức để cải thiện cơ sở hạ tầng khu vực và dỡ bỏ các rào cản thương mại.
Các vị thủ tướng của Bahrain, Lào, Thái Lan và Việt Nam cùng với tổng thống Indonesia tham dự hội nghị này. Nhưng phần lớn sự chú ý được đặt vào sự hiện diện của Lãnh tụ dân chủ Miến Điện Aung San Suu Kyi.
Nhân vật lãnh đạo phe đối lập Miến Điện đang thực hiện chuyến du hành nước ngoài đầu tiên trong vòng hơn 20 năm.
Trong những năm đó bà Suu Kyi đã bị giam lỏng tổng cộng 15 năm trong lúc chính quyền quân nhân chà đạp nhân quyền, làm cho đất nước bị cô lập và kinh tế bị suy sụp.
Bà Helen Gayle, thuộc tổ chức từ thiện CARE, là đồng chủ tịch của hội nghị ở Bangkok. Bà nói với đài VOA rằng sự tham dự của bà Suu Kyi sẽ giúp cải thiện sự giao tiếp của khu vực Đông Á với Miến Điện.
"Những gì mà bà ấy làm qua sự có mặt ở đây thật là quan trọng. Nó mở ra một cơ hội cho một cuộc đối thoại mà tôi nghĩ là sẽ rất quan trọng chẳng những đối với Miến Điện mà còn cho phần còn lại của khu vực này."
Theo lịch trình ban đầu Tổng thống Thein Sein sẽ đến dự hội nghị và đọc bài diễn văn về tương lai của Miến Điện. Tuy nhiên ông đã hủy bỏ kế hoạch đó không bao lâu sau khi sự tham dự của bà Suu Kyi được loan báo.
Ông nói với những người tổ chức là ông có việc quan trọng cần phải giải quyết, nhưng sự rút lui vào phút chót của ông làm bùng ra những lời đồn đoán là ông không muốn bị bà Suu Kyi che khuất trên khán đài thế giới.
Tổng thống Thein Sein được tán dương về việc lãnh đạo những nỗ lực cải cách, nhưng ông cũng là người từng tham gia chính phủ đã cai trị Miến Điện với bàn tay sắt.
Bà Suu Kyi được hàng vạn người chào đón nhiệt liệt trong ngày hôm qua khi bà đến thăm những công nhân di trú Miến Điện tại một cộng đồng ở ngoại ô Bangkok. Hôm nay bà đã họp với một vị phó thủ tường của Thái Lan để thảo luận về điều kiện lao động của các công nhân di trú.
Khoảng 2 triệu người Miến Điện tới Thái Lan làm việc nhưng nhiều người trong số này không có giấy tờ hợp lệ và bị bóc lột.
Theo dự liệu, bà Suu Kyi sẽ đi thăm những người Miến Điện tị nạn đang sinh sống tại các trại của Thái Lan gần vùng biên giới. Hiện có chừng 150.000 người Miến Điện tị nạn ở Thái Lan.