Một vắc-xin uống ngừa bệnh dịch tả đã chứng tỏ là hữu hiệu tới 86 phần trăm trong việc kiểm soát bệnh trong vụ bộc phát bệnh mới đây ở Guinea. Kết quả một cuộc khảo cứu công bố trong tuần này trên tạp chí New England Journal of Medecine, là trường hợp đầu tiên cho thấy vắc-xin này cung cấp sự bảo vệ gần như ngay lập tức.
Các nhà khảo cứu làm việc với Epicentre, cánh khảo cứu của tổ chức nhân đạo Bác sĩ Không biên giới ở Paris, Bộ Y tế của Guinea nói rằng những phát hiện của họ ủng hộ việc sử dụng vắc-xin này để kiềm chế các vụ bộc phát bệnh dịch tả trong tương lai.
Tại Guinea, giới hữu trách Y tế Công cộng xử lý khoảng 316.000 liều vắc-xin được gọi là Sanchol, trong hai vòng tại các quận duyên hải Boffa và Forecariah, trong một giai đoạn sáu tuần lễ hồi năm 2012. Tỷ lệ có tác dụng trong hai cộng đồng này là trên 75 phần trăm.
Vắc-xin này đã giảm bớt đáng kể việc lây truyền. Hầu hết các ca bệnh được xác nhận là dịch tả là từ vụ bộc phát trong một cộng đồng nhỏ với tỷ lệ miễn nhiễm thấp.
Năm 2010, Tổ chức Y tế Thế giới đã thêm vắc-xin uống vào những khuyến cáo của họ để phòng ngừa và kiểm soát chứng bệnh này. Một khối lượng dự trữ cho trường hợp khẩn cấp được tạo ra năm 2013.
Trước chiến dịch chủng ngừa tại Guinea, có ít bằng chứng cho thấy tính chất hữu hiệu của một vắc-xin bệnh dịch tả trong một vụ bộc phát. Nhưng, các chuyên gia hy vọng rằng kinh nghiệm tại quốc gia Tây Phi này cho thấy tính khả thi của việc sử dụng vắc-xin trong một trường hợp khẩn cấp thật sự.
Bệnh dịch tả là một bệnh tiêu chảy cấp tính. Theo Trung tâm Phòng chống Dịch bệnh Hoa Kỳ, ước tính từ ba tới năm triệu người trên khắp thế giới bị nhiễm bệnh mỗi năm, với 100.000 ca tử vong được báo cáo.
Loại bệnh này gây ra bởi vi trùng Vibrio cholerae, lây truyền hầu hết là qua nước bị nhiễm chất thải từ con người của các cá nhân bị bệnh.
Các nhà khảo cứu làm việc với Epicentre, cánh khảo cứu của tổ chức nhân đạo Bác sĩ Không biên giới ở Paris, Bộ Y tế của Guinea nói rằng những phát hiện của họ ủng hộ việc sử dụng vắc-xin này để kiềm chế các vụ bộc phát bệnh dịch tả trong tương lai.
Tại Guinea, giới hữu trách Y tế Công cộng xử lý khoảng 316.000 liều vắc-xin được gọi là Sanchol, trong hai vòng tại các quận duyên hải Boffa và Forecariah, trong một giai đoạn sáu tuần lễ hồi năm 2012. Tỷ lệ có tác dụng trong hai cộng đồng này là trên 75 phần trăm.
Vắc-xin này đã giảm bớt đáng kể việc lây truyền. Hầu hết các ca bệnh được xác nhận là dịch tả là từ vụ bộc phát trong một cộng đồng nhỏ với tỷ lệ miễn nhiễm thấp.
Năm 2010, Tổ chức Y tế Thế giới đã thêm vắc-xin uống vào những khuyến cáo của họ để phòng ngừa và kiểm soát chứng bệnh này. Một khối lượng dự trữ cho trường hợp khẩn cấp được tạo ra năm 2013.
Trước chiến dịch chủng ngừa tại Guinea, có ít bằng chứng cho thấy tính chất hữu hiệu của một vắc-xin bệnh dịch tả trong một vụ bộc phát. Nhưng, các chuyên gia hy vọng rằng kinh nghiệm tại quốc gia Tây Phi này cho thấy tính khả thi của việc sử dụng vắc-xin trong một trường hợp khẩn cấp thật sự.
Bệnh dịch tả là một bệnh tiêu chảy cấp tính. Theo Trung tâm Phòng chống Dịch bệnh Hoa Kỳ, ước tính từ ba tới năm triệu người trên khắp thế giới bị nhiễm bệnh mỗi năm, với 100.000 ca tử vong được báo cáo.
Loại bệnh này gây ra bởi vi trùng Vibrio cholerae, lây truyền hầu hết là qua nước bị nhiễm chất thải từ con người của các cá nhân bị bệnh.