Dân biểu Ileana Ros-Lehtinen, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ Viện nói rằng nếu chấp nhận viện trợ, phải có cách để biết chắc số thức ăn này đến tay những người thực sự có nhu cầu, thay vì được sử dụng để củng cố chế độ Bình Nhưỡng. Bà nói:
“Có nhiều quan tâm lớn trước lời kêu gọi này. Chúng ta đã từng thấy thực phẩm viện trợ của chúng ta vẫn còn nằm trong các nhà kho của Bắc Triều Tiên vào lúc các tổ chức phi chính phủ của Mỹ đang tiến hành công tác nhân đạo tại đó bị trục xuất vào mùa xuân năm 2009. Sau đó Bình Nhưỡng đã phân phối số thực phẩm đó mà chẳng có ai theo dõi.”
Phát biểu của bà Ros-Lehtinen được đưa ra trong buổi điều trần hôm thứ Năm. Theo bà, vì năm tới là năm kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố lãnh tụ Kim Nhật Thành, có thể một số hàng viện trợ sẽ được sử dụng theo kiểu “nhờ ơn Bác và Đảng.” Bà nói tiếp:
"Chúng ta đừng quên vào tháng 12 năm 2008, các chuyến hàng thực phẩm của Hoa Kỳ chở sang Bắc Triều Tiên thông qua Liên Hiệp Quốc phải hủy bỏ vì có nhiều người e ngại số hàng này sẽ được tuồn về phía bộ đội hoặc thành phần đang hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi của Bắc Triều Tiên; trong lúc Liên Hiệp Quốc không có phương tiện theo dõi hiệu quả.”
Chính quyền Omaba đang ở vào thế khó xử. Viện trợ có thể bị phê phán là tưởng thưởng cho tác phong xấu xa của Bình Nhưỡng. Không viện trợ có thể bị chê là làm ngơ trước nhu cầu nhân đạo.
Các giới chức trong chính quyền chưa có quyết định dứt khoát dù vẫn nhìn nhận chuyện theo dõi phân phối là cần thiết. Ông Kurt Campbell, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ về châu Á Thái Bình Dương nói rằng bất kỳ quyết định nào về viện trợ thực phẩm cũng phải tham khảo chặt chẽ với Nam Triều Tiên.
Có 5 tổ chức phi chính phủ hoạt động từ thiện của Mỹ vừa đi Bắc Triều Tiên về cho hay thời tiết khắc nghiệt và lũ lụt trong những tháng qua đã phá hủy nhiều mùa màng tại Bắc Triều Tiên.
Họ nói rằng thành phần bị ảnh hưởng nặng nhất là các hộ đang trông vào cơ chế phân bổ thực phẩm của nhà nước.
Lên tiếng trong buổi điều trần hôm thứ Năm, Dân biểu Cộng hòa Ed Royce của California trích dẫn nguồn tin của những người đào thoát:
“Một người đào thoát quan trọng nói với tờ Wall Street Journal tuần trước rằng không được viện trợ thực phẩm cho Bắc Triều Tiên. Ông ta cho biết, làm như vậy chẳng khác nào đưa tiền để giúp cho chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên.”
Nhưng Dân biểu Dân chủ Donald Payne của New Jersey lại nghĩ khác:
“Tôi nghĩ rằng chúng ta nên tiếp tục viện trợ thực phẩm. Hoa Kỳ có trách nhiệm về mặt nhân đạo đối với nhân dân Bắc Triều Tiên và không nên để họ bị kẹt trong cuộc tranh chấp chính trị.”
Người ta tin rằng nạn đói trong giữa thập niên 1990 do thời tiết và quản lý yếu kém đã làm hàng trăm ngàn người Bắc Triều Tiên chết. Từ đó đến nay, Bắc Triều Tiên thường lệ thuộc vào thực phẩm của nước ngoài.
Quốc hội Mỹ không an tâm khi viện trợ thực phẩm cho Bắc Triều Tiên
- William Ide
Nhiều đại biểu Quốc hội Mỹ ngần ngại trước lời yêu cầu mới của Bắc Triều Tiên muốn Hoa Kỳ viện trợ thực phẩm. Lời yêu cầu được đưa ra giữa lúc tình hình bán đảo Triều Tiên vẫn còn căng thẳng và có tin cho hay Bắc Triều Tiên đang khan hiếm thực phẩm nghiêm trọng.
Liên quan
Đọc nhiều nhất
1