Phó thủ tướng Trung Quốc Vương Kỳ Sơn chủ trì một dạ tiệc khoản đãi bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ tại Bắc Kinh tối nay, tiếp theo là một ngày họp với các giới chức Trung Quốc vào ngày mai.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vị Dân cho hay hai bên sẽ trao đổi quan điểm về các quan hệ kinh tế cũng như bối cảnh tài chính toàn cầu
Ông Lưu nói hai nước đồng ý về việc thiết lập một mối quan hệ hợp tác dựa trên sự tương kính và lợi ích chung. Ông nói thêm rằng công cuộc hợp tác Trung-Mỹ là điều cần thiết để giải quyết điều ông mô tả là các thách thức kinh tế toàn cầu “nghiêm trọng.”
Chuyến thăm của ông Geithner diễn ra vào lúc Trung Quốc công bố các số liệu thương mại hôm nay cho thấy mức thặng dư mậu dịch toàn diện co cụm hơn 14%, từ 183 tỷ đôla trong năm 2010 xuống còn 155 tỷ đôla trong năm 2011.
Trung Quốc đã bị cáo buộc là cố ý giữ giá chỉ tệ thấp để giúp cho hàng xuất khẩu của họ. Nhưng giáo sư thỉnh giảng về hành chính công cộng của trường Đại học Hong Kong Alejandro Reyes nói mức thặng dư mậu dịch co cụmg đó có thể góp phần làm suy yếu các lập luận của giới chỉ trích tại Hoa Kỳ đang hối thúc Bắc Kinh định giá lại chỉ tệ của họ.
Ông Reyes nói: “Chính quyền đã cố gắng không gọi Trung Quốc là một nước lũng đoạn chỉ tệ và có những dấu hiệu, mặc dù có rất nhiều lập luận về thặng dư mậu dịch, một chút “gió trong những cánh buồm” về lập luận chống lại Trung Quốc đã giảm bớt vì chính mức thặng dư mậu dịch cũng đã sụt giảm.”
Một vấn đề khác trong các cuộc đàm phán của ông Geithner là các nỗ lực của Hoa Kỳ trong việc thuyết phục các nước khác ủng hộ các biện pháp chế tài nhắm vào các lợi nhuận dầu khí của Iran. Hoa Kỳ và Liên hiệp châu Aâu tin rằng Iran đang tìm cách phát triển vũ khí hạt nhân và hai nước đã siết chặt các biện pháp chế tài trong cố gắng ngăn chặn các hoạt động khả nghi của Iran. Tehran thì nói rằng chương trình hạt nhân chỉ nhắm các mục đích hòa bình.
Trung Quốc không phủ quyết các biện pháp chế tài Iran, nhưng đã bầy tỏ sự chống đối các biện pháp gay gắt hơn của Hoa Kỳ. Bắc Kinh nói các luật lệ trong nước không nên vượt lên trên các luật lệ quốc tế, dưới hình thức các biện pháp chế tài đã hiện hữu của Liên Hiệp Quốc nhắm vào Iran.
Ông Reyes nói Trung Quốc không muốn bị coi là bị Hoa Kỳ thôi thúc có hành động, và muốn đóng một vai trò có tính hậu trường nhiều hơn.
Ông Reyes nói tiếp: “Trung Quốc có ảnh hưởng đến mức độ nào, là một câu hỏi hay, mà cũng rất quan trọng. Nhưng tôi có thể thấy rằng nếu như Hoa Kỳ dùng lá bài này, lá bài Iran, và Liên Hiệp châu Aâu cũng làm như thế, thì Trung Quốc có thể hạ quyết tâm và có thể có nẩy sinh ra một cảm nghĩ hơi cay cú.”
Mặc dầu Trung Quốc là khách hàng hàng đầu mua dầu khí của Iran, có tin nói rằng Trung Quốc đã giảm bớt số mua dầu thô của Iran trong tháng vừa qua vì tranh chấp giá cả.
Trong khi đó, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo sẽ rời Bắc Kinh vào ngày thứ bẩy tới để đi thực hiện chuyến công du Ả Rập Xê-út, các tiểu vương quốc Ả Rập và Qatar, là 3 nước chính cung cấp cầu khí. Nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng tính tham dự cuộc họp thượng đỉnh lần thứ 5 về Năng lượng Tương lai Thế giới tại Abu Dhabi vào tuần tới.
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Timothy Geithner đang thực hiện chuyến công du 2 ngày tại Trung Quốc, nơi ông dự trù sẽ thảo luận các biện pháp chế tài của Hoa Kỳ đối với Iran và mức bất quân bình mậu dịch khổng lồ trong cán cân thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Từ Bắc Kinh, thông tín viên VOA Stephanie Ho gửi về bài tường thuật sau đây.
Liên quan
Đọc nhiều nhất
1