Thủ tướng Dũng sẽ chính thức bị miễn nhiệm trước thời hạn, mở đường cho ông Nguyễn Xuân Phúc lên thay, trong khi dư luận vẫn “nóng” trước thông tin về “khối tài sản lớn” của vị phó thủ tướng này.
Theo lịch trình, Quốc hội Việt Nam sẽ dành cả tuần này để “kiện toàn các chức danh còn lại trong bộ máy nhà nước”, trong đó có việc phê chuẩn thủ tướng và các bộ trưởng.
Sau khi miễn nhiệm đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước thời hạn, chủ tịch nước trình danh sách đề cử để quốc hội bầu thủ tướng với một ứng viên duy nhất được giới thiệu là ông Phúc.
Chắc chắn là hồ sơ của những người như của ông Phúc có việc kê khai tài sản nhiều năm rồi. Bây giờ, cái mà lẽ ra phải làm từ lâu, là ông không cần phải công khai trên báo, trên mạng, nhưng đối với hồ sơ lưu trữ đấy, tôi là một nhà báo, tôi có thể đến yêu cầu cung cấp cho tôi hồ sơ về tài sản của ông Phúc chẳng hạn, và lúc đó, tôi có thể sử dụng thông tin đấy một cách rất là bình thường. Đó là một sự minh bạch, và sẽ đánh tan tất cả các tin đồn.Tiến sỹ Nguyễn Quang A nói.
Những ngày qua, nhiều người sử dụng mạng ở Việt Nam lại đặt câu hỏi về thông tin chưa được kiểm chứng độc lập về “khối tài sản lớn” của ông Phúc ở cả Việt Nam lẫn Mỹ mà một trang blog “vô thừa nhận” là “Chân Dung Quyền Lực” từng nêu lên từ đầu năm ngoái.
Nhằm hóa giải các thắc mắc của người dân, tiến sỹ Nguyễn Quang A, một ứng viên quốc hội độc lập, nói với VOA Việt Ngữ rằng những thông tin về tài sản các quan chức Việt Nam nên để “ai cũng có thể có quyền tiếp cận, ai cũng có thể có quyền kiểm tra”. Ông nói thêm:
“Chắc chắn là hồ sơ của những người như của ông Phúc có việc kê khai tài sản nhiều năm rồi. Bây giờ, cái mà lẽ ra phải làm từ lâu, là ông không cần phải công khai trên báo, công khai trên mạng, nhưng mà, đối với hồ sơ lưu trữ đấy, tôi là một nhà báo, tôi có thể đến yêu cầu cung cấp cho tôi hồ sơ về tài sản của ông Phúc chẳng hạn, và lúc đó, tôi có thể sử dụng thông tin đấy một cách rất là bình thường. Đó là một sự minh bạch, và sẽ đánh tan tất cả các tin đồn. Hoặc là cái tin đồn đấy hóa lại là hiện thực, thì những người như thế đã vi phạm việc công khai tài sản và như vậy là phải từ chức, hoặc là ông phải bị truy tố vì ông đã vi phạm pháp luật chẳng hạn.”
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam Nguyễn Bắc Son năm ngoái chính thức thừa nhận sự tồn tại của “Chân dung quyền lực”, nhưng nói blog này, mà giờ đã ngưng cập nhật, "đưa tin nhảm nhí, xấu độc" và kêu gọi "tẩy chay".
Một số nhà báo ở trong nước không muốn nêu danh tính cho VOA Việt Ngữ biết rằng họ “khó tiếp cận thông tin về tài sản của quan chức nhà nước”, và đây vẫn bị coi là đề tài “nhạy cảm” ở Việt Nam.
VOA Việt Ngữ không thể liên lạc được với Phó thủ tướng Phúc để hỏi ý kiến về những thông tin liên quan tới tài sản của ông.
Trả lời báo chí trong nước hồi tháng Một, khi còn làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, ông Nguyễn Thế Kỷ, không đề cập trực tiếp tới trường hợp của ông Phúc mà chỉ nói rằng “các thế lực xấu dựng lên những chuyện như đồng chí A, đồng chí B tham nhũng, lợi ích nhóm, có tội này, tội nọ”, và “có một số câu chuyện bịa đặt, xuyên tạc đến mức những người giàu trí tưởng tượng cũng khó có thể dựng lên được”.
Hiện tại, mình hoàn toàn không có tài sản gì, kể cả cái xe máy, nên mình không có gì để công khai. Nhưng mình ủng hộ việc công khai tài sản. Các ứng cử viên ai cũng nên công khai tài sản, các lãnh đạo lại càng rất nên công khai tài sản, những lãnh đạo mới đắc cử càng nên công khai tài sản. Đó là một cách tạo niềm tin cho dân và là một cách chống tham nhũng”.Ca sĩ Mai Khôi, ứng viên quốc hội độc lập, viết trên Facebook.
Còn ông Nguyễn Quang A cho biết ông không “ấu trĩ” tới mức kỳ vọng vào một sự minh bạch ngay lập tức trong thời gian tới, nhưng ông hy vọng rằng “với sức ép của người dân, người ta sẽ buộc phải thay đổi một chút vào đó”.
Về lý do đi tiên phong trong việc công khai tài sản, tiến sĩ Nguyễn Quang A nói tiếp:
“Bất kể ai, những người nào chỉ mới nộp đơn thôi, thì đã phải nộp cái bản kê khai tài sản. Tất cả mọi người đều phải làm như vậy, nhưng mà ở Việt Nam, cái việc công khai đấy chỉ để cho họ biết với nhau thôi. Họ cũng đặt vấn đề kê khai tài sản, nhưng có lẽ chỉ trong đảng của họ biết với nhau. Người dân không thể tiếp cận được những thông tin đó. Thế nên, tôi muốn đưa ra các thông tin đó để cho dư luận thấy rằng việc công khai tài sản của họ cũng không có ý nghĩa gì cả."
Trong khi đó, ca sĩ Mai Khôi, một trong các ứng viên độc lập khác, viết trên trang Facebook cá nhân: “Hiện tại, mình hoàn toàn không có tài sản gì, kể cả cái xe máy, nên mình không có gì để công khai. Nhưng mình ủng hộ việc công khai tài sản. Các ứng cử viên ai cũng nên công khai tài sản, các lãnh đạo lại càng rất nên công khai tài sản, những lãnh đạo mới đắc cử càng nên công khai tài sản. Đó là một cách tạo niềm tin cho dân và là một cách chống tham nhũng”.
Hiện trên Facebook xuất hiện một trang có tên gọi “Công khai có gì mà ngại” với mục tiêu kêu gọi minh bạch hóa tài sản của các ứng viên đại biếu quốc hội. Trang này hiện có hàng nghìn người “like” (thích).
Báo chí trong nước hôm nay dẫn lời đại biểu quốc hội Bùi Mạnh Hùng từ tỉnh Bình Phước đề nghị rằng khi tuyên thệ, tân thủ tướng cần thể hiện quyết tâm chống tham nhũng, cần coi đó là “nội xâm, coi chống tham nhũng quyết liệt như bảo vệ chủ quyền”.
Gần đây nhất, năm 2014, Việt Nam đã ra quyết định thu hồi nhà đất của một quan chức, sau khi cả công chúng lẫn báo chí đặt nghi vấn về tài sản trị giá “cả chục triệu đôla” của ông này.
Giới hữu trách Việt Nam cho rằng ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng thanh tra Chính phủ, đã “thiếu trung thực, vi phạm những điều đảng viên không được làm, gây phản cảm, tạo dư luận xấu”.