Đường dẫn truy cập

Bà Lâm Lệ Thuyền có thể lập dấu mốc lịch sử trong cuộc bầu cử Đài Loan


Bà Lâm Lệ Thuyền sinh ra ở Campuchia và khi gia đình bà gả bà cho một người đàn ông Đài Loan vì tiền cách đây 18 năm, bà không hề biết đảo quốc này nằm ở đâu.
Bà Lâm Lệ Thuyền sinh ra ở Campuchia và khi gia đình bà gả bà cho một người đàn ông Đài Loan vì tiền cách đây 18 năm, bà không hề biết đảo quốc này nằm ở đâu.

Hơn 550 ứng cử viên của gần 30 đảng ở Đài Loan – một con số kỷ lục – đang tranh cử để giành lấy 113 ghế trong cuộc bầu cử quốc hội vào Thứ Bảy. Cùng ngày, các cử tri cũng bầu ra tổng thống mới. Mối quan tâm lớn trong cuộc đua bầu cử lập pháp này là Đảng Dân chủ Tiến bộ đối lập sẽ giành được bao nhiêu ghế và liệu họ có kiểm soát được cơ quan lập pháp cũng như đưa người lên làm tổng thống lần đầu tiên trong lịch sử hay không. Tuy nhiên, tại thành phố Chương Hóa ở miền trung, nữ ứng cử viên Lâm Lệ Thuyền có thể lập một dấu mốc lịch sử khác nếu bà trở thành nhà lập pháp xuất thân là người nhập cư đầu tiên của đảo Đài Loan. Thông tín viên Bill Ide của đài VOA tường thuật.

Bà Lâm Lệ Thuyền sinh ra ở Campuchia và khi gia đình bà gả bà cho một người đàn ông Đài Loan vì tiền cách đây 18 năm, bà không hề biết đảo này nằm ở đâu.

Cũng như nhiều người khác đã đến Đài Loan cách đây hơn một thập kỷ, quá trình chuyển đổi không hề dễ dàng. Bà Lâm trước hết học tiếng Đài Loan. Đến khi hai con của bà cần giúp đỡ trong học tập, bà đã đi học đại học để lấy bằng và cải thiện khả năng ngôn ngữ.

Giờ đây khi có quyền công dân đầy đủ và hình ảnh cá nhân cuốn hút và sôi nổi, bà Lâm dành nhiều thời gian để tham gia công tác tình nguyện, và điều đó mang lại cơ hội cho bà làm tư vấn cho chính phủ cũng như được đề cử làm ứng cử viên của Quốc Dân Đảng (KMT) cầm quyền trong cuộc bầu cử quốc hội.

Bà Lâm nói bà hiện đang sống một cuộc đời mà khi bà ở Campuchia không thể tưởng tượng ra nổi.

“Đối với nhiều người nhập cư, chúng tôi thường không bao giờ nghĩ về việc tham gia sinh hoạt chính trị khi ở quê nhà hay chúng tôi có thể làm gì cho xã hội. Nhiều người chẳng bao giờ mảy may nghĩ đến việc hoạt động tình nguyện ở quê nhà, chứ đừng nói gì đến chuyện dấn thân vào chính trị”.

Bà Lâm nói thêm rằng khả năng ngôn ngữ và những hiểu biết văn hóa mà những người nhập cư qua đường kết hôn mang theo họ chính là một nguồn sức mạnh cho cả họ lẫn cho Đài Loan.

Bà Lâm nói khả năng ngôn ngữ và những hiểu biết văn hóa mà những người nhập cư qua đường kết hôn mang theo họ chính là một nguồn sức mạnh cho cả họ lẫn cho Đài Loan.
Bà Lâm nói khả năng ngôn ngữ và những hiểu biết văn hóa mà những người nhập cư qua đường kết hôn mang theo họ chính là một nguồn sức mạnh cho cả họ lẫn cho Đài Loan.

Thông qua việc phụng sự người khác, từ hoạt động tình nguyện tại một câu lạc bộ xã hội dành cho người già cho đến trợ giúp các đoàn tham quan tại xưởng tàu hỏa cổ kính của thành phố Chương Hóa cũng như tại cơ quan xuất nhập cảnh, bà nói bà và những chị em người nhập cư - theo cách bà gọi họ - đã giúp xóa tan những rào cản văn hóa và cách đánh giá người khác theo kiểu rập khuôn tiêu cực.

“Chúng tôi hy vọng sử dụng sức mạnh này để giúp đỡ những người chị em khác mới nhập cư để không chỉ hòa nhập vào đời sống ở Đài Loan mà còn giúp ích cho những việc khác như giao thương với các nước Đông Nam Á và phát triển kinh tế”.

Các nhà hoạt động cho rằng thái độ của Đài Loan đối với người nhập cư vẫn còn cần phải cải thiện thêm nữa. Vẫn còn xảy ra các vụ xâm hại cũng như vẫn có sự ngờ vực về động cơ của những người nhập cư qua đường kết hôn.

Nhưng việc bà Lâm được đề cử được xem như là một bước đi đúng hướng. Và bà cho hay tuy các thách thức vẫn còn đó, song tình hình đã được cải thiện so với khi bà lần đầu tiên đến đảo quốc này.

Bà Vương Yến, một người bạn của bà Lâm, nói bà nhận thấy Đài Loan dang rộng vòng tay tiếp nhận. Bà là người cũng tham gia hoạt động tình nguyện và đến từ tỉnh An Huy của Trung Quốc nằm gần thành phố Thượng Hải ở duyên hải miền đông Trung Quốc. Bà Vương nói:

“Tôi đã từng sống ở Thượng Hải hơn 10 năm và ở đó tôi luôn cảm thấy mình là người ngoài. Nhưng sau khi sống ở Đài Loan hơn một năm, tôi có thể nói tôi thực sự chưa bao giờ cảm thấy mình là người ngoài ở đây”.

Bà Lâm đang tranh cử với tư cách ứng cử viên không có đơn vị bầu cử riêng của Quốc Dân Đảng. Bà đứng hạng tư trong danh sách những người được Quốc Dân Đảng chỉ định làm đại biểu quốc hội. Những ghế đại biểu loại này được phân chia dựa trên số phiếu mà một đảng nhận được trong cuộc bầu cử. Quốc Dân Đảng dự kiến sẽ giành được ít nhất 10 ghế đại biểu, và như thế, có xác suất rất lớn là bà Lâm sẽ trở thành đại biểu quốc hội.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG