KYIV, UKRAINE —
Thủ tướng lâm thời Ukraine thừa nhận rằng quân đội nước ông, bị vượt về quân số lẫn võ khí, đã được lệnh rút khỏi bán đảo Crimea. Thông tín viên VOA Steve Herman tường thuật rằng Việc rút quân diễn ra trong khi Ukraine lên tiếng báo động rằng Nga, đã sáp nhập Crimea hôm thứ Sáu tuần trước, đang trong tư thế tiến vào lãnh thổ Ukraine. Thông tín viên đài VOA Steve Herman tường thuật từ Kyiv.
Mặc dầu còn có hy vọng rằng cuộc họp khẩn cấp của nhóm G-7 tại La Haye có thể sử dụng đường lối ngoại giao để làm lắng dịu cuộc khủng hoảng, các giới chức Ukraine nói rằng các khu vực biên giới miền bắc, miền nam và miền đông của Ukraine bị đặt trong tình trạng đe dọa ngày càng gia tăng, nhưng quân đội của họ sẵn sàng bảo vệ quê hương.
Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và an ninh Quốc Gia Ukraine, ông Andriy Parubi, nói rằng có khoảng 100.000 binh sĩ Nga được bố trí dọc theo các biên giới Ukraine.
Ông Parubi nói rằng mặc dầu có bảo đảm từ phía các giới chức Nga rằng họ tiến hành các cuộc thao dượt thường lệ, thật ra các lực lượng đó đang trong tình trạng báo động toàn diện.
Ông Parubiy cũng nói rằng chính phủ lâm thời của Ukraine cũng cho Nga kỳ hạn chót để trả tự do cho các sĩ quan Ukraine bị giữ tại Crimea sau khi quân đội Nga chiếm gần 200 căn cứ quân sự của Ukraine.
Nhiều giờ trước đó, Quyền Tổng thống Ukraine Oleksandr Turchynov xác nhận tất cả các đơn vị quân sự của nước ông và gia đình họ đã được chỉ thị rời khỏi Crimea bởi vì họ “bị đặt trong tình trạng đe dọa thật sự.”
Một số, có lẽ phần lớn là nhân viên trong một số đơn vị chủ yếu - theo các nguồn tin tại Kyiv - ở lại để tham gia quân đội Nga.
Nổi tiếng nhất trong số họ là Denis Berezovsky, cựu Tư lệnh Hải quân Ukraine, người đã được bổ nhiệm làm Tư lệnh Phó Hạm đội Hắc Hải của Nga. Giờ đây ông phải đối diện với tội phản quốc tại Ukraine, nơi quân đội gọi ông là kẻ phản bội.
Đại tá hồi hưu Volodmyr Voloshyn, chủ tịch liên đoàn thủy quân lục chiến Ukraine và cựu tham mưu trưởng Hải quân Ukraine, nói rằng ông thật sự không hiểu điều gì đã ép buộc các đồng nghiệp của ông quyết định như vậy. Ông nhắc lại rằng sau khi ly khai khỏi Liên Xô nhiều sĩ quan Ukraine đã bị cáo buộc là phản bội vì tuyên thệ bảo vệ Ukraine.
Việc mất Crimea, kể cả các căn cứ quân sự Ukraine, chiếc soái hạm và tiềm thủy đỉnh duy nhất là điều hổ thẹn đối với Ukraine, lực lượng của họ ít phản kháng, nếu có, trước quân số chênh lệch quá lớn chống lại họ.
Nhưng cựu bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Borys Tarasyuk nói rằng Washington và London phải chia sẻ trách nhiệm về việc mất Crimea. Ông nói:
“Tôi dám nêu đích danh Hoa Kỳ và Anh, là hai nước không thi hành cam kết của họ theo Văn bản ghi nhớ Budapest về bảo đảm an ninh quốc gia đối với Ukraine, liên quan tới việc Ukraine tham gia hiệp định không phổ biến võ khí hạt nhân như một quốc gia không có võ khí hạt nhân.”
Hiệp định chính trị năm 1994 được ký kết giữa Liên bang Nga, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh.
Mặc dầu còn có hy vọng rằng cuộc họp khẩn cấp của nhóm G-7 tại La Haye có thể sử dụng đường lối ngoại giao để làm lắng dịu cuộc khủng hoảng, các giới chức Ukraine nói rằng các khu vực biên giới miền bắc, miền nam và miền đông của Ukraine bị đặt trong tình trạng đe dọa ngày càng gia tăng, nhưng quân đội của họ sẵn sàng bảo vệ quê hương.
Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và an ninh Quốc Gia Ukraine, ông Andriy Parubi, nói rằng có khoảng 100.000 binh sĩ Nga được bố trí dọc theo các biên giới Ukraine.
Ông Parubi nói rằng mặc dầu có bảo đảm từ phía các giới chức Nga rằng họ tiến hành các cuộc thao dượt thường lệ, thật ra các lực lượng đó đang trong tình trạng báo động toàn diện.
Ông Parubiy cũng nói rằng chính phủ lâm thời của Ukraine cũng cho Nga kỳ hạn chót để trả tự do cho các sĩ quan Ukraine bị giữ tại Crimea sau khi quân đội Nga chiếm gần 200 căn cứ quân sự của Ukraine.
Nhiều giờ trước đó, Quyền Tổng thống Ukraine Oleksandr Turchynov xác nhận tất cả các đơn vị quân sự của nước ông và gia đình họ đã được chỉ thị rời khỏi Crimea bởi vì họ “bị đặt trong tình trạng đe dọa thật sự.”
Một số, có lẽ phần lớn là nhân viên trong một số đơn vị chủ yếu - theo các nguồn tin tại Kyiv - ở lại để tham gia quân đội Nga.
Nổi tiếng nhất trong số họ là Denis Berezovsky, cựu Tư lệnh Hải quân Ukraine, người đã được bổ nhiệm làm Tư lệnh Phó Hạm đội Hắc Hải của Nga. Giờ đây ông phải đối diện với tội phản quốc tại Ukraine, nơi quân đội gọi ông là kẻ phản bội.
Đại tá hồi hưu Volodmyr Voloshyn, chủ tịch liên đoàn thủy quân lục chiến Ukraine và cựu tham mưu trưởng Hải quân Ukraine, nói rằng ông thật sự không hiểu điều gì đã ép buộc các đồng nghiệp của ông quyết định như vậy. Ông nhắc lại rằng sau khi ly khai khỏi Liên Xô nhiều sĩ quan Ukraine đã bị cáo buộc là phản bội vì tuyên thệ bảo vệ Ukraine.
Việc mất Crimea, kể cả các căn cứ quân sự Ukraine, chiếc soái hạm và tiềm thủy đỉnh duy nhất là điều hổ thẹn đối với Ukraine, lực lượng của họ ít phản kháng, nếu có, trước quân số chênh lệch quá lớn chống lại họ.
Nhưng cựu bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Borys Tarasyuk nói rằng Washington và London phải chia sẻ trách nhiệm về việc mất Crimea. Ông nói:
“Tôi dám nêu đích danh Hoa Kỳ và Anh, là hai nước không thi hành cam kết của họ theo Văn bản ghi nhớ Budapest về bảo đảm an ninh quốc gia đối với Ukraine, liên quan tới việc Ukraine tham gia hiệp định không phổ biến võ khí hạt nhân như một quốc gia không có võ khí hạt nhân.”
Hiệp định chính trị năm 1994 được ký kết giữa Liên bang Nga, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh.