KYIV —
Ukraina đã ký một hiệp ước về hợp tác chính trị chặt chẽ hơn Liên hiệp châu Âu, và gác lại việc ký một hiệp ước thương mại có tác dụng sâu rộng hơn. Sự kiện diễn ra vào lúc Tổng thống Nga Vladimir Putin ký một văn kiện chính thức hóa việc sáp nhập Crimea với Nga.
Trong khi Urkaina thực hiện một biện pháp lịch sử tiến gần hơn với châu Âu, tỉnh Crimea mang tính chiến lược, với khối dân đa số nói tiếng Nga đã rơi vào quyền kiểm soát chặt chẽ của Moscow. Tổng thống Putin ký các dự luật tại Kremli hoàn tất việc sáp nhập.
Tại Brussels, thủ tướng lâm thời Ukraina Arsenyi Yatsenyuk, giải thích rằng nước ông chỉ có hai phương án để đáp lại các hành động của Nga.
Ông Yatsenyuk nói: “Phương án thứ nhất là quân sự, không hẳn được thế giới chấp nhận việc dẫn đến thế chiến thứ ba. Phương án thứ nhì mang tính chính trị, ngoại giao và kinh tế. Cách tốt nhất để kiềm chế Nga là áp dụng ảnh hưởng kinh tế thực sự đối với họ.”
Thỏa thuận chính trị giữa Kyiv và EU không lập tức thay đổi được điều gì trên thực tế ở Ukraina. Nhưng Thứ trưởng Ngoại giao Ukraina, ông Danylo Lubrivsky nói hiệp ước đặt Ukraina vào một con đường mới để giải quyết nhiều vấn đề mà Ukraina đang đối mặt.
Ông Lubrivsky giải thích: “Chúng tôi đang làm một công tác rất lớn ngay lúc này – trong tình hình cuộc xung đột Crimea, nền kinh tế lâm vào tình trạng rất xấu, với tất cả những vấn đề tham nhũng và tệ nạn là di sản của chế độ trước.”
Thêm vào những mối quan ngại đó, Moscow đang khẳng định rằng Kyiv thiếu họ hàng tỷ đôla khí đốt thiên nhiên đã giao trước đây, và đã cảnh báo rằng họ có thể xét lại việc giảm giá cho khí đốt thiên nhiên mà Tổng thống Nga Vladimir Putin đã hứa hồi cuối năm ngoái với Tổng thống bị lật đổ của Ukraina, ông Viktor Yanuckovych. Moscow đã cắt việc giao khí đốt thiên nhiên cho Ukraina nhiều lần trong thập niên qua.
Ðặc sứ Hoa Kỳ về năng lượng, ông Carlos Pascual, từng làm đại sứ ở Ukraina, đang có mặt ở Kyiv để đàm phán với các nhà lãnh đạo chính phủ về an ninh năng lượng. Ông nói Ukraina có thể tự túc khí đốt truớc năm 2020.
Ðại sứ Mỹ tỏ ý hy vọng Nga sẽ tiếp tục muốn sử dụng hệ thống trung chuyển qua ngả Ukraina.
Ông Pascual nói: “Và để có thể thỏa mãn nhu cầu của các khách hàng khắp Trung Âu, xuyên suốt Tây Âu, Nga có cơ hội có thể sử dụng các tuyến tiếp tệ hiện hữu và tiếp tục cung ứng khí đốt cũng được đưa đến Ukraina."
Sau chặng dừng ở Moscow, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon đến Kyiv để họp với các giới chức cao nhất của chính phủ lâm thời. PPng lập tức bày tỏ sự quan ngại về khả năng vụ khủng hoảng có thể tràn ra ngoài khu vực.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc nói:
“Vụ khủng hoảng hiện nay chỉ có thể được giải quyết bằng các giải pháp ngoại giao hòa bình dựa trên các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, trong đó có tôn trọng chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina, và một sự theo đuổi hòa bình và an ninh quyết tâm kiểu chính khách. Phải có một cuộc đối thoại thực sự giữa Kyiv và Moscow.”
Ibor Smeshko nguyên là người đứng đầu dịch vụ tình báo của Ukraina, và là một đại tá trong quân đội Xô Viết. Ông nói nếu quân đội và lực lượng trừ bị Ukraina không được động viên để phòng vệ, thì điều đó sẽ được diễn dịch là thiếu ý chí bảo về chủ quyền đất nước.
Ông Smeshko nói: “Nếu chúng tôi không cho toàn thế giới và dân chúng Ukraina thấy là chính phủ và đất nước này sẵn sáng tự vệ, thì đó sẽ là sự khiêu khích to lớn nhất để cựu đối tác chiến lược của chúng tôi, và nay là đối thủ chính của chúng tôi tiến xa hơn.”
Trong khi đó, Đại sứ Hoa kỳ tại Vacsava, ông Stephen Mull nhắc lại với các phóng viên rằng các chính phủ Mỹ và Ba Lan đang thảo luận việc mở rộng các cuộc thao diễn đơn vị để bao gồm các lực lượng từ vùng Baltic, cộng hòa Czech, Hungari, Slovakia và Rumani.
Trong khi Urkaina thực hiện một biện pháp lịch sử tiến gần hơn với châu Âu, tỉnh Crimea mang tính chiến lược, với khối dân đa số nói tiếng Nga đã rơi vào quyền kiểm soát chặt chẽ của Moscow. Tổng thống Putin ký các dự luật tại Kremli hoàn tất việc sáp nhập.
Tại Brussels, thủ tướng lâm thời Ukraina Arsenyi Yatsenyuk, giải thích rằng nước ông chỉ có hai phương án để đáp lại các hành động của Nga.
Ông Yatsenyuk nói: “Phương án thứ nhất là quân sự, không hẳn được thế giới chấp nhận việc dẫn đến thế chiến thứ ba. Phương án thứ nhì mang tính chính trị, ngoại giao và kinh tế. Cách tốt nhất để kiềm chế Nga là áp dụng ảnh hưởng kinh tế thực sự đối với họ.”
Thỏa thuận chính trị giữa Kyiv và EU không lập tức thay đổi được điều gì trên thực tế ở Ukraina. Nhưng Thứ trưởng Ngoại giao Ukraina, ông Danylo Lubrivsky nói hiệp ước đặt Ukraina vào một con đường mới để giải quyết nhiều vấn đề mà Ukraina đang đối mặt.
Ông Lubrivsky giải thích: “Chúng tôi đang làm một công tác rất lớn ngay lúc này – trong tình hình cuộc xung đột Crimea, nền kinh tế lâm vào tình trạng rất xấu, với tất cả những vấn đề tham nhũng và tệ nạn là di sản của chế độ trước.”
Thêm vào những mối quan ngại đó, Moscow đang khẳng định rằng Kyiv thiếu họ hàng tỷ đôla khí đốt thiên nhiên đã giao trước đây, và đã cảnh báo rằng họ có thể xét lại việc giảm giá cho khí đốt thiên nhiên mà Tổng thống Nga Vladimir Putin đã hứa hồi cuối năm ngoái với Tổng thống bị lật đổ của Ukraina, ông Viktor Yanuckovych. Moscow đã cắt việc giao khí đốt thiên nhiên cho Ukraina nhiều lần trong thập niên qua.
Ðặc sứ Hoa Kỳ về năng lượng, ông Carlos Pascual, từng làm đại sứ ở Ukraina, đang có mặt ở Kyiv để đàm phán với các nhà lãnh đạo chính phủ về an ninh năng lượng. Ông nói Ukraina có thể tự túc khí đốt truớc năm 2020.
Ðại sứ Mỹ tỏ ý hy vọng Nga sẽ tiếp tục muốn sử dụng hệ thống trung chuyển qua ngả Ukraina.
Ông Pascual nói: “Và để có thể thỏa mãn nhu cầu của các khách hàng khắp Trung Âu, xuyên suốt Tây Âu, Nga có cơ hội có thể sử dụng các tuyến tiếp tệ hiện hữu và tiếp tục cung ứng khí đốt cũng được đưa đến Ukraina."
Sau chặng dừng ở Moscow, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon đến Kyiv để họp với các giới chức cao nhất của chính phủ lâm thời. PPng lập tức bày tỏ sự quan ngại về khả năng vụ khủng hoảng có thể tràn ra ngoài khu vực.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc nói:
“Vụ khủng hoảng hiện nay chỉ có thể được giải quyết bằng các giải pháp ngoại giao hòa bình dựa trên các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, trong đó có tôn trọng chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina, và một sự theo đuổi hòa bình và an ninh quyết tâm kiểu chính khách. Phải có một cuộc đối thoại thực sự giữa Kyiv và Moscow.”
Ibor Smeshko nguyên là người đứng đầu dịch vụ tình báo của Ukraina, và là một đại tá trong quân đội Xô Viết. Ông nói nếu quân đội và lực lượng trừ bị Ukraina không được động viên để phòng vệ, thì điều đó sẽ được diễn dịch là thiếu ý chí bảo về chủ quyền đất nước.
Ông Smeshko nói: “Nếu chúng tôi không cho toàn thế giới và dân chúng Ukraina thấy là chính phủ và đất nước này sẵn sáng tự vệ, thì đó sẽ là sự khiêu khích to lớn nhất để cựu đối tác chiến lược của chúng tôi, và nay là đối thủ chính của chúng tôi tiến xa hơn.”
Trong khi đó, Đại sứ Hoa kỳ tại Vacsava, ông Stephen Mull nhắc lại với các phóng viên rằng các chính phủ Mỹ và Ba Lan đang thảo luận việc mở rộng các cuộc thao diễn đơn vị để bao gồm các lực lượng từ vùng Baltic, cộng hòa Czech, Hungari, Slovakia và Rumani.