Đường dẫn truy cập

Trung Quốc đối mặt với nhiều thách thức kinh tế


Một người đàn ông dừng xe đạp để xem hình vẽ của một dự án bất động sản bên ngoài công trường xây dựng ở Bắc Kinh, ngày 17/1/2013.
Một người đàn ông dừng xe đạp để xem hình vẽ của một dự án bất động sản bên ngoài công trường xây dựng ở Bắc Kinh, ngày 17/1/2013.
Trung Quốc mới đây đã khai trương tuyến xe lửa cao tốc dài nhất thế giới, chạy từ trung khu thần kinh chính trị ở miền bắc tới Quảng Châu, một trong những trung tâm kinh tế then chốt ở miền nam. Các nhà phân tích cho rằng tuyến xe lửa cao tốc và thành phố Quảng Châu là cửa sổ để người ta nhận ra những thách thức to lớn về kinh tế mà giới lãnh đạo mới của Trung Quốc đang đối mặt. Từ Bắc Kinh, thông tín viên VOA William Ide gởi về bài tường thuật sau đây.

Thực hiện một chuyến đi trên tuyến xe lửa cao tốc ở Trung Quốc là một cách để nhận ra nhiều khía cạnh của nền kinh tế của nước này: sự phụ thuộc quá nhiều vào hoạt động xây dựng để có được tăng trưởng kinh tế, sự chênh lệch rất lớn về trình độ phát triển giữa các vùng, những thách thức nghiêm trọng về môi trường và vấn đề dư thừa năng suất.

Ông Tô Hiến Tường, giáo sư kinh tế học của Đại học Trung Sơn ở Quảng Châu, cho biết như sau.

Giáo sư Tô nói rằng Trung Quốc đang bị nạn bất bình đẳng hoành hành, vì có nhiều người giàu, nhưng cũng có nhiều người nghèo đến độ không có tiền cho con đi học hay không có tiền đi khám bác sĩ khi bị bệnh. Ông cho biết cuộc sống những người ở các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu hiện nay tương đối khá, nhưng khi lái xe ra khỏi thành phố chừng hai tiếng đồng hồ là tình hình sẽ khác hẳn.

Hơn ba thập niên trước, giới lãnh đạo Trung Quốc đã thiết kế ở miền nam một hệ thống kinh tế mới, tự do hơn, và giờ đây khu vực này với sự tăng trưởng nhờ vào hoạt động chế tạo dùng nhiều lao động chiếm từ 50 đến 60 tổng sản lượng của cả nước.

Tuy nhiên, vì kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại và nhu cầu ở nước ngoài đối với hàng hóa Trung Quốc bị sút giảm, tốc độ phát triển của miền nam Trung Quốc cũng bị khựng lại.

Về việc này giáo sư Tô Hiến Tường cho biết như sau.

Ông Tô nói đại ý rằng các giới chức chính quyền ở Quảng Đông và những vùng duyên hải hiện nay rất lo lắng và họ đang tìm cách thay đổi mô hình kinh tế của miền nam. Ông cho biết mô hình mới của vùng này có thể trở thành mô hình phát triển cho cả Trung Quốc trong tương lai.

Mặc dù tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc dự kiến sẽ tiếp tục được ổn định với tỉ lệ khoảng 7% mỗi năm cho đến cuối thập niên này, các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh thừa nhận rằng họ đang đối mặt với những thách đố nghiêm trọng. Một số thách đố đã được Thủ tướng Ôn Gia Bảo nêu ra trong bản báo cáo công tác chính phủ mà ông đọc trước quốc hội hồi đầu tuần này.

Nhiều người dân ở Trung Quốc vẫn sống trong cảnh cơ cực.
Nhiều người dân ở Trung Quốc vẫn sống trong cảnh cơ cực.
Vị thủ tướng sắp về hưu này nói rằng dân chúng vẫn còn nhiều người sinh sống trong cảnh cơ cực. Ông cho biết các vấn đề xã hội đã gia tăng đáng kể và người dân đang phải chật vật trước các vấn đề như giáo dục, tìm kiếm công ăn việc làm, bảo đảm an sinh xã hội và môi trường.

Bà Ngãi Hiểu Minh là một nhà làm phim tài liệu về các vấn đề xã hội ở Trung Quốc trong mấy mươi năm nay. Bà cho rằng sự độc đáo của miền nam không chỉ nằm ở chỗ có nhiều cơ hội để tìm công ăn việc làm và sự cởi mở về kinh tế.

Bà Ngãi nói rằng vì ở gần Hồng Kông và Ma Cao nên Quảng Đông có được một dòng chảy thông tin tự do hơn và vì tỉnh này này là nơi đầu tiên thực hiện các biện pháp cải cách và mở cửa kinh tế, cho nên dân chúng ở đây thường có xu hướng chú trọng tới các vấn đề dân sinh; và nói chung đây là nơi có một môi trường tự do, cởi mở hơn so với những nơi khác.

Các nhà quan sát cho rằng các giới chức ở miền nam được dễ dàng hơn trong việc thực hiện những chính sách tiến bộ vì nằm xa trung tâm chính trị ở miền bắc. Nhưng bà Ngãi Hiểu Minh nói rằng có được một môi trường cởi mở hơn không có nghĩa là những sự thay đổi sẽ diễn ra một cách dễ dàng.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG