Trung Quốc đã không chịu cấp visa cho cựu thủ tướng Na Uy Kjell Magne Bondevik và tỏ ý cho thấy họ vẫn trách cứ chính phủ Na Uy về việc ủy ban Nobel trao giải Nobel Hòa Bình cho nhà văn bất đồng chính kiến Lưu Hiểu Ba vào năm 2010. Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stephanie Ho gởi về bài tường thuật sau đây.
Khi được hỏi về việc Trung Quốc không chịu cấp visa cho cựu thủ tướng Na Uy, phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc Lưu Vị Dân nói rằng việc cấp phát và từ chối không cấp phát visa là việc xảy ra hàng ngày.
Ông Lưu cho biết các phái bộ ngoại giao Trung Quốc cấp visa cho các nhà lãnh đạo nước ngoài được mời và được nhà chức trách trong nước cho phép. Ông nói thêm rằng công dân Trung Quốc thường bị các nước khác từ chối không cấp visa. Ông hối thúc thế giới bên ngoài không nên suy đoán nhiều về những quyết định như vậy.
Hôm qua, một trong các tờ báo lớn nhất Na Uy, tờ Aftenposten, cho biết Trung Quốc đã không chịu cấp visa cho cựu thủ tướng Kjell Magne Bondevik, là người định tới dự một cuộc hội thảo ở Nam Kinh trong tuần này.
Ông Bondevik nói với tờ Aftenposten rằng ông tin là việc từ chối này có liên hệ tới sự tức giận của Trung Quốc đối với việc Ủy ban Nobel Na Uy quyết định trao giải Nobel Hòa Bình cho ông Lưu Hiểu Ba, nhà văn bất đồng chính kiến Trung Quốc đang bị cầm tù. Ông Bondevik đã đến thăm Trung Quốc vào năm 2002 khi ông còn giữ chức thủ tướng.
Khi được hỏi về phát biểu của ông Bondevik, người phát ngôn bộ ngoại giao Trung Quốc đã không phủ nhận sự liên hệ đó và thừa nhận rằng các mối quan hệ giữa Trung Quốc với Na Uy hiện nay không được tốt đẹp.
Ông Lưu nói rằng những khó khăn trong mối quan hệ song phương là do Na Uy gây ra và gợi ý rằng chính phủ ở Oslo nên “sửa đổi.” Tuy nhiên ông không nói rõ Trung Quốc muốn Na Uy làm những việc cụ thể nào.
Ủy ban Nobel, một tổ chức ngoài chính phủ, năm 2010 đã trao giải cho ông Lưu Hiểu Ba vì điều mà họ nói là “cuộc tranh đấu trường kỳ và bất bạo động của ông cho những quyền cơ bản của con người ở Trung Quốc.” Ông Lưu là một nhà cầm bút tham gia việc soạn thảo Hiến Chương 08, một bản tuyên ngôn đòi tự do ngôn luận và cải cách chính trị ở Trung Quốc. Năm 2009, ông bị tuyên án tù 11 năm về tội gọi là âm mưu lật đổ chính quyền.
Các giới chức ở Bắc kinh nói rằng ông Lưu Hiểu Ba vi phạm luật pháp Trung Quốc và việc trao giải Nobel Hòa Bình cho ông là một hành vi sỉ nhục Trung Quốc.
Ông Lưu Hiểu ba và những người trong gia đình ông đã không thể đến dự lễ trao giải ở Oslo. Sự vắng mặt của ông được nêu bật bằng một chiếc ghế trống.
Trong khi đó, lãnh tụ dân chủ Miến Điện Aung San Suu Kyi sẽ tới Oslo vào thứ 7 này để chính thức đọc bài diễn văn mà lẽ ra bà đã đọc khi được tặng giải Nobel Hòa Bình cách nay hơn hai mươi năm. Lúc đó, bà không thể đích thân đến nhận giải vì đang bị giam lỏng tại tư thất của bà ở Rangoon.
Khi được hỏi về việc Trung Quốc không chịu cấp visa cho cựu thủ tướng Na Uy, phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc Lưu Vị Dân nói rằng việc cấp phát và từ chối không cấp phát visa là việc xảy ra hàng ngày.
Ông Lưu cho biết các phái bộ ngoại giao Trung Quốc cấp visa cho các nhà lãnh đạo nước ngoài được mời và được nhà chức trách trong nước cho phép. Ông nói thêm rằng công dân Trung Quốc thường bị các nước khác từ chối không cấp visa. Ông hối thúc thế giới bên ngoài không nên suy đoán nhiều về những quyết định như vậy.
Hôm qua, một trong các tờ báo lớn nhất Na Uy, tờ Aftenposten, cho biết Trung Quốc đã không chịu cấp visa cho cựu thủ tướng Kjell Magne Bondevik, là người định tới dự một cuộc hội thảo ở Nam Kinh trong tuần này.
Ông Bondevik nói với tờ Aftenposten rằng ông tin là việc từ chối này có liên hệ tới sự tức giận của Trung Quốc đối với việc Ủy ban Nobel Na Uy quyết định trao giải Nobel Hòa Bình cho ông Lưu Hiểu Ba, nhà văn bất đồng chính kiến Trung Quốc đang bị cầm tù. Ông Bondevik đã đến thăm Trung Quốc vào năm 2002 khi ông còn giữ chức thủ tướng.
Khi được hỏi về phát biểu của ông Bondevik, người phát ngôn bộ ngoại giao Trung Quốc đã không phủ nhận sự liên hệ đó và thừa nhận rằng các mối quan hệ giữa Trung Quốc với Na Uy hiện nay không được tốt đẹp.
Ông Lưu nói rằng những khó khăn trong mối quan hệ song phương là do Na Uy gây ra và gợi ý rằng chính phủ ở Oslo nên “sửa đổi.” Tuy nhiên ông không nói rõ Trung Quốc muốn Na Uy làm những việc cụ thể nào.
Ủy ban Nobel, một tổ chức ngoài chính phủ, năm 2010 đã trao giải cho ông Lưu Hiểu Ba vì điều mà họ nói là “cuộc tranh đấu trường kỳ và bất bạo động của ông cho những quyền cơ bản của con người ở Trung Quốc.” Ông Lưu là một nhà cầm bút tham gia việc soạn thảo Hiến Chương 08, một bản tuyên ngôn đòi tự do ngôn luận và cải cách chính trị ở Trung Quốc. Năm 2009, ông bị tuyên án tù 11 năm về tội gọi là âm mưu lật đổ chính quyền.
Các giới chức ở Bắc kinh nói rằng ông Lưu Hiểu Ba vi phạm luật pháp Trung Quốc và việc trao giải Nobel Hòa Bình cho ông là một hành vi sỉ nhục Trung Quốc.
Ông Lưu Hiểu ba và những người trong gia đình ông đã không thể đến dự lễ trao giải ở Oslo. Sự vắng mặt của ông được nêu bật bằng một chiếc ghế trống.
Trong khi đó, lãnh tụ dân chủ Miến Điện Aung San Suu Kyi sẽ tới Oslo vào thứ 7 này để chính thức đọc bài diễn văn mà lẽ ra bà đã đọc khi được tặng giải Nobel Hòa Bình cách nay hơn hai mươi năm. Lúc đó, bà không thể đích thân đến nhận giải vì đang bị giam lỏng tại tư thất của bà ở Rangoon.