Trong nhiều năm qua, các chính quyền phương Tây, các tổ chức nhân quyền và giới bất đồng chính kiến Trung Quốc đã tố cáo Bắc Kinh về những vụ vi phạm nghiêm trọng đối với nhân quyền và các quyền tự do. Vụ đàn áp những người biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn hồi năm 1989 vẫn là một vết nhơ lớn nhất trong thành tích nhân quyền của Trung Quốc. Nhưng từ đó tới nay, chính quyền cộng sản Trung Quốc cũng đã gặp phải vô số những cáo buộc về những vụ bắt bớ tùy tiện, các vụ tra tấn và sách nhiễu giới bất đồng chính kiến và gia đình họ. Hôm qua, tại Geneva, chính quyền Trung Quốc phải đối mặt với một báo cáo của Liên Hiệp Quốc, liệt kê những vụ vi phạm nghiêm trọng các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế. Thông tín viên Zlatica Hoke tường trình rằng Trung Quốc đã đưa ra một số tín hiệu hòa dịu hơn trong phản ứng của họ, tuy nhiên điều này vẫn không trấn an được một số nhà quan sát.
Nhà hoạt động nhân quyền Nghê Ngọc Lan đã được thả khỏi nhà tù hồi đầu tháng này, sau khi thọ án tù 2 năm rưỡi về tội lừa đảo và khích động gây rối. Bà Nghê đã có những bất đồng với chính quyền Trung Quốc từ năm 2001, khi bà bắt đầu chống đối việc phá hủy nhà cửa, kể cả nhà của bà, để xây Làng Thế Vận ở Bắc Kinh. Bà Nghê, một luật sư nhân quyền, phát biểu:
“Trong 12 năm qua tôi đã bị đối xử như một kẻ tội phạm, cả khi tôi ở nhà lẫn khi ở trong tù. Tại nhà, chúng tôi bị cảnh sát theo dõi, họ bao vây nhà tôi và biến nhà tôi thành một nhà tù. Chúng tôi không được phép đi lại tự do. Gia đình tôi bị sách nhiễu.”
Ông Ngải Vị Vị, một nghệ sĩ Trung Quốc nổi tiếng, cũng không thoát khỏi sự đàn áp. Sau khi chỉ trích chính quyền, nhà thiết kế sân vận động “Tổ Chim” ở Bắc Kinh bị bắt vào năm 2011 và bị giam gần 3 tháng mà không được xét xử. Giới hữu trách Trung Quốc nói ông Ngải Vị Vị bị điều tra về những tội phạm kinh tế.
Danh sách dài liệt kê những vụ chà đạp nhân quyền mà Trung Quốc bị cáo buộc gồm có việc đàn áp các sắc dân thiểu số, đặc biệt tại Tân Cương và Tây Tạng, và kiểm soát quá đáng truyền thông và internet.
Hoa Kỳ đã nhiều lần yêu cầu Trung Quốc chấm dứt những vụ vi phạm, nhưng các tổ chức nhân quyền nói làm như thế là chưa đủ.
Bà Sophie Richardson là Giám đốc đặc trách Trung Quốc của Tổ chức Human Rights Watch.
“Tôi nghĩ rằng thực tế là đối với Hoa Kỳ, các vấn đề nhân quyền tại Trung Quốc vẫn là một vấn đề cần được kiềm chế, chứ không phải là vấn đề cần được giải quyết. Vấn đề này cũng không được coi là một vấn đề gốc rễ hay một vấn đề cơ bản để bảo đảm cho tiến bộ của các vấn đề khác trong mối quan hệ song phương.”
Hôm thứ Ba, Trung Quốc thừa nhận là có những thiếu sót, tuy nhiên họ nhấn mạnh nước họ đã đạt được rất nhiều tiến bộ. Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói:
“Mong ước của chúng tôi là các tổ chức quốc tế, kể cả Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và các cơ quan liên hệ khác, sẽ đánh giá một cách khách quan và công bằng sự tiến bộ của Trung Quốc trong lĩnh vực nhân quyền. Về câu hỏi của quý vị, chúng tôi coi một số vấn đề đó là những vấn đề nội bộ, chúng tôi hy vọng rằng chủ quyền tư pháp của chúng tôi được tôn trọng.”
Ông Trình Lập, giáo sư của Đại Học Thành phố Hong Kong, nói rằng Bắc Kinh muốn ảnh hưởng tới nghị trình nhân quyền quốc tế.
“Trung Quốc có ý định xoa dịu những lời chỉ trích từ bên ngoài, và bảo vệ lập trường cơ bản của họ, đồng thời vận động ráo riết để có được sự ủng hộ của các nước thuộc thế giới thứ ba, đặc biệt các nước ở Châu Phi và Châu Á. Không những chỉ để bênh vực Trung Quốc, mà còn để ủng hộ cho Trung Quốc chiếm được một ghế tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc trong cuộc bầu cử tổ chức vào tháng 11 sắp tới.”
Giáo sư Trình Lập nói Trung Quốc giờ đây muốn nắm giữ một vai trò tích cực hơn tại diễn đàn nhân quyền Liên Hiệp Quốc, và góp phần hình thành chính sách nhân quyền của tổ chức quốc tế này.
Nhà hoạt động nhân quyền Nghê Ngọc Lan đã được thả khỏi nhà tù hồi đầu tháng này, sau khi thọ án tù 2 năm rưỡi về tội lừa đảo và khích động gây rối. Bà Nghê đã có những bất đồng với chính quyền Trung Quốc từ năm 2001, khi bà bắt đầu chống đối việc phá hủy nhà cửa, kể cả nhà của bà, để xây Làng Thế Vận ở Bắc Kinh. Bà Nghê, một luật sư nhân quyền, phát biểu:
“Trong 12 năm qua tôi đã bị đối xử như một kẻ tội phạm, cả khi tôi ở nhà lẫn khi ở trong tù. Tại nhà, chúng tôi bị cảnh sát theo dõi, họ bao vây nhà tôi và biến nhà tôi thành một nhà tù. Chúng tôi không được phép đi lại tự do. Gia đình tôi bị sách nhiễu.”
Ông Ngải Vị Vị, một nghệ sĩ Trung Quốc nổi tiếng, cũng không thoát khỏi sự đàn áp. Sau khi chỉ trích chính quyền, nhà thiết kế sân vận động “Tổ Chim” ở Bắc Kinh bị bắt vào năm 2011 và bị giam gần 3 tháng mà không được xét xử. Giới hữu trách Trung Quốc nói ông Ngải Vị Vị bị điều tra về những tội phạm kinh tế.
Danh sách dài liệt kê những vụ chà đạp nhân quyền mà Trung Quốc bị cáo buộc gồm có việc đàn áp các sắc dân thiểu số, đặc biệt tại Tân Cương và Tây Tạng, và kiểm soát quá đáng truyền thông và internet.
Hoa Kỳ đã nhiều lần yêu cầu Trung Quốc chấm dứt những vụ vi phạm, nhưng các tổ chức nhân quyền nói làm như thế là chưa đủ.
Bà Sophie Richardson là Giám đốc đặc trách Trung Quốc của Tổ chức Human Rights Watch.
“Tôi nghĩ rằng thực tế là đối với Hoa Kỳ, các vấn đề nhân quyền tại Trung Quốc vẫn là một vấn đề cần được kiềm chế, chứ không phải là vấn đề cần được giải quyết. Vấn đề này cũng không được coi là một vấn đề gốc rễ hay một vấn đề cơ bản để bảo đảm cho tiến bộ của các vấn đề khác trong mối quan hệ song phương.”
Hôm thứ Ba, Trung Quốc thừa nhận là có những thiếu sót, tuy nhiên họ nhấn mạnh nước họ đã đạt được rất nhiều tiến bộ. Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói:
“Mong ước của chúng tôi là các tổ chức quốc tế, kể cả Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và các cơ quan liên hệ khác, sẽ đánh giá một cách khách quan và công bằng sự tiến bộ của Trung Quốc trong lĩnh vực nhân quyền. Về câu hỏi của quý vị, chúng tôi coi một số vấn đề đó là những vấn đề nội bộ, chúng tôi hy vọng rằng chủ quyền tư pháp của chúng tôi được tôn trọng.”
Ông Trình Lập, giáo sư của Đại Học Thành phố Hong Kong, nói rằng Bắc Kinh muốn ảnh hưởng tới nghị trình nhân quyền quốc tế.
“Trung Quốc có ý định xoa dịu những lời chỉ trích từ bên ngoài, và bảo vệ lập trường cơ bản của họ, đồng thời vận động ráo riết để có được sự ủng hộ của các nước thuộc thế giới thứ ba, đặc biệt các nước ở Châu Phi và Châu Á. Không những chỉ để bênh vực Trung Quốc, mà còn để ủng hộ cho Trung Quốc chiếm được một ghế tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc trong cuộc bầu cử tổ chức vào tháng 11 sắp tới.”
Giáo sư Trình Lập nói Trung Quốc giờ đây muốn nắm giữ một vai trò tích cực hơn tại diễn đàn nhân quyền Liên Hiệp Quốc, và góp phần hình thành chính sách nhân quyền của tổ chức quốc tế này.