Trong chiến dịch chống tham nhũng của Trung Quốc, thành phố Quảng Châu của tỉnh Quảng Đông dường như đang đi đầu. Các quan chức của một quận trong thành phố này nay mai phải tiết lộ nhiều chi tiết về tình hình tài chính cá nhân, ví dụ lương bổng, có bao nhiêu nhà, bao nhiêu xe, và bao nhiêu chuyến du hành ra nước ngoài.
Quảng Châu đang thu hút sự chú ý của mọi người với khu vực dịch vụ tài chính, cửa ngỏ ra vào trực tiếp các thủy lộ thương mại, một nhà hát opera bắt mắt, và một tòa tháp cao 600 mét.
Nhưng ngoài các điểm nổi bật này, người dân đang xem thành phố giải quyết vấn đề tham nhũng lan tràn của các quan chức ra sao.
Nhiều người dân thành phố xem chỉ thị tiết lộ tài sản là một bước đi đúng hướng. Một người qua đường cho biết:
“Quyền lực của các quan chức thật là đáng sợ. Họ cần phải tiết lộ tài sản.”
Còn một cô thì nói:
“Tôi nghĩ đây là một chính sách tốt. Ít ra thì quần chúng cũng thấy sự minh bạch hơn.”
Một sinh viên nói với VOA:
“Tôi nghĩ Trung Quốc đã sẵn sàng áp dụng một chính sách như vậy và cần phải chú tâm vào nỗ lực này.”
Một người đàn ông khác cho biết:
“Các chính sách như vậy tương đối giải quyết được vấn đề tham nhũng của các quan chức. Nhưng chỉ khai báo tài sản không thôi thì không đủ để giải quyết vấn đề có tính cách hệ thống.”
Có 3 khu vực trong tỉnh Quảng Đông sẽ mang ra thử nghiệm chính sách mới, thứ nhất là Nam Sa, đặc khu kinh tế của thành phố Quảng Châu.
Giáo sư môn công quyền Nghê Hi của trường đại học Tôn Dật Tiên nói rằng chương trình khai báo tài sản của Nam Sa nhắm vào các quan chức cấp cao trong đặc khu:
“Tài sản bao gồm những thứ như lương bổng, tiền tiết kiệm và đầu tư, nhưng ngoài ra còn những thứ quan trọng khác phải khai báo, ví dụ tình trạng hôn phối, anh đi những đâu, vợ con anh đang làm nghề gì, họ có sở hữu chứng khoán hoặc trao đổi chứng khoán hay không.”
Với diện tích độ 800 kilomet vuông, Nam Sa được chỉ định là đặc khu kinh tế hồi năm ngoái. Quận này bản thân nó cũng là một thành phố cỡ lớn, giúp thành phố Quảng Châu nay mai có tính cạnh tranh kinh tế nhiều hơn.
Giáo sư Nghê Hi nói rằng khai báo tài sản không chỉ đơn thuần có mục đích truy quét tham nhũng hoặc ngăn ngừa móc ngoặc:
“Tôi nghĩ rằng một trong những lý do tại sao chuyện này xảy ra khi Trung Quốc có thay đổi lãnh đạo là vì khi quản lý chính quyền trong sạch thì ta có tính cạnh tranh kinh tế cao hơn.”
Trong lúc chính quyền chỉ muốn thử nghiệm ở mức độ nhỏ tại miền nam, nhiều người lại muốn đi xa hơn.
Ông Tôn Hán Huy là một thành viên của phong trào xuất hiện ở cấp cơ sở, muốn thấy 200 quan chức hàng đầu ở trung ương công khai hóa tài sản:
“Khai báo tài sản là cách có hệ thống để tránh vấn đề tham nhũng. Nó là một mô hình quốc tế đã khởi đầu cách nay hơn 200 năm tại Thụy Điển, và bây giờ đang được áp dụng tại Anh, tại Mỹ. Nhưng muốn mô hình này có ý nghĩa, nó cần phải bắt đầu từ thượng tầng.”
Sau Quảng Châu, chính quyền trung ương tại Bắc Kinh có muốn đi tiếp sang những nơi khác hay không vẫn còn là chuyện chưa chắc chắn.
Một số quan chức đã lên tiếng ủng hộ nhưng cũng có nhiều người cho rằng chuyện này xâm phạm vào quyền riêng tư của họ.
Quảng Châu đang thu hút sự chú ý của mọi người với khu vực dịch vụ tài chính, cửa ngỏ ra vào trực tiếp các thủy lộ thương mại, một nhà hát opera bắt mắt, và một tòa tháp cao 600 mét.
Nhưng ngoài các điểm nổi bật này, người dân đang xem thành phố giải quyết vấn đề tham nhũng lan tràn của các quan chức ra sao.
Nhiều người dân thành phố xem chỉ thị tiết lộ tài sản là một bước đi đúng hướng. Một người qua đường cho biết:
“Quyền lực của các quan chức thật là đáng sợ. Họ cần phải tiết lộ tài sản.”
Còn một cô thì nói:
“Tôi nghĩ đây là một chính sách tốt. Ít ra thì quần chúng cũng thấy sự minh bạch hơn.”
Một sinh viên nói với VOA:
“Tôi nghĩ Trung Quốc đã sẵn sàng áp dụng một chính sách như vậy và cần phải chú tâm vào nỗ lực này.”
Một người đàn ông khác cho biết:
“Các chính sách như vậy tương đối giải quyết được vấn đề tham nhũng của các quan chức. Nhưng chỉ khai báo tài sản không thôi thì không đủ để giải quyết vấn đề có tính cách hệ thống.”
Có 3 khu vực trong tỉnh Quảng Đông sẽ mang ra thử nghiệm chính sách mới, thứ nhất là Nam Sa, đặc khu kinh tế của thành phố Quảng Châu.
Giáo sư môn công quyền Nghê Hi của trường đại học Tôn Dật Tiên nói rằng chương trình khai báo tài sản của Nam Sa nhắm vào các quan chức cấp cao trong đặc khu:
“Tài sản bao gồm những thứ như lương bổng, tiền tiết kiệm và đầu tư, nhưng ngoài ra còn những thứ quan trọng khác phải khai báo, ví dụ tình trạng hôn phối, anh đi những đâu, vợ con anh đang làm nghề gì, họ có sở hữu chứng khoán hoặc trao đổi chứng khoán hay không.”
Với diện tích độ 800 kilomet vuông, Nam Sa được chỉ định là đặc khu kinh tế hồi năm ngoái. Quận này bản thân nó cũng là một thành phố cỡ lớn, giúp thành phố Quảng Châu nay mai có tính cạnh tranh kinh tế nhiều hơn.
Giáo sư Nghê Hi nói rằng khai báo tài sản không chỉ đơn thuần có mục đích truy quét tham nhũng hoặc ngăn ngừa móc ngoặc:
“Tôi nghĩ rằng một trong những lý do tại sao chuyện này xảy ra khi Trung Quốc có thay đổi lãnh đạo là vì khi quản lý chính quyền trong sạch thì ta có tính cạnh tranh kinh tế cao hơn.”
Trong lúc chính quyền chỉ muốn thử nghiệm ở mức độ nhỏ tại miền nam, nhiều người lại muốn đi xa hơn.
Ông Tôn Hán Huy là một thành viên của phong trào xuất hiện ở cấp cơ sở, muốn thấy 200 quan chức hàng đầu ở trung ương công khai hóa tài sản:
“Khai báo tài sản là cách có hệ thống để tránh vấn đề tham nhũng. Nó là một mô hình quốc tế đã khởi đầu cách nay hơn 200 năm tại Thụy Điển, và bây giờ đang được áp dụng tại Anh, tại Mỹ. Nhưng muốn mô hình này có ý nghĩa, nó cần phải bắt đầu từ thượng tầng.”
Sau Quảng Châu, chính quyền trung ương tại Bắc Kinh có muốn đi tiếp sang những nơi khác hay không vẫn còn là chuyện chưa chắc chắn.
Một số quan chức đã lên tiếng ủng hộ nhưng cũng có nhiều người cho rằng chuyện này xâm phạm vào quyền riêng tư của họ.