Đường dẫn truy cập

Lãnh đạo Trung Quốc đối diện với lời kêu gọi cải cách


Chủ tịch Trung Quốc sắp nhậm chức Tập Cận Bình (trái) nói chuyện với Phó Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trong phiên họp Quốc hội, 4/3/13
Chủ tịch Trung Quốc sắp nhậm chức Tập Cận Bình (trái) nói chuyện với Phó Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trong phiên họp Quốc hội, 4/3/13
Bà Ngải Hiểu Minh nói Trung Quốc không thể tin vào thay đổi sắp tới từ phía các nhà lãnh đạo chính trị, hiện đang sống bên ngoài những vấn đề mà nhiều người phải chịu đựng trong nước. Những người này uống nước được cung cấp riêng cho họ, gia đình họ thậm chí không sống ở Trung Quốc nữa, và khi các nhà lãnh đạo này tề tựu thì họ bỏ lại tất cả các vần đề và những lời chỉ trích ở ngoài cửa phòng họp.

Trong tuần này, Trung Quốc sẽ khai mạc khóa họp Quốc Hội thường niên để đánh đầu việc kết thúc cuộc chuyển quyền lãnh đạo. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã gợi ý về sự cần thiết phải cải cách chính trị, và hồi tháng 1, nhiều viện sĩ hàng đầu trong nước đã kêu gọi thay đổi dân chủ. Nhưng có rất ít dấu hiệu về các cải cách quan trọng 1 ngày trước khi Quốc Hội khai mạc khóa họp.

Trước cuộc chuyển quyền 10 năm mới có một lần của Trung Quốc, ngày càng có nhiều lời kêu gọi cải cách chính trị từ phía các học giả và những người hoạt động nổi tiếng.

Khi được hỏi về khả năng của những thay đổi như thế dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình, một nữ phát ngôn viên của Quôc Hội Trung Quốc lại nói về thành quả của mô hình phát triển Trung Quốc.

Bà Phó Anh nói rằng phong cách cải tổ chính trị của Trung Quốc không phải là cải tổ chính trị nếu không theo gót các nước khác là không chính xác và bất công. Bà nói bà đã đi thăm nhiều nước phát triển và những thách thức mà họ phải đối phó không nhỏ hơn những thách thức của Trung Quốc.

Theo bà, thực ra các vần đề mà họ phải đối mặt trong nhiều trường hợp còn khó khăn hơn, vậy mà không ai yêu cầu họ phải thay đổi hệ thống chính trị của họ cả.

Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã nêu ra đề tài cải cách chính trị tại cuộc họp của Quốc Hội hồi năm ngoái, khi ông cảnh báo rằng những thảm kịch giống như cuộc Cách mạng Văn hóa có thể tái diễn trừ phi có thay đổi có ý nghĩa.

Hồi tháng 1, 100 trong số các học giả hàng đầu, các ký giả và những người hoạt động ở Trung Quốc, đã ký tên vào một thỉnh nguyện thư kêu gọi thực thi hiến pháp, mà họ nói rằng sẽ có nghĩa là một ngành tư pháp độc lập, và sự bãi bỏ các biện pháp kiểm soát Internet, các tổ chức độc lập và các cơ quan truyền thông tin tức.

Chỉ một tháng trước đó, Chủ tịch Tập Cận Bình sắp nhậm chức đã gợi ý rằng đảng có thể mất quyền nếu không thực thi được các thay đổi chính trị. Chuyến đi của ông vào tháng đó đến Thẩm Quyến, một trong các thành phố Trung Quốc áp dụng chủ nghĩa tư bản, được coi là một dấu hiệu của việc khai phóng kinh tế nhiều hơn.

Nhà làm phim tài liệu Ngải Hiểu Minh nói kỳ vọng rất cao đặt vào sự thay đổi dưới ban lãnh đạo mới của Trung Quốc.

Bà Ngải nói có lời kêu gọi rất khẩn thiết đòi thay đổi ở Trung Quốc. Bà nói dân chúng có khuynh hướng đặt nhiều hy vọng khi các nhà lãnh đạo mới lên nắm quyền, cho dù người lãnh đạo là ai, và có hy vọng là các nhà lãnh đạo mới sẽ tách ra khỏi các gánh nặng của những người tiền nhiệm.

Các dấu hiệu thay đổi có thể xảy ra trong vòng 10 ngày sắp tới, khi những người ủng hộ cải cách có thể được bổ nhiệm vào một vài chức vụ lãnh đạo cấp cao nhất của Trung Quốc.

Tuy nhiên, giới hoài nghi nói rằng sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc đã tạo ra những nhóm quyền lợi thâm căn, gắn liền với các doanh nghiệp nhà nước, sẽ ngăn chặn cải cách đáng kể.

Bà Ngải Hiểu Minh nói Trung Quốc không thể tin vào thay đổi sắp tới từ phía các nhà lãnh đạo chính trị, hiện đang sống bên ngoài những vấn đề mà nhiều người phải chịu đựng trong nước.

Bà nói những người này uống nước được cung cấp riêng cho họ, gia đình họ thậm chí không sống ở Trung Quốc nữa, và khi các nhà lãnh đạo này tề tựu thì họ bỏ lại tất cả các vần đề và những lời chỉ trích ở ngoài cửa phòng họp.

Nhiều người nêu ra thành quả của các cải cách kinh tế dựa vào thị trường của Trung Quốc trong những năm vừa qua một phần là nguyên do của những lời kêu gọi thay đổi chính trị ngày càng nhiều.

Với tình trạng bất ổn về chiếm dụng đất và các vấn đề môi trường ở nhiều nơi trong nước, giới phản kháng nói thay đổi chính trị là cần thiết để giải quyết các bất công do phát triển kinh tế nhanh chóng tạo ra.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG