Trung Quốc tuyên bố thành lập một hội đồng thành phố cho một thành phố mới được thiết lập trong một vùng đang tranh chấp và lập một căn cứ quân sự trong khu vực này.
Bản tin của hãng thống tấn Trung Quốc, Tân hoa xã, loan tải hôm Chủ nhật nói rằng 1.100 dân ở các Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa đã bầu 45 đại biểu cho hội đồng nhân dân thành phố.
Các đảo này thuộc một thành phố mới gọi là Tam Sa và hội đồng sẽ đặt trụ sở trên đảo mà Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng – theo tên của Việt Nam là đảo Phú Lâm.
Tân hoa xã cũng loan tin rằng Ủy ban Quân sự Trung ương của Trung Quốc đã chấp thuận việc thành lập cơ sở chỉ huy đồn trú ở Tam Sa có trách nhiệm về “quốc phòng” và “hoạt động quân sự”.
Chính phủ Trung Quốc tuyên bố thành lập thành phố Tam Sa hồi tháng trước, với lập luận rằng vai trò của nó là quản lý quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang trong vòng tranh chấp và khu vực Biển Đông, nơi được tin là có trữ lượng dầu và khí đốt.
Chính phủ các nước Việt Nam, Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền một phần hay toàn phần các quần đảo này.
Trong một tuyên bố đưa ra hôm thứ Bảy, chính phủ Việt Nam phản đối việc Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa, và nói hành động này “vi phạm nghiêm trọng” chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo thuộc về thành phố Đà Nẳng và tỉnh Khánh Hòa.
Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam trích lời giới chức chính quyền Đà Nẳng và Khánh Hòa nói rằng hành động của Trung Quốc “có thể bất lợi cho tình hữu nghị” giữa 2 nước láng giềng.
Các sự kiện này xảy ra sau khi các nước thành viên thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), và Trung Quốc không đạt được thỏa thuận về Bộ Qui tắc Ứng xử nhằm giải quyết các tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông, khi vấn đề này được đưa ra thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh của khối ASEAN ở Campuchia trước đây trong tháng.
Bản tin của hãng thống tấn Trung Quốc, Tân hoa xã, loan tải hôm Chủ nhật nói rằng 1.100 dân ở các Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa đã bầu 45 đại biểu cho hội đồng nhân dân thành phố.
Các đảo này thuộc một thành phố mới gọi là Tam Sa và hội đồng sẽ đặt trụ sở trên đảo mà Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng – theo tên của Việt Nam là đảo Phú Lâm.
Tân hoa xã cũng loan tin rằng Ủy ban Quân sự Trung ương của Trung Quốc đã chấp thuận việc thành lập cơ sở chỉ huy đồn trú ở Tam Sa có trách nhiệm về “quốc phòng” và “hoạt động quân sự”.
Chính phủ Trung Quốc tuyên bố thành lập thành phố Tam Sa hồi tháng trước, với lập luận rằng vai trò của nó là quản lý quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang trong vòng tranh chấp và khu vực Biển Đông, nơi được tin là có trữ lượng dầu và khí đốt.
Chính phủ các nước Việt Nam, Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền một phần hay toàn phần các quần đảo này.
Trong một tuyên bố đưa ra hôm thứ Bảy, chính phủ Việt Nam phản đối việc Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa, và nói hành động này “vi phạm nghiêm trọng” chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo thuộc về thành phố Đà Nẳng và tỉnh Khánh Hòa.
Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam trích lời giới chức chính quyền Đà Nẳng và Khánh Hòa nói rằng hành động của Trung Quốc “có thể bất lợi cho tình hữu nghị” giữa 2 nước láng giềng.
Các sự kiện này xảy ra sau khi các nước thành viên thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), và Trung Quốc không đạt được thỏa thuận về Bộ Qui tắc Ứng xử nhằm giải quyết các tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông, khi vấn đề này được đưa ra thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh của khối ASEAN ở Campuchia trước đây trong tháng.