Các phân tích gia cho hay các nỗ lực tiếp diễn nhằm đoàn kết các quốc gia Ðông Nam Á về vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Ðông đang bị làm phức tạp hóa bởi sự ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực.
Hiệp hội các quốc gia Ðông Nam Á, ASEAN, gồm 10 nước thành viên, lần đầu tiên trong 45 năm qua đã không đưa ra được một công bố chung tại một hội nghị thượng đỉnh khu vực ở Campuchia hồi tuần trước, cho thấy một sự mâu thuẫn sâu sắc trong nội bộ ASEAN về vấn đề này.
Mối bất hòa này được nhiều người cho là do áp lực chính trị từ phía Trung Quốc, nước muốn giải quyết vấn đề Biển Ðông một cách riêng rẽ với 5 nước khác đang có tranh chấp lãnh hải, chứ không muốn đối đầu với ASEAN như là một khối.
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesian Marty Natalegawa đang có chuyến công du khẩn cấp ở khu vực Ðông Nam Á, một chuyến công du mà ông mô tả là một nỗ lực nhằm “khôi phục sự đoàn kết và gắn kết của ASEAN ở Biển Ðông.”
Phát biểu tại Campuchia ngày hôm nay, ông nói rằng đã đạt được một số tiến bộ.
Ông Natalegawa nói: "Vai trò trung tâm của ASEAN đòi hỏi ASEAN phải đoàn kết. Và trên thực tế, cho dù có người nói ngược lại, nhưng ASEAN vẫn đoàn kết, ASEAN vẫn gắn kết. Và do đó, ASEAN vẫn có thể hoàn thành vai trò của mình như một trung tâm cho khu vực.”
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng sự đoàn kết có phần chắc sẽ không đạt được vì Trung Quốc tiếp tục gây áp lực to lớn về mặt kinh tế đối với những nhước như Campuchia, vốn lệ thuộc vào Bắc Kinh để nhận được hàng tỷ đôla viện trợ kinh tế.
Ông Ralph Cossa, một phân tích gia an ninh thuộc Diễn đàn Thái Bình Dương ở Hawaii, nói rằng áp lực như vậy cuối cùng có thể phản tác dụng đối với Trung Quốc.
Ông Cossa nói: "Tôi nghĩ rằng Trung Quốc muốn ASEAN mất đoàn kết. Nhưng tôi không nghĩ là Trung Quốc muốn thấy khối này đi tới mức cực độ như vậy vì hiện tại sự chú ý đổ dồn vào việc Trung Quốc ức hiếp Campuchia và một số nước yếu hơn trong ASEAN."
Nhiều thành viên ASEAN đã đổ lỗi cho Campuchia, hiện là chủ tịch khối, vì đã chịu ảnh hưởng của Trung Quốc khi họ bác bỏ đề xuất của Philippines và Việt Nam để đưa những tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc vào công bố chung của khối.
Ông Phat Kosal, một nhà nghiên cứu tại Ðại học Southern California, nói rằng Việt Nam thất vọng vì Campuchia đã về phe Trung Quốc, phá vỡ liên minh truyền thống của họ.
Ông Kosal nói: "Tôi nghĩ rằng chắc hẳn phía Việt Nam cũng cảm thấy tức giận, nhưng không đến độ dẫn đến một sự chia rẽ trong tương lai bởi Việt Nam hiểu rằng Campuchia không thể làm gì nhiều vị họ chịu ảnh hưởng quá nhiều từ Trung Quốc. Campuchia cần sự hỗ trợ để phát triển kih tế."
Ông Brad Adams, Giám đốc châu Á của Human Rights Watch, nói rằng rõ ràng là khi đứng về phe Trung Quốc chứ không phải Việt Nam, Thủ tướng Hun Sen của Campuchia đã không đặt lợi ích của nước ông lên trên hết.
Ông Adams nói: "Ông Hun Sen đang cho thấy là ông ấy sẽ làm đồng minh với ai mà ông ấy cảm thấy là phục vụ lợi ích của mình tốt nhất. Tôi không cho rằng ông ấy làm đồng minh với người mà ông ấy cho là phục vụ lợi ích quốc gia tốt nhất. Tôi nghĩ rằng ông ấy luôn muốn điều dó phục vụ lợi ích chính trị và cá nhân của ông ấy tốt nhất."
Các nhà quan sát cho hay nỗ lực trong ngắn hạn nhằm xây dựng sự đồng thuận trong khu vực về vấn đề Biển Ðông có thể cuối cùng sẽ không có hiệu quả, thậm chí ngay cả trong hội nghị thượng đỉnh của ASEAN vào tháng 11 tới đây.
Tuy nhiên, vấn đề này có phần chắc sẽ trở lại nghị trình của ASEAN vào năm tới, khi Brunei - nước cũng nhận chủ quyền ở Biển Ðông - giữ chức chủ tịch luân phiên của khối.
Hiệp hội các quốc gia Ðông Nam Á, ASEAN, gồm 10 nước thành viên, lần đầu tiên trong 45 năm qua đã không đưa ra được một công bố chung tại một hội nghị thượng đỉnh khu vực ở Campuchia hồi tuần trước, cho thấy một sự mâu thuẫn sâu sắc trong nội bộ ASEAN về vấn đề này.
Mối bất hòa này được nhiều người cho là do áp lực chính trị từ phía Trung Quốc, nước muốn giải quyết vấn đề Biển Ðông một cách riêng rẽ với 5 nước khác đang có tranh chấp lãnh hải, chứ không muốn đối đầu với ASEAN như là một khối.
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesian Marty Natalegawa đang có chuyến công du khẩn cấp ở khu vực Ðông Nam Á, một chuyến công du mà ông mô tả là một nỗ lực nhằm “khôi phục sự đoàn kết và gắn kết của ASEAN ở Biển Ðông.”
Phát biểu tại Campuchia ngày hôm nay, ông nói rằng đã đạt được một số tiến bộ.
Ông Natalegawa nói: "Vai trò trung tâm của ASEAN đòi hỏi ASEAN phải đoàn kết. Và trên thực tế, cho dù có người nói ngược lại, nhưng ASEAN vẫn đoàn kết, ASEAN vẫn gắn kết. Và do đó, ASEAN vẫn có thể hoàn thành vai trò của mình như một trung tâm cho khu vực.”
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng sự đoàn kết có phần chắc sẽ không đạt được vì Trung Quốc tiếp tục gây áp lực to lớn về mặt kinh tế đối với những nhước như Campuchia, vốn lệ thuộc vào Bắc Kinh để nhận được hàng tỷ đôla viện trợ kinh tế.
Ông Ralph Cossa, một phân tích gia an ninh thuộc Diễn đàn Thái Bình Dương ở Hawaii, nói rằng áp lực như vậy cuối cùng có thể phản tác dụng đối với Trung Quốc.
Ông Cossa nói: "Tôi nghĩ rằng Trung Quốc muốn ASEAN mất đoàn kết. Nhưng tôi không nghĩ là Trung Quốc muốn thấy khối này đi tới mức cực độ như vậy vì hiện tại sự chú ý đổ dồn vào việc Trung Quốc ức hiếp Campuchia và một số nước yếu hơn trong ASEAN."
Nhiều thành viên ASEAN đã đổ lỗi cho Campuchia, hiện là chủ tịch khối, vì đã chịu ảnh hưởng của Trung Quốc khi họ bác bỏ đề xuất của Philippines và Việt Nam để đưa những tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc vào công bố chung của khối.
Ông Phat Kosal, một nhà nghiên cứu tại Ðại học Southern California, nói rằng Việt Nam thất vọng vì Campuchia đã về phe Trung Quốc, phá vỡ liên minh truyền thống của họ.
Ông Kosal nói: "Tôi nghĩ rằng chắc hẳn phía Việt Nam cũng cảm thấy tức giận, nhưng không đến độ dẫn đến một sự chia rẽ trong tương lai bởi Việt Nam hiểu rằng Campuchia không thể làm gì nhiều vị họ chịu ảnh hưởng quá nhiều từ Trung Quốc. Campuchia cần sự hỗ trợ để phát triển kih tế."
Ông Brad Adams, Giám đốc châu Á của Human Rights Watch, nói rằng rõ ràng là khi đứng về phe Trung Quốc chứ không phải Việt Nam, Thủ tướng Hun Sen của Campuchia đã không đặt lợi ích của nước ông lên trên hết.
Ông Adams nói: "Ông Hun Sen đang cho thấy là ông ấy sẽ làm đồng minh với ai mà ông ấy cảm thấy là phục vụ lợi ích của mình tốt nhất. Tôi không cho rằng ông ấy làm đồng minh với người mà ông ấy cho là phục vụ lợi ích quốc gia tốt nhất. Tôi nghĩ rằng ông ấy luôn muốn điều dó phục vụ lợi ích chính trị và cá nhân của ông ấy tốt nhất."
Các nhà quan sát cho hay nỗ lực trong ngắn hạn nhằm xây dựng sự đồng thuận trong khu vực về vấn đề Biển Ðông có thể cuối cùng sẽ không có hiệu quả, thậm chí ngay cả trong hội nghị thượng đỉnh của ASEAN vào tháng 11 tới đây.
Tuy nhiên, vấn đề này có phần chắc sẽ trở lại nghị trình của ASEAN vào năm tới, khi Brunei - nước cũng nhận chủ quyền ở Biển Ðông - giữ chức chủ tịch luân phiên của khối.