Báo Press Trust of India (PTI) ngày 15/7 đưa tin Việt Nam quyết định gia hạn hợp đồng khai thác với công ty dầu khí của Ấn Độ tại lô 128 mà Hà Nội khẳng định thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông nhằm duy trì sự hiện diện của Ấn Ðộ tại lãnh hải có tranh chấp này.
Trước đó, công ty ONGC Videsh Ấn Độ đã thông báo với chính quyền Việt Nam kế hoạch chấm dứt hoạt động tại lô này vì không thể tiến hành công tác thăm dò do đáy biển cứng. Ấn Độ nói quyết định rút lui này hoàn toàn vì lý do thương mại-kỹ thuật.
Công ty ONGC của Ấn Ðộ đã đồng ý xem xét lại kế hoạch rút ra khỏi lô 128 nếu đối tác phía Việt Nam, tức tập đoàn dầu khí Petro Vietnam, gia hạn hợp đồng.
Báo PTI dẫn lời một quan chức hàng đầu của chính phủ Ấn cho biết Việt Nam trong nay mai sẽ có một thông cáo chính thức yêu cầu Ấn Ðộ tiếp tục lưu lại khu vực.
Diễn tiến này tiếp theo sau các căng thẳng đang sôi sục tại Biển Đông. Bắc Kinh đã mạnh mẽ khuyến cáo Ấn Độ và Nga về các dự án hợp tác thăm dò dầu khí với Việt Nam trên Biển Đông.
Đáp lại, Ấn Độ, Mỹ, và một số nước Đông Nam Á yêu cầu Trung Quốc giải quyết tranh chấp chủ quyền Biển Đông trên tinh thần đối thoại dựa theo luật quốc tế.
Cũng liên quan tới Biển Đông, Văn phòng Chủ tịch nước Việt Nam ngày 16/7 họp báo, công bố chính thức phê chuẩn Luật Biển Việt Nam được Quốc hội thông qua hôm 21/6, quy định lãnh hải Việt Nam bao gồm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, theo Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982. Qua đó, khẳng định hai quần đảo Trường Sa-Hoàng Sa ở Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam.
Nguồn: Press Trust of India, Finance Online
Trước đó, công ty ONGC Videsh Ấn Độ đã thông báo với chính quyền Việt Nam kế hoạch chấm dứt hoạt động tại lô này vì không thể tiến hành công tác thăm dò do đáy biển cứng. Ấn Độ nói quyết định rút lui này hoàn toàn vì lý do thương mại-kỹ thuật.
Công ty ONGC của Ấn Ðộ đã đồng ý xem xét lại kế hoạch rút ra khỏi lô 128 nếu đối tác phía Việt Nam, tức tập đoàn dầu khí Petro Vietnam, gia hạn hợp đồng.
Báo PTI dẫn lời một quan chức hàng đầu của chính phủ Ấn cho biết Việt Nam trong nay mai sẽ có một thông cáo chính thức yêu cầu Ấn Ðộ tiếp tục lưu lại khu vực.
Diễn tiến này tiếp theo sau các căng thẳng đang sôi sục tại Biển Đông. Bắc Kinh đã mạnh mẽ khuyến cáo Ấn Độ và Nga về các dự án hợp tác thăm dò dầu khí với Việt Nam trên Biển Đông.
Đáp lại, Ấn Độ, Mỹ, và một số nước Đông Nam Á yêu cầu Trung Quốc giải quyết tranh chấp chủ quyền Biển Đông trên tinh thần đối thoại dựa theo luật quốc tế.
Cũng liên quan tới Biển Đông, Văn phòng Chủ tịch nước Việt Nam ngày 16/7 họp báo, công bố chính thức phê chuẩn Luật Biển Việt Nam được Quốc hội thông qua hôm 21/6, quy định lãnh hải Việt Nam bao gồm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, theo Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982. Qua đó, khẳng định hai quần đảo Trường Sa-Hoàng Sa ở Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam.
Nguồn: Press Trust of India, Finance Online