Giới chức Trung Quốc tuyên bố Bắc Kinh sẽ gia tốc xây dựng trên đảo Vĩnh Hưng (tức đảo Phú Lâm theo cách gọi Việt Nam) thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam có tuyên bố chủ quyền, một động thái có phần chắc sẽ làm căng thẳng thêm tranh chấp Biển Đông.
AFP ngày 12/11 trích phát biểu của ông La Bảo Minh, Bí thư tỉnh ủy Hải Nam Trung Quốc, trên đài truyền hình quốc gia nhấn mạnh công tác xây dựng đường sá và các hệ thống cấp thoát nước sẽ được tăng tốc tại thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm nhằm củng cố quyền pháp lý của Trung Quốc trong khu vực.
Ông La cho hay các ban ngành liên hệ đang tăng cường phối hợp để thành lập một cơ quan thực thi luật thống nhất và hiệu quả hơn.
Tờ Hoàn Cầu thời báo cùng ngày 12/11 nói con đường đầu tiên trên quần đảo Hoàng Sa đã xây dựng hoàn tất hồi cuối tuần qua và hệ thống lọc nước mưa cung cấp nước uống cho cư dân trên đảo sẽ hoàn thành vào cuối năm sau.
Hồi tháng 8, báo chí Trung Quốc loan tin công tác xây dựng các cơ sở xử lý rác và nước thải cho khoảng 1.000 cư dân Trung Quốc đang sinh sống trên đảo Phú Lâm đã được khởi sự.
Vẫn theo lời người đứng đầu tỉnh Hải Nam, một tàu du lịch của Trung Quốc theo dự kiến sẽ bắt đầu chở du khách tới quần đảo Hoàng Sa trong nay mai, một hành động nhằm giúp Bắc Kinh khẳng định chủ quyền tại ba quần đảo ở Biển Đông bao gồm Trung Sa và Tây Sa-Nam Sa (tức Hoàng Sa-Trường Sa, theo cách gọi Việt Nam).
Chưa rõ khi nào con tàu sẽ chính thức bắt đầu các tour du lịch này nhưng tin tức trước đây nói có thể là trong năm nay.
Ông La Bảo Minh nói phát triển du lịch và các nguồn tài nguyên du lịch địa phương sẽ giúp thúc đẩy kinh tế thành phố Tam Sa, thành phố lớn nhất trên đảo Phú Lâm mà Trung Quốc mới thành lập hồi tháng 7 năm nay để quản lý các quần đảo bao gồm Hoàng Sa-Trường Sa.
Liệu Việt Nam có nêu vấn đề Biển Đông tại thượng đỉnh ASEAN 21 và các hội nghị khác diễn ra tại Campuchia từ ngày 15 đến 20/11 hay không? Đáp câu hỏi này hôm 8/11, người phát ngôn Lương Thanh Nghị của Bộ Ngoại giao Việt Nam nói tại các hội nghị thượng đỉnh này lãnh đạo các nước sẽ trao đổi về nhiều vấn đề, trong đó có việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh khu vực.
Vẫn theo lời ông Nghị, Việt Nam với tư cách là thành viên của ASEAN sẽ cùng với các nước Đông Nam Á tiếp tục củng cố và duy trì các nguyên tắc hoạt động của ASEAN, nhằm tăng cường vai trò của khối trong các tiến trình vì hòa bình, hợp tác, phát triển khu vực.
Nguồn: AFP, The Manila Times, Global Times
AFP ngày 12/11 trích phát biểu của ông La Bảo Minh, Bí thư tỉnh ủy Hải Nam Trung Quốc, trên đài truyền hình quốc gia nhấn mạnh công tác xây dựng đường sá và các hệ thống cấp thoát nước sẽ được tăng tốc tại thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm nhằm củng cố quyền pháp lý của Trung Quốc trong khu vực.
Ông La cho hay các ban ngành liên hệ đang tăng cường phối hợp để thành lập một cơ quan thực thi luật thống nhất và hiệu quả hơn.
Tờ Hoàn Cầu thời báo cùng ngày 12/11 nói con đường đầu tiên trên quần đảo Hoàng Sa đã xây dựng hoàn tất hồi cuối tuần qua và hệ thống lọc nước mưa cung cấp nước uống cho cư dân trên đảo sẽ hoàn thành vào cuối năm sau.
Hồi tháng 8, báo chí Trung Quốc loan tin công tác xây dựng các cơ sở xử lý rác và nước thải cho khoảng 1.000 cư dân Trung Quốc đang sinh sống trên đảo Phú Lâm đã được khởi sự.
Vẫn theo lời người đứng đầu tỉnh Hải Nam, một tàu du lịch của Trung Quốc theo dự kiến sẽ bắt đầu chở du khách tới quần đảo Hoàng Sa trong nay mai, một hành động nhằm giúp Bắc Kinh khẳng định chủ quyền tại ba quần đảo ở Biển Đông bao gồm Trung Sa và Tây Sa-Nam Sa (tức Hoàng Sa-Trường Sa, theo cách gọi Việt Nam).
Chưa rõ khi nào con tàu sẽ chính thức bắt đầu các tour du lịch này nhưng tin tức trước đây nói có thể là trong năm nay.
Ông La Bảo Minh nói phát triển du lịch và các nguồn tài nguyên du lịch địa phương sẽ giúp thúc đẩy kinh tế thành phố Tam Sa, thành phố lớn nhất trên đảo Phú Lâm mà Trung Quốc mới thành lập hồi tháng 7 năm nay để quản lý các quần đảo bao gồm Hoàng Sa-Trường Sa.
Liệu Việt Nam có nêu vấn đề Biển Đông tại thượng đỉnh ASEAN 21 và các hội nghị khác diễn ra tại Campuchia từ ngày 15 đến 20/11 hay không? Đáp câu hỏi này hôm 8/11, người phát ngôn Lương Thanh Nghị của Bộ Ngoại giao Việt Nam nói tại các hội nghị thượng đỉnh này lãnh đạo các nước sẽ trao đổi về nhiều vấn đề, trong đó có việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh khu vực.
Vẫn theo lời ông Nghị, Việt Nam với tư cách là thành viên của ASEAN sẽ cùng với các nước Đông Nam Á tiếp tục củng cố và duy trì các nguyên tắc hoạt động của ASEAN, nhằm tăng cường vai trò của khối trong các tiến trình vì hòa bình, hợp tác, phát triển khu vực.
Nguồn: AFP, The Manila Times, Global Times