Trung Quốc đã siết chặt an ninh tại tỉnh Tân Cương, nơi có đa số dân theo Hồi Giáo, vào dịp kỷ niệm năm thứ tư vụ bạo loạn sắc tộc khiến 200 người thiệt mạng tại thủ phủ Urumqi của tỉnh này.
Truyền thông Trung Quốc nói rằng, các nhân viên cảnh sát đội mũ sắt, cầm súng và khiên tuần tra các đường phố. Theo nhật báo Hoàn Cầu do nhà nước bảo trợ thì các xe cảnh sát kiểm soát tất cả những con đường chính tại Urumqi trong tình trạng được mô tả là “các biện pháp an ninh hùng hậu nhất kể từ năm 2009.”
Ông Dương Quốc Cường, một viên chức báo chí của chính quyền tỉnh Tân Cương, nói rằng, không có vụ xáo trộn nào xảy ra với sự triển khai lực lượng an ninh này. Ông nói:
“Tình hình ở đây ngày hôm nay trật tự, dân chúng đi làm hay tản bộ trên đường phố. Chúng tôi vừa ra ngoài để thị sát và thấy mọi chuyện bình thường.”
Những tin tức từ Tân Cương không được kiểm chứng độc lập bởi vì nhà chức trách duy trì việc kiểm soát chặt chẽ đối với giới truyền thông và theo dõi không được tới vùng này. Hồi tuần trước, các thông tín viên nước ngoài bị đuổi trở lại khi họ tìm cách tới một khu vực xáo trộn vì những xung đột mới.
Những người hoạt động nhân quyền và các tổ chức sắc tộc Uighur ở bên ngoài Trung Quốc đã chỉ trích điều họ gọi là chiến thuật an ninh nặng tay và chính sách của chính quyền không làm gì nhiều để giải quyết những mối lo ngại cốt lõi của người Uighur địa phương. Việc người Trung Quốc Hán tộc tới vùng này trong nhiều năm đã làm gia tăng căng thẳng với cộng đồng người Uighur, những người đã phàn nàn về các chính sách phân biệt đối xử và ngược đãi.
Hôm thứ Sáu, tại Bắc Kinh, một phát ngôn nhân bộ ngoại giao đã bênh vực việc xử lý tình hình an ninh tại Tân Cương của chính quyền, và nói rằng những nỗ lực tạo ổn định kinh tế và xã hội ở đó là thành công.
Săn lùng tội phạm
Nhà chức trách địa phương đã phát động một cuộc săn lùng những người chịu trách nhiệm về đợt sóng bạo động mới nhất làm 32 người thiệt mạng hồi tuần trước. Chính phủ đã công bố một danh sách truy nã 11 nghi can và hứa thưởng 16 ngàn đô la cho ai cung cấp thông tin về những kẻ tại đào bị gán cho là các phần tử ‘khủng bố’ và ‘li khai.’
Hôm 26 tháng Sáu, thành phố Lỗ Khắc Sâm, ở miền đông Tân Cương, gặp phải những xáo trộn gây chết người nhiều nhất kể từ năm 2009. Ít nhất đã có 35 người thiệt mạng trong vụ đối đầu giữa cảnh sát và một đám đông người có vũ khí.
Với ngày kỷ niệm mùng 5 tháng Bảy tới và lúc khởi đầu của của lễ Ramadan vào ngày mùng 9 tháng Bảy, những người kiểm duyệt đã gia tăng kiểm soát Internet, báo chí, và các cơ quan truyền thông.
Trong tuần lễ vừa qua, cảnh sát đã bắt giữ 19 người với cáo trạng phát tán tin đồn trên Internet. Dân chúng Uighur địa phương nói rằng các chốt kiểm soát đã được dựng lên dọc theo những con đường chính nơi cảnh sát đòi hỏi thẻ căn cước và những giấy phép thông hành đặc biệt cho hành khách.
Bốn Năm Sau Cuộc Bạo Loạn
Các tổ chức hoạt động nói rằng mặc dù có tuyên bố của chính quyền trung ương Trung Quốc, căng thẳng sắc tộc vẫn cao tại vùng này và người Hồi giáo Uighur chưa thấy một sự cải thiện các chính sách xã hội và kinh tế nào.
Ông Dolkun Isa, Tổng thư ký tổ chức Nghị Hội Uighur Thế Giới có trụ sở tại Đức, nói rằng giới hữu trách địa phương tiếp tục tìm cách gây trở ngại cho các truyền thống văn hóa và tôn giáo Uighur.
Ông Isa nói rằng, “trước đây họ chỉ gây trở ngại cho những quyền chính trị, kinh tế, và văn hóa của người Uighur, nhưng bây giờ, mới đây chính quyền Trung Quốc đã thi hành những quy luật mới thậm chí can thiệp tới đời sống hằng ngày của người dân, yêu cầu đàn ông cắt tóc cạo râu, và đàn bà bỏ khăn trùm đầu, che mặt. Tình hình trở nên tệ hại từ bốn năm nay, không hề được cải thiện.”
Ông Isa nói thêm rằng việc triển khai lực lượng an ninh bất thường này chỉ gia tăng thêm áp lực đối với các nhóm sắc tộc thiểu số.
Ông Ilham Tothi, một nhà trí thức Uighur sống ở Bắc Kinh dưới sự theo dõi của giới hữu trách Trung Quốc, đã chỉ trích chính phủ về những chính sách an ninh mà ông nói là làm gia tăng mối bất hòa sắc tộc.
Trong một bài báo được đăng hôm thứ Sáu tưởng nhớ ngày kỷ niệm vụ bạo loạn năm 2009, ông Tothi viết rằng, ‘không những các vết thương của dân tộc Uighur chẳng được nguôi ngoai trong bốn năm vừa qua, mà các toan tính đặt nhân dân Uighur dưới áp lực cũng chưa hề giảm bớt.’
Tổ chức Ký giả Không Biên giới đưa ra một tuyên bố chỉ trích tình trạng thiếu thông tin tại Tân Cương, mà tổ chức này nói là vẫn còn bị nhắm vào bởi một chương trình kiểm duyệt và theo dõi trực tiếp từ Bắc Kinh. Tuyên bố vừa kể viết rằng, “không thấy được một cải thiện nào kể từ khi có những xáo trộn hồi năm 2009.”
Truyền thông Trung Quốc nói rằng, các nhân viên cảnh sát đội mũ sắt, cầm súng và khiên tuần tra các đường phố. Theo nhật báo Hoàn Cầu do nhà nước bảo trợ thì các xe cảnh sát kiểm soát tất cả những con đường chính tại Urumqi trong tình trạng được mô tả là “các biện pháp an ninh hùng hậu nhất kể từ năm 2009.”
Ông Dương Quốc Cường, một viên chức báo chí của chính quyền tỉnh Tân Cương, nói rằng, không có vụ xáo trộn nào xảy ra với sự triển khai lực lượng an ninh này. Ông nói:
“Tình hình ở đây ngày hôm nay trật tự, dân chúng đi làm hay tản bộ trên đường phố. Chúng tôi vừa ra ngoài để thị sát và thấy mọi chuyện bình thường.”
Những tin tức từ Tân Cương không được kiểm chứng độc lập bởi vì nhà chức trách duy trì việc kiểm soát chặt chẽ đối với giới truyền thông và theo dõi không được tới vùng này. Hồi tuần trước, các thông tín viên nước ngoài bị đuổi trở lại khi họ tìm cách tới một khu vực xáo trộn vì những xung đột mới.
Những người hoạt động nhân quyền và các tổ chức sắc tộc Uighur ở bên ngoài Trung Quốc đã chỉ trích điều họ gọi là chiến thuật an ninh nặng tay và chính sách của chính quyền không làm gì nhiều để giải quyết những mối lo ngại cốt lõi của người Uighur địa phương. Việc người Trung Quốc Hán tộc tới vùng này trong nhiều năm đã làm gia tăng căng thẳng với cộng đồng người Uighur, những người đã phàn nàn về các chính sách phân biệt đối xử và ngược đãi.
Hôm thứ Sáu, tại Bắc Kinh, một phát ngôn nhân bộ ngoại giao đã bênh vực việc xử lý tình hình an ninh tại Tân Cương của chính quyền, và nói rằng những nỗ lực tạo ổn định kinh tế và xã hội ở đó là thành công.
Săn lùng tội phạm
Nhà chức trách địa phương đã phát động một cuộc săn lùng những người chịu trách nhiệm về đợt sóng bạo động mới nhất làm 32 người thiệt mạng hồi tuần trước. Chính phủ đã công bố một danh sách truy nã 11 nghi can và hứa thưởng 16 ngàn đô la cho ai cung cấp thông tin về những kẻ tại đào bị gán cho là các phần tử ‘khủng bố’ và ‘li khai.’
Hôm 26 tháng Sáu, thành phố Lỗ Khắc Sâm, ở miền đông Tân Cương, gặp phải những xáo trộn gây chết người nhiều nhất kể từ năm 2009. Ít nhất đã có 35 người thiệt mạng trong vụ đối đầu giữa cảnh sát và một đám đông người có vũ khí.
Với ngày kỷ niệm mùng 5 tháng Bảy tới và lúc khởi đầu của của lễ Ramadan vào ngày mùng 9 tháng Bảy, những người kiểm duyệt đã gia tăng kiểm soát Internet, báo chí, và các cơ quan truyền thông.
Trong tuần lễ vừa qua, cảnh sát đã bắt giữ 19 người với cáo trạng phát tán tin đồn trên Internet. Dân chúng Uighur địa phương nói rằng các chốt kiểm soát đã được dựng lên dọc theo những con đường chính nơi cảnh sát đòi hỏi thẻ căn cước và những giấy phép thông hành đặc biệt cho hành khách.
Bốn Năm Sau Cuộc Bạo Loạn
Các tổ chức hoạt động nói rằng mặc dù có tuyên bố của chính quyền trung ương Trung Quốc, căng thẳng sắc tộc vẫn cao tại vùng này và người Hồi giáo Uighur chưa thấy một sự cải thiện các chính sách xã hội và kinh tế nào.
Ông Dolkun Isa, Tổng thư ký tổ chức Nghị Hội Uighur Thế Giới có trụ sở tại Đức, nói rằng giới hữu trách địa phương tiếp tục tìm cách gây trở ngại cho các truyền thống văn hóa và tôn giáo Uighur.
Ông Isa nói rằng, “trước đây họ chỉ gây trở ngại cho những quyền chính trị, kinh tế, và văn hóa của người Uighur, nhưng bây giờ, mới đây chính quyền Trung Quốc đã thi hành những quy luật mới thậm chí can thiệp tới đời sống hằng ngày của người dân, yêu cầu đàn ông cắt tóc cạo râu, và đàn bà bỏ khăn trùm đầu, che mặt. Tình hình trở nên tệ hại từ bốn năm nay, không hề được cải thiện.”
Ông Isa nói thêm rằng việc triển khai lực lượng an ninh bất thường này chỉ gia tăng thêm áp lực đối với các nhóm sắc tộc thiểu số.
Ông Ilham Tothi, một nhà trí thức Uighur sống ở Bắc Kinh dưới sự theo dõi của giới hữu trách Trung Quốc, đã chỉ trích chính phủ về những chính sách an ninh mà ông nói là làm gia tăng mối bất hòa sắc tộc.
Trong một bài báo được đăng hôm thứ Sáu tưởng nhớ ngày kỷ niệm vụ bạo loạn năm 2009, ông Tothi viết rằng, ‘không những các vết thương của dân tộc Uighur chẳng được nguôi ngoai trong bốn năm vừa qua, mà các toan tính đặt nhân dân Uighur dưới áp lực cũng chưa hề giảm bớt.’
Tổ chức Ký giả Không Biên giới đưa ra một tuyên bố chỉ trích tình trạng thiếu thông tin tại Tân Cương, mà tổ chức này nói là vẫn còn bị nhắm vào bởi một chương trình kiểm duyệt và theo dõi trực tiếp từ Bắc Kinh. Tuyên bố vừa kể viết rằng, “không thấy được một cải thiện nào kể từ khi có những xáo trộn hồi năm 2009.”