Tân Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif hôm nay lên đường đi Trung Quốc để thực hiện chuyến viếng thăm chính thức trong 6 ngày. Theo tường thuật của thông tín viên Ayaz Gul của đài VOA ở Islamabad, trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên từ khi nhậm chức này, Thủ tướng Sharif sẽ thảo luận về việc tăng cường hợp tác với Trung Quốc trong các lãnh vực kinh tế và an ninh.
Thủ tướng Sharif đến Bắc Kinh chỉ vài tuần sau khi Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường viếng thăm Islamabad. Chuyến đi này được thực hiện trong lúc Pakistan đối mặt với vụ khủng hoảng năng lượng tệ hại nhất từ trước tới nay. Những vụ cúp điện kéo dài cả ngày tại nhiều nơi trong nước đã làm bùng ra những vụ biểu tình bạo động và gây trì trệ thêm cho nền kinh tế vốn đã yếu kém.
Các giới chức ở Bắc Kinh và Islamabad cho biết nhà lãnh đạo Pakistan sẽ tìm kiếm sự trợ giúp của Trung Quốc để giảm thiểu những sự khó khăn của khu vực năng lượng và gia tăng những khoản đầu tư của Trung Quốc vào hoạt động phát triển cơ sở hạ tầng ở Pakistan.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Pakistan, ông Aizaz Ahmed Chaudry, cho biết kinh tế là trọng tâm của chuyến viếng thăm của Thủ tướng Sharif.
Ông Chaudry nói: "Và vì thế cho nên tất cả các dự án và tất cả các hiệp định sẽ có một trọng tâm kinh tế."
Công cuộc hợp tác kinh tế giữa Pakistan và Trung Quốc đã được khuếch trương rất nhiều trong vài năm qua. Kim ngạch mậu dịch song phương vượt mức 12 tỉ đô la trong năm ngoái và hiện có hơn 120 công ty Trung Quốc làm ăn ở Pakistan.
Hai nước cũng hợp tác chặt chẽ trong lãnh vực kỹ thuật hạt nhân dân dụng. Với sự hỗ trợ của Trung Quốc, Pakistan đã xây hai nhà máy điện hạt nhân, với công suất của mỗi nhà máy là 300 megawatts. Ngoài ra, còn có hai nhà máy khác cũng đang được xây dựng.
Mới đây Trung Quốc đã tiếp nhận quyền điều hành một hải cảng có tầm chiến lược quan trọng ở Pakistan là cảng Gwadar.
Trước khi lên đường đi Bắc Kinh, Thủ tướng Sharif cho báo chí Trung Quốc biết rằng cuộc thảo luận giữa ông với các nhà lãnh đạo ở Trung Quốc sẽ có một đề tài chính là hành lang kinh tế nối liền hải cảng ở tây nam Pakistan này với vùng Tân Cương ở miền tây Trung Quốc.
Ông Sharif nói: "Hành lang kinh tế Pakistan-Trung Quốc là một dự án sẽ thay đổi vận mạng của khu vực này. Giờ đây quyền quản trị cảng Gwadar đã được giao cho Trung Quốc, chúng tôi dự kiến Gwadar sẽ trở thành một trung tâm kinh tế rất quan trọng, hoặc một cảng ở Biển Ả Rập, một việc đương nhiên cũng có lợi cho Trung Quốc. Vì vậy, một hành lang kinh tế chạy từ Kashgar ở Tân Cương tới Gwadar ở Pakistan là một yếu tố định đoạt cuộc diện ở vùng này."
Cảng nước sâu Gwadar nằm gần Eo biển Hormuz, nơi ra vào của khoảng 20% tổng số dầu lửa của thế giới. Cả Pakistan lẫn Trung Quốc đều bác bỏ những mối quan tâm là hải cảng này có thể được sử dụng như một căn cứ hải quân của Trung Quốc.
Các nhà phân tích tin rằng cuộc nổi dậy của phe Taliban đang hoành hành trong vùng tây bắc Pakistan, những vụ bạo động vì lý do giáo phái, và một cuộc tranh giành địa bàn đầy bạo động của các đảng phái chính trị và các băng đảng tội phạm ở thủ đô thương mại Karachi đã tạo ra thêm nhiều vấn đề cho các nhà hoạch định chính sách đang tìm cách chấn hưng kinh tế đất nước.
Các giới chức Pakistan và các nhà phân tích cũng bác bỏ những nhận định cho rằng sự xích lại gần hơn giữa Pakistan và Trung Quốc hồi gần đây bắt nguồn từ sự căng thẳng của mối quan hệ giữa Islamabad với Washington. Những sự bất đồng ý kiến về cách thức tiến hành cuộc chiến chống khủng bố đã gây căng thẳng cho mối quan hệ Pakistan-Hoa Kỳ.
Ông Fazal-ur Rehman là một nhà phân tích của Viện Nghiên cứu Chiến
lược, một tổ chức của tư nhân ở Islamabad. Ông cho biết những mối căng thẳng đó không ảnh hưởng gì tới điều mà ông gọi là “tình hữu nghị đời đời thắm thiết” giữa Pakistan với Trung Quốc.
Ông Rehman nói: "Tôi nghĩ rằng mối quan hệ này vượt khỏi bất kỳ yếu tố bên ngoài nào vì nó là một mối quan hệ có tính chất tiến hóa và không ngừng được cải thiện theo thời gian."
Theo dự liệu, các vấn đề an ninh cũng sẽ được thảo luận trong chuyến công du của Thủ tướng Sharif. Tuy Pakistan hợp tác chặt chẽ để giúp Trung Quốc chống lại những hoạt động nổi dậy của người Hồi giáo ở vùng Tân Cương, những vụ tấn công gây chết người hồi gần đây nhắm vào các chuyên viên Trung Quốc ở Pakistan đã trở thành một mối quan tâm của giới hữu trách ở Bắc Kinh.
Vụ tấn công mới nhất xảy ra cách nay hơn một tuần ở miền bắc Pakistan, nơi những người nghi là thuộc phe hiếu chiến Taliban bắn chết 10 nhà leo núi người nước ngoài, trong đó có hai người Trung Quốc. Vụ bạo động này làm cho các giới chức ở Bắc Kinh lập lại yêu cầu đòi Islamabad tăng cường việc bảo vệ cho công dân Trung Quốc ở Pakistan.
Thủ tướng Sharif đến Bắc Kinh chỉ vài tuần sau khi Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường viếng thăm Islamabad. Chuyến đi này được thực hiện trong lúc Pakistan đối mặt với vụ khủng hoảng năng lượng tệ hại nhất từ trước tới nay. Những vụ cúp điện kéo dài cả ngày tại nhiều nơi trong nước đã làm bùng ra những vụ biểu tình bạo động và gây trì trệ thêm cho nền kinh tế vốn đã yếu kém.
Các giới chức ở Bắc Kinh và Islamabad cho biết nhà lãnh đạo Pakistan sẽ tìm kiếm sự trợ giúp của Trung Quốc để giảm thiểu những sự khó khăn của khu vực năng lượng và gia tăng những khoản đầu tư của Trung Quốc vào hoạt động phát triển cơ sở hạ tầng ở Pakistan.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Pakistan, ông Aizaz Ahmed Chaudry, cho biết kinh tế là trọng tâm của chuyến viếng thăm của Thủ tướng Sharif.
Ông Chaudry nói: "Và vì thế cho nên tất cả các dự án và tất cả các hiệp định sẽ có một trọng tâm kinh tế."
Công cuộc hợp tác kinh tế giữa Pakistan và Trung Quốc đã được khuếch trương rất nhiều trong vài năm qua. Kim ngạch mậu dịch song phương vượt mức 12 tỉ đô la trong năm ngoái và hiện có hơn 120 công ty Trung Quốc làm ăn ở Pakistan.
Hai nước cũng hợp tác chặt chẽ trong lãnh vực kỹ thuật hạt nhân dân dụng. Với sự hỗ trợ của Trung Quốc, Pakistan đã xây hai nhà máy điện hạt nhân, với công suất của mỗi nhà máy là 300 megawatts. Ngoài ra, còn có hai nhà máy khác cũng đang được xây dựng.
Mới đây Trung Quốc đã tiếp nhận quyền điều hành một hải cảng có tầm chiến lược quan trọng ở Pakistan là cảng Gwadar.
Trước khi lên đường đi Bắc Kinh, Thủ tướng Sharif cho báo chí Trung Quốc biết rằng cuộc thảo luận giữa ông với các nhà lãnh đạo ở Trung Quốc sẽ có một đề tài chính là hành lang kinh tế nối liền hải cảng ở tây nam Pakistan này với vùng Tân Cương ở miền tây Trung Quốc.
Ông Sharif nói: "Hành lang kinh tế Pakistan-Trung Quốc là một dự án sẽ thay đổi vận mạng của khu vực này. Giờ đây quyền quản trị cảng Gwadar đã được giao cho Trung Quốc, chúng tôi dự kiến Gwadar sẽ trở thành một trung tâm kinh tế rất quan trọng, hoặc một cảng ở Biển Ả Rập, một việc đương nhiên cũng có lợi cho Trung Quốc. Vì vậy, một hành lang kinh tế chạy từ Kashgar ở Tân Cương tới Gwadar ở Pakistan là một yếu tố định đoạt cuộc diện ở vùng này."
Cảng nước sâu Gwadar nằm gần Eo biển Hormuz, nơi ra vào của khoảng 20% tổng số dầu lửa của thế giới. Cả Pakistan lẫn Trung Quốc đều bác bỏ những mối quan tâm là hải cảng này có thể được sử dụng như một căn cứ hải quân của Trung Quốc.
Các nhà phân tích tin rằng cuộc nổi dậy của phe Taliban đang hoành hành trong vùng tây bắc Pakistan, những vụ bạo động vì lý do giáo phái, và một cuộc tranh giành địa bàn đầy bạo động của các đảng phái chính trị và các băng đảng tội phạm ở thủ đô thương mại Karachi đã tạo ra thêm nhiều vấn đề cho các nhà hoạch định chính sách đang tìm cách chấn hưng kinh tế đất nước.
Các giới chức Pakistan và các nhà phân tích cũng bác bỏ những nhận định cho rằng sự xích lại gần hơn giữa Pakistan và Trung Quốc hồi gần đây bắt nguồn từ sự căng thẳng của mối quan hệ giữa Islamabad với Washington. Những sự bất đồng ý kiến về cách thức tiến hành cuộc chiến chống khủng bố đã gây căng thẳng cho mối quan hệ Pakistan-Hoa Kỳ.
Ông Fazal-ur Rehman là một nhà phân tích của Viện Nghiên cứu Chiến
lược, một tổ chức của tư nhân ở Islamabad. Ông cho biết những mối căng thẳng đó không ảnh hưởng gì tới điều mà ông gọi là “tình hữu nghị đời đời thắm thiết” giữa Pakistan với Trung Quốc.
Ông Rehman nói: "Tôi nghĩ rằng mối quan hệ này vượt khỏi bất kỳ yếu tố bên ngoài nào vì nó là một mối quan hệ có tính chất tiến hóa và không ngừng được cải thiện theo thời gian."
Theo dự liệu, các vấn đề an ninh cũng sẽ được thảo luận trong chuyến công du của Thủ tướng Sharif. Tuy Pakistan hợp tác chặt chẽ để giúp Trung Quốc chống lại những hoạt động nổi dậy của người Hồi giáo ở vùng Tân Cương, những vụ tấn công gây chết người hồi gần đây nhắm vào các chuyên viên Trung Quốc ở Pakistan đã trở thành một mối quan tâm của giới hữu trách ở Bắc Kinh.
Vụ tấn công mới nhất xảy ra cách nay hơn một tuần ở miền bắc Pakistan, nơi những người nghi là thuộc phe hiếu chiến Taliban bắn chết 10 nhà leo núi người nước ngoài, trong đó có hai người Trung Quốc. Vụ bạo động này làm cho các giới chức ở Bắc Kinh lập lại yêu cầu đòi Islamabad tăng cường việc bảo vệ cho công dân Trung Quốc ở Pakistan.