Đường dẫn truy cập

Trung Quốc sắp lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông?


British police officers walk within a cordoned off area after an attack in the London Bridge area of London, June 4, 2017. Saturday night attackers killed several people in a series of vehicle and knife attacks before police shot them dead.
British police officers walk within a cordoned off area after an attack in the London Bridge area of London, June 4, 2017. Saturday night attackers killed several people in a series of vehicle and knife attacks before police shot them dead.

Các chuyên gia an ninh của Mỹ và các nước khác hồi gần đây đã bày tỏ quan tâm là không bao lâu nữa Trung Quốc sẽ tuyên bố thành lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông, nơi căng thẳng đang leo thang vì những hoạt động xây đảo nhân tạo qui mô lớn của Bắc Kinh. Thông tín viên đài VOA Li Bao tường thuật

Trong năm vừa qua Trung Quốc đã ráo riết lấp biển để xây những hòn đảo nhân tạo ở Biển Đông, nơi có những vụ tranh chấp chủ quyền giữa Bắc Kinh với nhiều nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam và Philippines.

Thượng nghị sĩ John McCain, Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, nói rằng việc xây đảo nhân tạo chỉ là phần mở đầu. Ông cho rằng bước kế tiếp của Trung Quốc sẽ là bố trí vũ khí trên những hòn đảo đó và tuyên bố thiết lập một vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông để tăng cường cho các yêu sách chủ quyền của mình.

Hồi tuần trước tại một cuộc hội thảo tại Viện Hudson ở Washington, ông McCain đã phát biểu như sau:

“Họ xây phi đạo; họ sẽ đặt vũ khí ở đó, và việc kế tiếp mà quí vị sẽ thấy Trung Quốc làm là khi một chiếc máy bay của Mỹ bay ngang, bất kể là máy bay thương mại hoặc máy bay quân sự, họ sẽ đòi máy bay đó phải khai báo với họ. Họ lập ra một Vùng nhận dạng phòng không, mà sau đó có nghĩa là chủ quyền lãnh thổ”.

Vùng phòng không

Vùng nhận dạng phòng không là vùng trời trên đất liền hay trên biển mà nước lập ra yêu cầu những máy bay bay vào phải khai báo và kiểm soát tuyến bay của những máy bay đó để phục vụ cho các mục tiêu an ninh quốc gia. Một khu vực nới rộng không phận quốc gia của một nước giúp cho nước đó có thêm thời giờ để ứng phó với những phi cơ có thể có những hành động thù địch.

Nam Triều Tiên và Nhật Bản đã lập ADIZ nằm rất xa bên ngoài không phận quốc gia của họ và hai vùng đó chồng lấp với nhau. Trung Quốc cũng lập ADIZ ở Biển Đông Trung Hoa vào năm 2013.

Ông Peter Jennings, Giám đốc Viện Chính sách Chiến lược Australia, tin rằng Trung Quốc sẽ thiết lập một ADIZ tương tự ở Biển Đông sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình đến thăm Hoa Kỳ vào tháng 9.

Ông Jennings nói tại một cuộc hội thảo do Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược tổ chức ở Washington hôm 21 tháng 7:

“Sau chuyến viếng thăm đó, và sau khi nước Mỹ bước vào giai đoạn sôi nổi với cuộc vận động bầu cử tổng thống, tôi nghĩ rằng Trung Quốc có thể sẽ thực hiện bước kế tiếp này để củng cố sự khống chế của họ trong khu vực.”

Giáo sư Andrew Erickson của Trường Võ bị Hải quân Mỹ, cho biết ông tin rằng Trung Quốc sẽ tuyên bố thiết lập ADIZ ở Biển Đông trong vòng hai năm nữa.

Lập ADIZ ở Biển Đông

Tại một cuộc điều trần ở Hạ viện Mỹ hồi tuần trước, ông Erickson nói rằng những cơ sở mà Trung Quốc đang xây dựng trong khu vực quần đảo Trường Sa bao gồm một phi đạo dài 3.000 mét trên Bãi Đá Chữ Thập và ứng dụng hợp lý nhất của phi đạo này là hỗ trợ cho một ADIZ của Trung Quốc trong tương lai gần.

Washington nhiều lần khẳng định việc đơn phương tuyên bố một ADIZ ở Biển Đông sẽ phương hại tới quyền tự do hàng hải và cảnh báo Bắc Kinh chớ đưa ra một tuyên bố như vậy.

Hoa Kỳ đã phản ứng một cách kịch liệt đối với việc Trung Quốc lập ADIZ ở Biển Đông Trung Hoa và đã bày tỏ sự không thừa nhận của mình bằng cách phái máy bay quân sự bay qua vùng đó.

Theo giáo sư Erickson, không có luật lệ nào cấm Trung Quốc thiết lập ADIZ, nhưng ông nói rằng điều gây quan tâm cho Hoa Kỳ là cách thức Trung Quốc quản lý ADIZ của họ.

Ông nói “Đó là cách thức Trung Quốc áp dụng cho ADIZ ở Biển Đông Trung Hoa. Quân đội Trung Quốc tuyên bố những biện pháp phòng vệ khẩn cấp sẽ được áp dụng khi máy bay bay vào vùng này mà không tuân theo những đòi hỏi của Trung Quốc.”

Ông Erickson cho rằng “Điều đó hoàn toàn đi ngược với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế".

Chưa phải lúc

Bắc Kinh tuyên bố họ có quyền thiết lập ADIZ gần lãnh thổ của mình, nhưng hiện nay không phải là thời điểm thích hợp để làm việc này ở Biển Đông.

Ông Ngô Sĩ Tồn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam hải của Trung Quốc, cho rằng Bắc Kinh nên tránh đơn phương tuyên bố lập ADIZ ở Biển Đông, một điều mà ông cho sẽ làm căng thẳng leo thang và gây phương hại cho sự hợp tác quân sự giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Tại cuộc hội thảo ở Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược ở Washington, ông Ngô cho rằng Trung Quốc nên bảo đảm tự do hàng hải ở Biển Đông, tăng tốc tiến trình đàm phán với ASEAN để có một Bộ Qui tắc Ứng xử, và bảo đảm việc sử dụng cho mục tiêu dân sự của những cơ sở trên các hòn đảo nhân tạo.

Tuy nhiên, ông cũng nói với đài VOA là cuộc diện có thể thay đổi nếu có sự can dự của Nhật Bản. “Nhật Bản muốn cùng với Hoa Kỳ thực hiện những phi vụ tuần tra ở Biển Đông và hồi gần đây đã chỉ trích việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo,” ông Ngô nói. “Nếu một ngày nào đó Nhật Bản cùng với Mỹ thực hiện những phi vụ trinh sát ở cự ly gần, điều đó sẽ buộc Trung Quốc phải áp dụng những biện pháp đối phó.”

Các nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông đã mạnh mẽ chỉ trích việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo và tố cáo rằng Bắc Kinh muốn dùng những cơ sở trên các đảo đó cho mục tiêu quân sự.

Truyền hình vệ tinh VOA 28/7/2015
please wait

No media source currently available

0:00 0:14:30 0:00

XS
SM
MD
LG