Trung Quốc khẳng định sẽ không đưa tàu chiến ra đối đầu với lực lượng Việt Nam tại khu vực đặt giàn khoan 981 trong vùng biển Hà Nội có tuyên bố chủ quyền.
Vụ phó Vụ Biên giới và Biển đảo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Dịch Tiên Lương, ngày 13/6 nhấn mạnh Trung Quốc đang kiềm chế tối đa trong vụ căng thẳng giữa tàu bè hai nước Việt-Trung ở Hoàng Sa.
Ông Dịch tuyên bố Bắc Kinh chưa từng và sẽ không điều động tàu chiến ra bảo vệ giàn khoan trước sự quấy nhiễu của các tàu Việt tại thực địa.
Ông Dịch nói tàu hải quân Trung Quốc có đi ngang khu vực nhưng duy trì khoảng cách xa nhất có thể với các tàu Việt Nam.
Phát biểu của giới chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc được đưa ra giữa những cáo buộc của phía Việt Nam rằng Bắc Kinh điều động trên trăm tàu các loại bao gồm 6 tàu chiến, trong đó có 2 chiếc mới được tăng cường trong tuần này, và 4 máy bay quân sự để uy hiếp, xua đuổi tàu Việt Nam ra khỏi khu vực giàn khoan.
Vụ Phó Vụ Biên giới Biển Đảo Trung Quốc tuyên bố Bắc Kinh hiện chỉ có 71 tàu đang làm nhiệm vụ bảo vệ giàn khoan, bao gồm 32 tàu của lực lượng tuần duyên. Một ngư dân Đà Nẵng hoạt động trong khu vực cho biết anh tận mắt nhìn thấy tàu hải quân Trung Quốc có trang bị võ khí tiến sát tàu Việt Nam trong vụ một tàu cá Việt bị đâm chìm hôm 26/5 vừa qua.
Thuyền trưởng Lê Văn Xinh ở quận Sơn Trà nói với VOA Việt ngữ:
“Bữa tàu chìm đó, vào ban đêm 8 chiếc tàu kéo chiếc tàu chìm đó còn 21 chiếc tàu khác của chúng tôi đi 2 bên để kèm. Chúng tôi thấy 1 chiếc tàu Trung Quốc đi quá gần, pha đèn thì thấy rõ ràng là tàu hải quân, vì phía trước và phía sau đều có họng súng. Mình tận mắt nhìn thấy và anh em ngư dân báo cho nhau biết.”
VietNamNet đưa tin ngày 12/6 tại khu vực xuất hiện tàu Trung Quốc có bệ phóng tên lửa. Bắc Kinh chưa bình luận về cáo giác này.
Giới chức Việt Nam nói ngay cả các tàu cá của Trung Quốc trong khu vực cũng không chỉ đơn thuần là tàu đánh bắt mà được trang bị để tấn công tàu Việt Nam, với mũi lê nhọn phá băng.
Cục trưởng Cục Kiểm ngư Nguyễn Ngọc Oai nói với VOA Việt ngữ:
“Tàu cá của Trung Quốc không gọi là tàu cá được. Thật ra đó là những tàu thiết kế để thực hiện nhiệm vụ khác. Những tàu đó cũng là một trong những mũi tấn công chính trong các vụ gây hấn với Việt Nam.”
Thuyền trưởng Lê Văn Xinh cho biết thêm:
“Cái này lâu rồi. Trung Quốc có tàu đó lâu rồi. Tàu 90152 bị tông chìm (26/5) cũng bị cái đó đó. Ban ngày, tàu Trung Quốc ép tàu Việt, chỉ cách nhau vài chục mét, thấy (mũi lê phá băng) chứ sao không thấy. Tàu này bà con ngư dân gọi là tàu phá băng, cái mũi phía dưới có cục sắt lồi ra, thấy rõ ràng mũi phá băng ở dưới chứ vì nó nổi trên mặt nước một xíu, nằm dưới nước một ít. Vừa rồi khi tàu 95102 bị đâm chìm đó, có khoảng 8-9 chiếc như rứa. Trung Quốc dùng nhiều chiến thuật lắm, tìm cách để cho mình đâm nó. Nhưng bà con ngư dân biết quá. Ngư trường mình ra làm ăn chứ đâu có gây hấn với ai đâu. Nó muốn tạo cớ để mũi tàu mình đâm vào nó, nhưng bà con mình tránh va chứ không để đâm vào nó.”
Hôm qua, Việt Nam vừa hạ thủy thêm một tàu cá vỏ thép thứ nhì trong nỗ lực bảo vệ ngư dân được an toàn hơn khi hoạt động đánh bắt ở Biển Đông trước những rủi ro tấn công từ Trung Quốc ngày càng gia tăng.
Việt Nam nói trước nay tàu cá truyền thống của Việt Nam là tàu gỗ với những trang thiết bị thô sơ trong khi tàu cá Trung Quốc hiện diện trong khu vực là tàu vỏ sắt, chắc chắn và to hơn gấp nhiều lần.
Truyền thông trong nước đưa tin tàu vỏ thép có giá trị trên 7 tỷ đồng. Chủ tàu trả trước trên phân nửa, phần còn lại được hỗ trợ trả dần vốn, không chịu lãi, trong thời hạn từ 5 đến 7 năm.
Thuyền trưởng Lê Văn Xinh nói anh hoan nghênh sự hỗ trợ này, nhưng ngư dân Việt mong mỏi được nhà nước tăng cường các biện pháp bảo vệ hơn nữa trong các chuyến đi biển đầy hiểm nguy.
“Nếu nhà nước cho vay hỗ trợ thì ngư dân cũng hoan nghênh, nhưng mà làm sao để đảm bảo an toàn hàng hải và kinh tế cho ngư dân mới được. Tàu công nghệ cao thì dễ hành nghề hơn, yên tâm bám biển hơn. Nhưng có cái tàu vỏ thép hiện đại hơn, chi phí nhiều hơn thì thu nhập phải cao hơn thì chúng tôi mới làm được chứ thu nhập như rứa thì sao chúng tôi làm được. Tàu vỏ thép trước mắt bà con thấy an tâm hơn, nhưng là ngư dân tôi cũng mong muốn các cơ quan chấp pháp trên biển của nhà nước hoạt động nhiều hơn để ngư dân yên tâm hơn nữa. Lực lượng thực thi pháp luật thường xuyên có mặt thì ngư dân an tâm bám biển hơn dù là tàu sắt hay tàu gì cũng rứa.”
Vụ Phó Vụ Biên giới Biển đảo Trung Quốc, Dịch Tiên Lương, nói rằng kể từ khi giàn khoan 981 vào khu vực, tàu Trung Quốc đã bị tàu Việt Nam đâm va 1500 lần. Tuy nhiên, những cáo giác này chưa từng được Bắc Kinh chứng minh bằng hình ảnh hay bằng chứng cụ thể.
Phía Việt Nam đã trưng bày các hình ảnh và cả video kèm theo những lời tố cáo bị tàu Trung Quốc tấn công, xịt vòi rồng, hay đâm chìm.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 12/6, tuyên bố Bắc Kinh phản đối việc nước lớn hiếp đáp nước bé, nhưng các nước nhỏ không nên cố ý khiêu khích.
Phát ngôn nhân Hoa Xuân Oánh nói Trung Quốc luôn cổ xúy các nước, dù lớn hay nhỏ, phải bình đẳng-tôn trọng nhau để phát huy hợp tác cùng có lợi.
Quan điểm này từng được đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, Nguyễn Quốc Cường, đưa ra trong cuộc phỏng vấn với CNN cuối tháng 5 vừa qua khi bình luận về phát biểu năm 2010 của cựu Ngoại trưởng Trung Quốc, Dương Khiết Trì, rằng ‘Trung Quốc là nước lớn và các quốc gia khác là nước nhỏ, đó là thực tế.’
Đại sứ Việt Nam nhấn mạnh trong quan hệ quốc tế, các nước đều bình đẳng với nhau dựa trên luật quốc tế.
Nguồn: AP/Xinhua/TTO/Vietnamnet/VOA Interviews
Vụ phó Vụ Biên giới và Biển đảo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Dịch Tiên Lương, ngày 13/6 nhấn mạnh Trung Quốc đang kiềm chế tối đa trong vụ căng thẳng giữa tàu bè hai nước Việt-Trung ở Hoàng Sa.
Ông Dịch tuyên bố Bắc Kinh chưa từng và sẽ không điều động tàu chiến ra bảo vệ giàn khoan trước sự quấy nhiễu của các tàu Việt tại thực địa.
Ông Dịch nói tàu hải quân Trung Quốc có đi ngang khu vực nhưng duy trì khoảng cách xa nhất có thể với các tàu Việt Nam.
Phát biểu của giới chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc được đưa ra giữa những cáo buộc của phía Việt Nam rằng Bắc Kinh điều động trên trăm tàu các loại bao gồm 6 tàu chiến, trong đó có 2 chiếc mới được tăng cường trong tuần này, và 4 máy bay quân sự để uy hiếp, xua đuổi tàu Việt Nam ra khỏi khu vực giàn khoan.
Vụ Phó Vụ Biên giới Biển Đảo Trung Quốc tuyên bố Bắc Kinh hiện chỉ có 71 tàu đang làm nhiệm vụ bảo vệ giàn khoan, bao gồm 32 tàu của lực lượng tuần duyên. Một ngư dân Đà Nẵng hoạt động trong khu vực cho biết anh tận mắt nhìn thấy tàu hải quân Trung Quốc có trang bị võ khí tiến sát tàu Việt Nam trong vụ một tàu cá Việt bị đâm chìm hôm 26/5 vừa qua.
Thuyền trưởng Lê Văn Xinh ở quận Sơn Trà nói với VOA Việt ngữ:
“Bữa tàu chìm đó, vào ban đêm 8 chiếc tàu kéo chiếc tàu chìm đó còn 21 chiếc tàu khác của chúng tôi đi 2 bên để kèm. Chúng tôi thấy 1 chiếc tàu Trung Quốc đi quá gần, pha đèn thì thấy rõ ràng là tàu hải quân, vì phía trước và phía sau đều có họng súng. Mình tận mắt nhìn thấy và anh em ngư dân báo cho nhau biết.”
VietNamNet đưa tin ngày 12/6 tại khu vực xuất hiện tàu Trung Quốc có bệ phóng tên lửa. Bắc Kinh chưa bình luận về cáo giác này.
Giới chức Việt Nam nói ngay cả các tàu cá của Trung Quốc trong khu vực cũng không chỉ đơn thuần là tàu đánh bắt mà được trang bị để tấn công tàu Việt Nam, với mũi lê nhọn phá băng.
Cục trưởng Cục Kiểm ngư Nguyễn Ngọc Oai nói với VOA Việt ngữ:
“Tàu cá của Trung Quốc không gọi là tàu cá được. Thật ra đó là những tàu thiết kế để thực hiện nhiệm vụ khác. Những tàu đó cũng là một trong những mũi tấn công chính trong các vụ gây hấn với Việt Nam.”
Thuyền trưởng Lê Văn Xinh cho biết thêm:
“Cái này lâu rồi. Trung Quốc có tàu đó lâu rồi. Tàu 90152 bị tông chìm (26/5) cũng bị cái đó đó. Ban ngày, tàu Trung Quốc ép tàu Việt, chỉ cách nhau vài chục mét, thấy (mũi lê phá băng) chứ sao không thấy. Tàu này bà con ngư dân gọi là tàu phá băng, cái mũi phía dưới có cục sắt lồi ra, thấy rõ ràng mũi phá băng ở dưới chứ vì nó nổi trên mặt nước một xíu, nằm dưới nước một ít. Vừa rồi khi tàu 95102 bị đâm chìm đó, có khoảng 8-9 chiếc như rứa. Trung Quốc dùng nhiều chiến thuật lắm, tìm cách để cho mình đâm nó. Nhưng bà con ngư dân biết quá. Ngư trường mình ra làm ăn chứ đâu có gây hấn với ai đâu. Nó muốn tạo cớ để mũi tàu mình đâm vào nó, nhưng bà con mình tránh va chứ không để đâm vào nó.”
Hôm qua, Việt Nam vừa hạ thủy thêm một tàu cá vỏ thép thứ nhì trong nỗ lực bảo vệ ngư dân được an toàn hơn khi hoạt động đánh bắt ở Biển Đông trước những rủi ro tấn công từ Trung Quốc ngày càng gia tăng.
Việt Nam nói trước nay tàu cá truyền thống của Việt Nam là tàu gỗ với những trang thiết bị thô sơ trong khi tàu cá Trung Quốc hiện diện trong khu vực là tàu vỏ sắt, chắc chắn và to hơn gấp nhiều lần.
Truyền thông trong nước đưa tin tàu vỏ thép có giá trị trên 7 tỷ đồng. Chủ tàu trả trước trên phân nửa, phần còn lại được hỗ trợ trả dần vốn, không chịu lãi, trong thời hạn từ 5 đến 7 năm.
Thuyền trưởng Lê Văn Xinh nói anh hoan nghênh sự hỗ trợ này, nhưng ngư dân Việt mong mỏi được nhà nước tăng cường các biện pháp bảo vệ hơn nữa trong các chuyến đi biển đầy hiểm nguy.
“Nếu nhà nước cho vay hỗ trợ thì ngư dân cũng hoan nghênh, nhưng mà làm sao để đảm bảo an toàn hàng hải và kinh tế cho ngư dân mới được. Tàu công nghệ cao thì dễ hành nghề hơn, yên tâm bám biển hơn. Nhưng có cái tàu vỏ thép hiện đại hơn, chi phí nhiều hơn thì thu nhập phải cao hơn thì chúng tôi mới làm được chứ thu nhập như rứa thì sao chúng tôi làm được. Tàu vỏ thép trước mắt bà con thấy an tâm hơn, nhưng là ngư dân tôi cũng mong muốn các cơ quan chấp pháp trên biển của nhà nước hoạt động nhiều hơn để ngư dân yên tâm hơn nữa. Lực lượng thực thi pháp luật thường xuyên có mặt thì ngư dân an tâm bám biển hơn dù là tàu sắt hay tàu gì cũng rứa.”
Vụ Phó Vụ Biên giới Biển đảo Trung Quốc, Dịch Tiên Lương, nói rằng kể từ khi giàn khoan 981 vào khu vực, tàu Trung Quốc đã bị tàu Việt Nam đâm va 1500 lần. Tuy nhiên, những cáo giác này chưa từng được Bắc Kinh chứng minh bằng hình ảnh hay bằng chứng cụ thể.
Phía Việt Nam đã trưng bày các hình ảnh và cả video kèm theo những lời tố cáo bị tàu Trung Quốc tấn công, xịt vòi rồng, hay đâm chìm.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 12/6, tuyên bố Bắc Kinh phản đối việc nước lớn hiếp đáp nước bé, nhưng các nước nhỏ không nên cố ý khiêu khích.
Phát ngôn nhân Hoa Xuân Oánh nói Trung Quốc luôn cổ xúy các nước, dù lớn hay nhỏ, phải bình đẳng-tôn trọng nhau để phát huy hợp tác cùng có lợi.
Quan điểm này từng được đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, Nguyễn Quốc Cường, đưa ra trong cuộc phỏng vấn với CNN cuối tháng 5 vừa qua khi bình luận về phát biểu năm 2010 của cựu Ngoại trưởng Trung Quốc, Dương Khiết Trì, rằng ‘Trung Quốc là nước lớn và các quốc gia khác là nước nhỏ, đó là thực tế.’
Đại sứ Việt Nam nhấn mạnh trong quan hệ quốc tế, các nước đều bình đẳng với nhau dựa trên luật quốc tế.
Nguồn: AP/Xinhua/TTO/Vietnamnet/VOA Interviews