Các Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao Nhật Bản và Australia phản đối việc sử dụng vũ lực để đơn phương thay đổi hiện trạng tại Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Tin của Vietnamnet hôm nay tường thuật rằng Bộ trưởng Quốc phòng David Johnston và Ngoại trưởng Julie Bishop của Australia và các vị tương nhiệm Nhật Bản, là Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera và Ngoại trưởng Fumio Kishida, đã lên tiếng tại một cuộc họp báo chung sau cuộc họp 2+2 ở Tokyo ngày hôm qua.
Các vị Bộ trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế trong việc giải quyết các cuộc tranh chấp lãnh thổ trong khu vực.
Nói chuyện với các nhà báo sau buổi họp, Ngoại trưởng Bishop nói rằng Australia lên án các hành động khiêu khích và có tính cưỡng bức liên quan tới các cuộc tranh chấp tại Biển Đông.
Bà Bishop tuyên bố Australia không ủng hộ bất cứ hành động đơn phương nào để thay đổi hiện trạng tại Biển Đông.
Tin của Vietnamnet tường thuật rằng hôm qua, Hạ Viện Nhật Bản đã thông qua nghị quyết kêu gọi Trung Quốc hãy kiềm chế, đừng đưa ra thêm những hành động phức tạp hóa thêm tình hình trong vùng Biển Đông.
Bản tin này nói rằng nghị quyết của Hạ Viện Nhật Bản mô tả việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong Biển Đông là một hành động “bất hợp pháp, khiêu khích” làm tăng thêm căng thẳng trong vùng biển này. Nghị quyết này cho rằng những hành động đơn phương để trấn áp tinh thần, hay sử dụng vũ lực trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ là “không thể chấp nhận được”.
Bản tin của tờ Thanh Niên hôm nay tường thuật, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Fumio Kishida bày tỏ hy vọng rằng Nhật Bản và Việt Nam sẽ tái khẳng định quan hệ hợp tác về các vấn đề hàng hải khi ông đi thăm Việt Nam trong tháng tới.
Tờ Thanh Niên trích lời ông Kishida cam kết Tokyo sẽ giúp Việt Nam thanh toán phí tổn để thiết đặt các hệ thống radar, truyền tin và các thiết bị khác trên các tàu tuần tiễu của cảnh sát biển Việt Nam.
Tin này cho biết là các giới chức Nhật Bản đang giàn xếp một cuộc họp giữa ông Kishida và Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh.
Theo tin của Hệ thống Truyền Thông ABC của Úc, Ngoại trưởng Bishop hôm nay nói Australia ủng hộ vị thế của Nhật Bản là phải giải quyết các căng thẳng hiện nay tại Biển Đông và Biển Hoa Đông bằng luật pháp.
Bà nói Australia không có một quan điểm riêng về các cuộc tranh chấp lãnh thổ trong khu vực, nhưng tin rằng “phải giải quyết các cuộc tranh chấp này để tạo ra một trật tự khu vực dựa trên pháp quyền, là một trật tự đã phục vụ lợi ích của tất cả các nước trong suốt 60 năm qua”.
Nhân cuộc họp 2 cộng 2, Nhật Bản và Úc cam kết sẽ thắt chặt liên minh chiến lược giữa hai nước. Liên quan tới chiến dịch vận động của chính phủ Thủ Tướng Shinzo Abe, sửa đổi cách diễn giải về Hiến Pháp chủ hòa của Nhật Bản, Australia tuyên bố ủng hộ Nhật Bản đóng một vai trò lớn hơn về quân sự, và cho rằng đây là “một vị thế quốc phòng bình thường” hơn.
Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe mới đây đã đẩy mạnh cuộc vận động để thay đổi Hiến Pháp chủ hòa sau Thế Chiến thứ Hai, để nước này có thể hiện đại hóa lực lượng tự vệ, và cho phép Nhật Bản hành động để bảo vệ đồng minh. Cuộc vận động gặp phải sự chỉ trích của Trung Quốc. Bắc Kinh cho rằng Tokyo đang tìm cách quân sự hóa Nhật Bản một lần nữa.
Nguồn: vietnamnet, abc.net.au, rappler.com, The Guardian
Tin của Vietnamnet hôm nay tường thuật rằng Bộ trưởng Quốc phòng David Johnston và Ngoại trưởng Julie Bishop của Australia và các vị tương nhiệm Nhật Bản, là Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera và Ngoại trưởng Fumio Kishida, đã lên tiếng tại một cuộc họp báo chung sau cuộc họp 2+2 ở Tokyo ngày hôm qua.
Các vị Bộ trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế trong việc giải quyết các cuộc tranh chấp lãnh thổ trong khu vực.
Nói chuyện với các nhà báo sau buổi họp, Ngoại trưởng Bishop nói rằng Australia lên án các hành động khiêu khích và có tính cưỡng bức liên quan tới các cuộc tranh chấp tại Biển Đông.
Bà Bishop tuyên bố Australia không ủng hộ bất cứ hành động đơn phương nào để thay đổi hiện trạng tại Biển Đông.
Tin của Vietnamnet tường thuật rằng hôm qua, Hạ Viện Nhật Bản đã thông qua nghị quyết kêu gọi Trung Quốc hãy kiềm chế, đừng đưa ra thêm những hành động phức tạp hóa thêm tình hình trong vùng Biển Đông.
Bản tin này nói rằng nghị quyết của Hạ Viện Nhật Bản mô tả việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong Biển Đông là một hành động “bất hợp pháp, khiêu khích” làm tăng thêm căng thẳng trong vùng biển này. Nghị quyết này cho rằng những hành động đơn phương để trấn áp tinh thần, hay sử dụng vũ lực trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ là “không thể chấp nhận được”.
Bản tin của tờ Thanh Niên hôm nay tường thuật, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Fumio Kishida bày tỏ hy vọng rằng Nhật Bản và Việt Nam sẽ tái khẳng định quan hệ hợp tác về các vấn đề hàng hải khi ông đi thăm Việt Nam trong tháng tới.
Tờ Thanh Niên trích lời ông Kishida cam kết Tokyo sẽ giúp Việt Nam thanh toán phí tổn để thiết đặt các hệ thống radar, truyền tin và các thiết bị khác trên các tàu tuần tiễu của cảnh sát biển Việt Nam.
Tin này cho biết là các giới chức Nhật Bản đang giàn xếp một cuộc họp giữa ông Kishida và Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh.
Theo tin của Hệ thống Truyền Thông ABC của Úc, Ngoại trưởng Bishop hôm nay nói Australia ủng hộ vị thế của Nhật Bản là phải giải quyết các căng thẳng hiện nay tại Biển Đông và Biển Hoa Đông bằng luật pháp.
Bà nói Australia không có một quan điểm riêng về các cuộc tranh chấp lãnh thổ trong khu vực, nhưng tin rằng “phải giải quyết các cuộc tranh chấp này để tạo ra một trật tự khu vực dựa trên pháp quyền, là một trật tự đã phục vụ lợi ích của tất cả các nước trong suốt 60 năm qua”.
Nhân cuộc họp 2 cộng 2, Nhật Bản và Úc cam kết sẽ thắt chặt liên minh chiến lược giữa hai nước. Liên quan tới chiến dịch vận động của chính phủ Thủ Tướng Shinzo Abe, sửa đổi cách diễn giải về Hiến Pháp chủ hòa của Nhật Bản, Australia tuyên bố ủng hộ Nhật Bản đóng một vai trò lớn hơn về quân sự, và cho rằng đây là “một vị thế quốc phòng bình thường” hơn.
Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe mới đây đã đẩy mạnh cuộc vận động để thay đổi Hiến Pháp chủ hòa sau Thế Chiến thứ Hai, để nước này có thể hiện đại hóa lực lượng tự vệ, và cho phép Nhật Bản hành động để bảo vệ đồng minh. Cuộc vận động gặp phải sự chỉ trích của Trung Quốc. Bắc Kinh cho rằng Tokyo đang tìm cách quân sự hóa Nhật Bản một lần nữa.
Nguồn: vietnamnet, abc.net.au, rappler.com, The Guardian