Ngày mai Trung Quốc sẽ cử hành lễ kỷ niệm sinh nhật thứ 120 của Mao Trạch Đông, nhân vật đã để lại một di sản đa dạng trong một đất nước ông đã sáng lập và lãnh đạo gần 3 thập niên.
Từ khi ông qua đời vào năm 1976, lập trường chính thức của nhà nước Trung Quốc là thừa nhận những đóng góp của ông Mao là tích cực tới 70%, và tiêu cực là 30%.
Một cuộc thăm dò của tờ Hoàn cầu Thời báo- một tờ báo nhà nước, cho thấy tỷ lệ người dân Trung Quốc coi những đóng góp của ông là tích cực còn cao hơn các số liệu chính thức, có đến 85% những người được thăm dò nói rằng những công lao của ông Mao vượt xa những lỗi lầm mà ông đã phạm.
Các ủng hộ viên của ông Mao Trạch Đông, nhiều người trong số này thuộc thành phần cao tuổi hơn và còn nhớ thời kỳ cai trị của ông, nói rằng ông Mao đã giúp giải thoát Trung Quốc khỏi tầm ảnh hưởng của ngoại bang, vực đất nước ra khỏi tình trạng hỗn loạn để thành lập một quốc gia thống nhất.
Nhưng nhiều người khác quy lỗi cho Mao Trạch Đông về cái chết của hàng chục triệu người, hậu quả của các thử nghiệm xã hội gây nhiều tranh cãi của ông như Bước Đại Nhảy vọt, và cuộc Cách mạng Văn hóa.
Giáo sư về Nghiên cứu Đông Á William Sharp của Đại học Pacific ở Hawaii nói với Đài VOA rằng di sản của ông Mao vẫn chưa được phân tích đúng mức, một phần bởi vì cuộc tranh luận vẫn nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước.
Giáo sư Sharp nói thời kỳ cai trị của ông Mao Trạch Đông đã trải qua nhiều giai đoạn hỗn loạn. Bước Đại Nhẩy vọt trong những năm 1950 đã chứng kiến cái chết của khoảng 30 triệu người, và hiện vẫn là một đề tài cấm bàn cãi công khai tại Trung Quốc.
Mặc dù vậy, số người chỉ trích di sản do Mao Trạch Đông để lại dường như đang gia tăng.
Cuộc thăm dò của Hoàn cầu Thời báo cho thấy là thành phần có học thức, trẻ tuổi hơn, tỏ ra ít tôn sùng hơn đối với nhà lãnh đạo cách mạng.
Từ khi ông qua đời vào năm 1976, lập trường chính thức của nhà nước Trung Quốc là thừa nhận những đóng góp của ông Mao là tích cực tới 70%, và tiêu cực là 30%.
Một cuộc thăm dò của tờ Hoàn cầu Thời báo- một tờ báo nhà nước, cho thấy tỷ lệ người dân Trung Quốc coi những đóng góp của ông là tích cực còn cao hơn các số liệu chính thức, có đến 85% những người được thăm dò nói rằng những công lao của ông Mao vượt xa những lỗi lầm mà ông đã phạm.
Các ủng hộ viên của ông Mao Trạch Đông, nhiều người trong số này thuộc thành phần cao tuổi hơn và còn nhớ thời kỳ cai trị của ông, nói rằng ông Mao đã giúp giải thoát Trung Quốc khỏi tầm ảnh hưởng của ngoại bang, vực đất nước ra khỏi tình trạng hỗn loạn để thành lập một quốc gia thống nhất.
Nhưng nhiều người khác quy lỗi cho Mao Trạch Đông về cái chết của hàng chục triệu người, hậu quả của các thử nghiệm xã hội gây nhiều tranh cãi của ông như Bước Đại Nhảy vọt, và cuộc Cách mạng Văn hóa.
Giáo sư về Nghiên cứu Đông Á William Sharp của Đại học Pacific ở Hawaii nói với Đài VOA rằng di sản của ông Mao vẫn chưa được phân tích đúng mức, một phần bởi vì cuộc tranh luận vẫn nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước.
Giáo sư Sharp nói thời kỳ cai trị của ông Mao Trạch Đông đã trải qua nhiều giai đoạn hỗn loạn. Bước Đại Nhẩy vọt trong những năm 1950 đã chứng kiến cái chết của khoảng 30 triệu người, và hiện vẫn là một đề tài cấm bàn cãi công khai tại Trung Quốc.
Mặc dù vậy, số người chỉ trích di sản do Mao Trạch Đông để lại dường như đang gia tăng.
Cuộc thăm dò của Hoàn cầu Thời báo cho thấy là thành phần có học thức, trẻ tuổi hơn, tỏ ra ít tôn sùng hơn đối với nhà lãnh đạo cách mạng.