Tình trạng ô nhiễm không khí triền miên đạt tới những cao điểm chưa từng thấy ở Bắc Kinh đã khiến các cơ quan truyền thông nhà nước đưa tin hăng hái một cách bất thuờng. Các bản tin trong đó có lời kêu gọi chính phủ thực hiện các biện pháp mạnh hơn và nêu ra những thắc mắc về đường lối phát triển của Trung Quốc cho thấy những mối quan ngại của dân chúng về môi trường ở Trung Quốc đã lên đến tột đỉnh mà cả giới truyền thông nhà nước lẫn chính phủ không thể làm lơ.
Ngay từ khi các đài theo dõi bắt đầu ghi nhận mức độ báo động về mức độc chất trong không khí ở Bắc Kinh và các thành phố khác hồi tuần trước, các cơ quan thông tin đã tường thuật cập nhật và đăng tải các bài xã luận về mức độ của vấn đề, và phản ứng của chính phủ.
Có Đáng Chấp Nhận Rủi Ro Không?
Phần lớn sự chú ý của giới truyền thông tập trung vào điều gọi là “đường lối phát triển của Trung Quốc” và nêu nghi vấn liệu các thành quả kinh tế đạt được trong mấy thập niên vừa qua có đáng để chấp nhận rủi ro gây thiệt hại cho sức khỏe của dân chúng hay không.
Tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản, đã đăng một bài xã luận hôm thứ hai có tựa là “Một nước Trung Hoa tươi đẹp bắt đầu bằng hơi thở lành mạnh.” Bài này kêu gọi các cơ quan chính phủ thay đổi cách thức xử lý các vấn đề về môi trường.
Bài báo viết: “Phát triển kinh tế không thể đi theo con đường cũ là ‘ô nhiễm trước, sửa sai sau. Quản lý đô thị không thể đứng trước tình trạng khẩn trương với tâm lý cũ là “không khí xấu chỉ là chuyện nhỏ.”
Bà Tô Nam là chủ biên của Ðối Thoại Trung Quốc, một trang web theo dõi việc tường thuật và cung cấp lời bình luận về các vấn đề môi trường ở Trung Quốc. Bà nói bà đã chứng kiến một sự chuyển biến trong cách thức tường thuật tin tức về môi trường ở Trung Quốc.
Bà Tô nói: “Trước đây, lối suy nghĩ là các mối quan ngại về môi trường có thể tác động đến tốc độ tăng trưởng, do đó người ta nhấn mạnh đến việc bảo vệ tăng trưởng hơn là bảo vệ môi trường. Nay, mọi thứ đã thay đổi.
Theo bà, “Các vấn đề môi trường nay đã trở thành một điều không thể làm ngơ được.”
Bà Tô nói một loạt các vụ tranh cãi về môi trường trong năm 2012 đã chứng tỏ cho chính phủ thấy là chính phủ không thể coi thường các yêu sách của dân chúng.
Bà nói: “Trong hết vụ này đến vụ khác, chính phủ mới đây đã phát hiện ra rằng nếu họ không đáp lại công luận, thì tai hại sẽ gia tăng trong việc xử lý tình hình.”
Truyền Thông Tường Thuật Rộng Rãi Hơn
Vào lúc các cuộc biểu tình phản đối các dự án gây ô nhiễm ngày càng trở nên táo bạo hơn ở Trung Quốc, giới truyền thông đã tường thuật nhiều hơn về các sự kiện và chính phủ đã tỏ ra đáp ứng nhiều hơn.
Trong năm 2012, dân chúng biểu tình phản đối các dự án như nhà máy điện chạy bằng than đá ở Hải Môn, một đường ống dẫn nước thải ở Tề Ðông và một nhà máy hóa chất ở Ninh Ba. Trong nhiều trường hợp, các cuộc biểu tình của công chúng đã trì hoãn việc khai triển dự án và thậm chí đôi khi còn đình chỉ hẳn dự án.
Một phần trong cách thức chính phủ đáp ứng nhằm đối phó với các vấn đề môi trường là bớt gắt gao trong việc cho phép công bố thông tin có được.
Các mức độ ô nhiễm không khí đã cao cực kỳ tại thủ đô Trung Quốc từ nhiều năm.
Năm 2008, đại sứ quán Hoa Kỳ ở Bắc Kinh đã bắt đầu báo cáo các mức PM 2.5, là các phân tử nhỏ nhất và độc hại nhất truyền đi trong không khí có thể ghi nhận được trong bầu khí quyển.
Phản ứng đầu tiên của chính phủ Trung Quốc là chỉ trích chương trình vừa kể, và đi tới mức ra lệnh cho sứ quán ngưng báo cáo các con số.
Bà Hà Tiểu Hà đứng đầu tổ chức phi chính phủ Green Beagle có trụ sở ở Bắc Kinh.
Bà nói: “Lúc đầu, chính phủ khăng khăng nói là các con số của Ðại sứ quán Hoa Kỳ là không chính xác bởi vì một địa điểm ở Bắc Kinh không thể đại diện cho toàn bộ thành phố, và đó là một sự kiện khoa học. Nhưng một điều quan trọng khác là người dân thường cần phải biết chất lượng không khí của nơi họ đang sinh sống.”
Năm 2011, bà Hà Tiểu Hà dùng một cái máy để ghi nhận các ảnh hưởng về sức khỏe của việc ngửi khói thuốc lá. Chính máy này còn có khả năng theo dõi lượng PM 2.5 trong bầu khí quyển, vì thế mà bà quyết định phổ biến các số liệu trên mạng để cho mọi người cùng biết.
Chủ biên trang Ðối thoại Trung Quốc Tô Nam nói các tổ chức phi chính phủ là một công cụ thiết yếu để gia tăng nhận thức của dân chúng về các vấn đề môi trường, như chất lượng không khí.
Bà nói: “Tôi nhớ vào năm 2011 mọi sự khó khăn ra sao khi tôi tìm cách quảng bá sự hiểu biết tốt hơn về nguy hại của ô nhiễm không khí. Tôi gặp rất nhiều trở ngại khi tìm cách tổ chức các diễn đàn để các ký giả và người dân thường có thể học hỏi và tìm hiểu khái niệm của PM 2.5.”
Nhưng đến cuối năm đó, bà nói PM 2.5 đã trở thành một vấn để kiến thức công cộng.
Vào tháng 1 năm 2012, và sau khi bị áp lực từ phía các tổ chức phi chính phủ ở Bắc Kinh, chính quyền thành phố Bắc Kinh đã bắt đầu bao gồm PM 2.5 vào các công bố dữ liệu của họ.
Hồi đầu tuần này, tờ Thời báo của Trung Quốc đã đăng một biểu đồ so sánh các số đo của sứ quán Hoa Kỳ với số đo của chính quyền Bắc Kinh. Sau khi giải thích vì sao hai số đo hơi khác nhau, bài báo nói mục tiêu của “Chỉ số Chất lượng Không khí, còn gọi là AQI, mới của Bắc Kinh” là làm cho các số đo mức ô nhiễm không khí minh bạch hơn.
Tờ báo nói, “Ðây là kết quả sau nhiều năm từ khước không chịu đo mức PM 2.5, che giấu mức độ thực sự của tình trạng ô nhiễm không khí."
Ngay từ khi các đài theo dõi bắt đầu ghi nhận mức độ báo động về mức độc chất trong không khí ở Bắc Kinh và các thành phố khác hồi tuần trước, các cơ quan thông tin đã tường thuật cập nhật và đăng tải các bài xã luận về mức độ của vấn đề, và phản ứng của chính phủ.
Có Đáng Chấp Nhận Rủi Ro Không?
Phần lớn sự chú ý của giới truyền thông tập trung vào điều gọi là “đường lối phát triển của Trung Quốc” và nêu nghi vấn liệu các thành quả kinh tế đạt được trong mấy thập niên vừa qua có đáng để chấp nhận rủi ro gây thiệt hại cho sức khỏe của dân chúng hay không.
Tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản, đã đăng một bài xã luận hôm thứ hai có tựa là “Một nước Trung Hoa tươi đẹp bắt đầu bằng hơi thở lành mạnh.” Bài này kêu gọi các cơ quan chính phủ thay đổi cách thức xử lý các vấn đề về môi trường.
Bài báo viết: “Phát triển kinh tế không thể đi theo con đường cũ là ‘ô nhiễm trước, sửa sai sau. Quản lý đô thị không thể đứng trước tình trạng khẩn trương với tâm lý cũ là “không khí xấu chỉ là chuyện nhỏ.”
Bà Tô Nam là chủ biên của Ðối Thoại Trung Quốc, một trang web theo dõi việc tường thuật và cung cấp lời bình luận về các vấn đề môi trường ở Trung Quốc. Bà nói bà đã chứng kiến một sự chuyển biến trong cách thức tường thuật tin tức về môi trường ở Trung Quốc.
Bà Tô nói: “Trước đây, lối suy nghĩ là các mối quan ngại về môi trường có thể tác động đến tốc độ tăng trưởng, do đó người ta nhấn mạnh đến việc bảo vệ tăng trưởng hơn là bảo vệ môi trường. Nay, mọi thứ đã thay đổi.
Theo bà, “Các vấn đề môi trường nay đã trở thành một điều không thể làm ngơ được.”
Bà Tô nói một loạt các vụ tranh cãi về môi trường trong năm 2012 đã chứng tỏ cho chính phủ thấy là chính phủ không thể coi thường các yêu sách của dân chúng.
Bà nói: “Trong hết vụ này đến vụ khác, chính phủ mới đây đã phát hiện ra rằng nếu họ không đáp lại công luận, thì tai hại sẽ gia tăng trong việc xử lý tình hình.”
Truyền Thông Tường Thuật Rộng Rãi Hơn
Vào lúc các cuộc biểu tình phản đối các dự án gây ô nhiễm ngày càng trở nên táo bạo hơn ở Trung Quốc, giới truyền thông đã tường thuật nhiều hơn về các sự kiện và chính phủ đã tỏ ra đáp ứng nhiều hơn.
Trong năm 2012, dân chúng biểu tình phản đối các dự án như nhà máy điện chạy bằng than đá ở Hải Môn, một đường ống dẫn nước thải ở Tề Ðông và một nhà máy hóa chất ở Ninh Ba. Trong nhiều trường hợp, các cuộc biểu tình của công chúng đã trì hoãn việc khai triển dự án và thậm chí đôi khi còn đình chỉ hẳn dự án.
Một phần trong cách thức chính phủ đáp ứng nhằm đối phó với các vấn đề môi trường là bớt gắt gao trong việc cho phép công bố thông tin có được.
Các mức độ ô nhiễm không khí đã cao cực kỳ tại thủ đô Trung Quốc từ nhiều năm.
Năm 2008, đại sứ quán Hoa Kỳ ở Bắc Kinh đã bắt đầu báo cáo các mức PM 2.5, là các phân tử nhỏ nhất và độc hại nhất truyền đi trong không khí có thể ghi nhận được trong bầu khí quyển.
Phản ứng đầu tiên của chính phủ Trung Quốc là chỉ trích chương trình vừa kể, và đi tới mức ra lệnh cho sứ quán ngưng báo cáo các con số.
Bà Hà Tiểu Hà đứng đầu tổ chức phi chính phủ Green Beagle có trụ sở ở Bắc Kinh.
Bà nói: “Lúc đầu, chính phủ khăng khăng nói là các con số của Ðại sứ quán Hoa Kỳ là không chính xác bởi vì một địa điểm ở Bắc Kinh không thể đại diện cho toàn bộ thành phố, và đó là một sự kiện khoa học. Nhưng một điều quan trọng khác là người dân thường cần phải biết chất lượng không khí của nơi họ đang sinh sống.”
Năm 2011, bà Hà Tiểu Hà dùng một cái máy để ghi nhận các ảnh hưởng về sức khỏe của việc ngửi khói thuốc lá. Chính máy này còn có khả năng theo dõi lượng PM 2.5 trong bầu khí quyển, vì thế mà bà quyết định phổ biến các số liệu trên mạng để cho mọi người cùng biết.
Chủ biên trang Ðối thoại Trung Quốc Tô Nam nói các tổ chức phi chính phủ là một công cụ thiết yếu để gia tăng nhận thức của dân chúng về các vấn đề môi trường, như chất lượng không khí.
Bà nói: “Tôi nhớ vào năm 2011 mọi sự khó khăn ra sao khi tôi tìm cách quảng bá sự hiểu biết tốt hơn về nguy hại của ô nhiễm không khí. Tôi gặp rất nhiều trở ngại khi tìm cách tổ chức các diễn đàn để các ký giả và người dân thường có thể học hỏi và tìm hiểu khái niệm của PM 2.5.”
Nhưng đến cuối năm đó, bà nói PM 2.5 đã trở thành một vấn để kiến thức công cộng.
Vào tháng 1 năm 2012, và sau khi bị áp lực từ phía các tổ chức phi chính phủ ở Bắc Kinh, chính quyền thành phố Bắc Kinh đã bắt đầu bao gồm PM 2.5 vào các công bố dữ liệu của họ.
Hồi đầu tuần này, tờ Thời báo của Trung Quốc đã đăng một biểu đồ so sánh các số đo của sứ quán Hoa Kỳ với số đo của chính quyền Bắc Kinh. Sau khi giải thích vì sao hai số đo hơi khác nhau, bài báo nói mục tiêu của “Chỉ số Chất lượng Không khí, còn gọi là AQI, mới của Bắc Kinh” là làm cho các số đo mức ô nhiễm không khí minh bạch hơn.
Tờ báo nói, “Ðây là kết quả sau nhiều năm từ khước không chịu đo mức PM 2.5, che giấu mức độ thực sự của tình trạng ô nhiễm không khí."