Đường dẫn truy cập

Trọng tài nhân quyền LHQ: LS Lê Quốc Quân bị bắt giam tùy tiện


Luật sư bất đồng chính kiến ​​Lê Quốc Quân tại phiên xử tại Hà Nội, ngày 2/10/2013.
Luật sư bất đồng chính kiến ​​Lê Quốc Quân tại phiên xử tại Hà Nội, ngày 2/10/2013.
Nhóm Hành động của Liên hiệp quốc Chống giam giữ tùy tiện (UNWGAD) lên án việc Hà Nội giam giữ luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân là tùy tiện, vi phạm luật quốc tế về quyền con người.

UNWGAD, tổ chức đóng vai trò như trọng tài nhân quyền quốc tế được thành lập dưới Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, xác định bản án 2 năm rưỡi tù giam về tội danh ‘trốn thuế’ Việt Nam dành cho luật sư Quân là nhắm trừng phạt các hoạt động ôn hòa của ông cổ xúy cho nhân quyền.

UNWGAD kêu gọi Hà Nội phóng thích ông Quân ngay lập tức hoặc xem xét lại vụ án bằng một phiên tòa công minh và đền bù thiệt hại cho nhà hoạt động này theo quy định của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của công dân mà Việt Nam tình nguyện ký kết từ năm 1982.

UNWGAD nhận xét rằng ông Quân trở thành mục tiêu tấn công của nhà cầm quyền chỉ vì thực thi các quyền tự do căn bản được luật nhân quyền quốc tế bảo vệ trong đó có quyền tự do ngôn luận.

Lời kêu gọi được đưa ra sau khi UNWGAD điều nghiên kiến nghị thư cùng hồ sơ tài liệu do các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế đệ nạp cho luật sư Quân.

Việt Nam có nghĩa vụ đạo đức quan trọng là phải tuân thủ các tiêu chuẩn và luật lệ quốc tế về quyền con người, nhất là sau khi gia nhập vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc. Hà Nội cần phải lưu ý kỹ điều này.
Luật sư Nani Jansen.
Luật sư Nani Jansen, cố vấn luật cao cấp của Media Legal Defence Initiative, một trong những tổ chức đồng ký tên trong kiến nghị thư, nói với VOA Việt ngữ:

“Chúng tôi quyết định trình kiến nghị thư lên Nhóm Hành động của Liên hiệp quốc Chống giam giữ tùy tiện về vụ việc của luật sư Lê Quốc Quân hồi tháng 3 năm nay vì ông Quân rõ ràng bị truy tố chỉ vì đã thực thi quyền của một luật sư bảo vệ nhân quyền và quyền tự do ngôn luận căn bản của công dân. Ông cũng không có được một phiên xử công minh. Chúng tôi thấy vụ việc này phải được công luận quốc tế biết tới.”

Luật sư Jansen nói dù không có biện pháp chính thức nào buộc Hà Nội phải đáp ứng lời kêu gọi từ Nhóm hành động Liên hiệp quốc Chống giam giữ tùy tiện, nhưng đã đến lúc Việt Nam-tân thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc-không thể tiếp tục phớt lờ như đã từng làm lâu nay.

Luật sư Jansen:

“Ý kiến của UNGWAD có thẩm quyền nhưng không phải là một quyết định mang tính cưỡng hành pháp lý. Tuy nhiên, Việt Nam có nghĩa vụ đạo đức quan trọng là phải tuân thủ các tiêu chuẩn và luật lệ quốc tế về quyền con người, nhất là sau khi gia nhập vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc. Hà Nội cần phải lưu ý kỹ điều này.”

Luật sư Nani Jansen, cố vấn luật cao cấp của Media Legal Defence Initiative.
Luật sư Nani Jansen, cố vấn luật cao cấp của Media Legal Defence Initiative.
Luật sư Jansen cho biết tổ chức của bà cùng với các NGO bảo vệ nhân quyền quốc tế khác sẽ tiếp tục có hành động để bênh vực luật sư Lê Quốc Quân và vận động sự quan tâm của thế giới.

Bà Jansen: “Chúng tôi ủng hộ kháng cáo của luật sư Quân và tiếp tục kêu gọi Hà Nội phóng thích ông. Chúng tôi hy vọng Hà Nội sẽ đáp ứng lời kêu gọi của công đồng quốc tế ít nhất tại phiên tòa phúc thẩm tới đây của luật sư Quân.”

Luật sư Lê Quốc Quân bị bắt cuối năm ngoái với cáo buộc tội ‘trốn thuế’ và bị phạt 30 tháng tù giam trong phiên xử đầu tháng 10 năm nay, một mức án và tội danh tương tự như của nhà hoạt động chống Trung Quốc nhiều người biết tiếng, blogger Điếu Cày.

Chúng tôi ủng hộ kháng cáo của luật sư Quân và tiếp tục kêu gọi Hà Nội phóng thích ông. Chúng tôi hy vọng Hà Nội sẽ đáp ứng lời kêu gọi của công đồng quốc tế.
Luật sư Jansen.
Ông Quân từng bị bắt và sách nhiễu nhiều lần kể từ sau xuất học bổng năm 2006 do Cơ quan Hỗ trợ Dân chủ của Hoa Kỳ tài trợ. Từ năm 2007, ông bị tước quyền luật sư vì bị nghi có ‘hoạt động nhằm lật đổ chế độ’ sau khi ông công khai bênh vực cho các nạn nhân bị vi phạm nhân quyền, kêu gọi tự do tôn giáo và đa đảng tại Việt Nam.

Ngay sau phiên sơ thẩm của ông, Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ra tuyên bố bày tỏ lo ngại rằng ‘những bản án kiểu này có thể được dùng để bịt miệng những nhà hoạt động nhân quyền và những ai chỉ trích chính sách của nhà nước’. Thông cáo từ Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ‘khẩn khiết yêu cầu chính phủ Việt Nam xem xét lại bản án và trình tự xét xử, những yếu tố đe dọa và ngăn cản nghiêm trọng quyền tự do ngôn luận, tự do bày tỏ ý kiến, và tự do hội họp của người dân tại Việt Nam.’
please wait

No media source currently available

0:00 0:05:47 0:00
Tải xuống
Ngày 25/11 vừa qua, hơn 30 trí thức có tiếng ở Châu Âu đã viết thư cho giới lãnh đạo Việt Nam yêu cầu phóng thích luật sư Quân.

Thư do Giáo sư Tiến sĩ Johannes Kals ở Đức khởi xướng viết rằng: ‘Chúng tôi rất lo lắng về lối quy tội xảo trá và hành động bất nhân đối với những nhà đấu tranh dân chủ như Lê Quốc Quân, Điếu Cày, Tạ Phong Tần và nhiều người khác. Đây là vết nhơ trong hồ sơ nhân quyền đáng ngại của chính phủ Việt Nam và là chỉ dấu cho thấy Việt Nam, quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc, vẫn tiếp tục không đáp ứng được các trách nhiệm quốc tế tối thiểu.’

Các trí thức Châu Âu yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam chấm dứt đàn áp quyền tự do tụ họp ôn hòa và tự do ngôn luận của công dân.

Những người đồng ký tên trong thỉnh nguyện thư cũng kêu gọi giới trí thức trên thế giới cùng lên tiếng đòi trả tự do cho luật sư Lê Quốc Quân.

Luật sư Quân cùng hai nhà hoạt động khác cũng đang bị giam cầm là Trần Huỳnh Duy Thức và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng được Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam vinh danh Giải Nhân Quyền Việt Nam 2013.

Lễ trao giải thưởng tuyên dương thành tích tranh đấu bất bạo động vì lý tưởng nhân quyền này sẽ diễn ra vào ngày 8/12 tới đây tại Pháp.

VOA Express

XS
SM
MD
LG