Human Rights Watch mới lên tiếng cho rằng bản hiến pháp sửa đổi của Việt Nam đã không đáp ứng mong muốn thay đổi và cải cách của người dân.
Tổ chức có trụ sở ở New York cũng kêu gọi các nhà tài trợ cũng như đối tác phát triển của Việt Nam tăng cường nỗ lực hơn nữa để thúc ép Việt Nam tiến hành các cải cách hiến pháp và pháp luật để bảo vệ các quyền cơ bản như tự do ngôn luận và hội họp.
Với số phiếu thuận áp đảo, Quốc hội Việt Nam hôm 28/11 đã thông qua bản hiến pháp sửa đổi, trong đó nhấn mạnh tới vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Theo Human Rights Watch, việc điều 4 Hiến pháp 2013 coi Đảng Cộng sản là ‘đội tiên phong của giai cấp công nhân’ và ‘của dân tộc Việt Nam’ hạn chế hơn nữa quyền được tham gia các cuộc bầu cử được tổ chức một cách tự do với sự tham gia đa đảng.
Hiến pháp sửa đổi, sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2014, nói rằng ở Việt Nam ‘các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật’.
‘Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình’, văn bản mới viết.
Hiến pháp cũng viết rằng ‘mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình’.
Tuy nhiên, ông Brad Adams, Giám đốc khu vực châu Á của Human Rights Watch được trích lời trong thông cáo ra hôm 3/12 rằng Việt Nam vẫn là một nhà nước độc đảng và bản hiến pháp cho phép giới hữu trách giới hạn các quyền cơ bản bằng những ngôn từ mơ hồ bất kỳ khi nào họ muốn.
Báo chí trong nước, nhất là cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã đăng bài ca ngợi việc thông qua hiến pháp mới.
Tờ Nhân dân coi hiến pháp 2013 là ‘sản phẩm trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân’.
Trong khi đó, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang được trích lời nói rằng ‘nên tôn trọng các ý kiến khác nhau’ khi trao đổi với các cử tri ở TPHCM về việc Quốc hội bỏ phiếu tán thành bản hiến pháp mới.
Nhiều nhân sỹ trí thức đầu năm nay đã kiến nghị việc sửa đổi hiến pháp phải nhấn mạnh tới các quyền cơ bản của người dân cũng như thay đổi việc nhấn mạnh tới sự độc tôn của đảng cộng sản Việt Nam.
Trả lời VOA Việt Ngữ mới đây, tiến sỹ Nguyễn Quang A cho rằng giới trẻ Việt Nam đã hưởng ứng kiến nghị sửa đổi hiến pháp ‘rất là nhiều’.
Ông cũng nói thêm rằng việc tham gia tích cực của người dân vào hoạt động chính trị là ‘một điều kiện tiên quyết để nếu có bất kỳ sự thay đổi nào theo hướng dân chủ thì sự thay đổi đó mang tính bền vững’.
Trong bài viết ‘Việt Nam ơi, đừng tuyệt vọng’ về việc Quốc hội Việt Nam thông qua bản hiến pháp sửa đổi, nhà nghiên cứu về Việt Nam Jonathan London nhận định trên blog của ông rằng ‘không thể không thấy thất vọng ít nhiều về điều dường như là một cơ hội mang tính lịch sử để giải quyết những hạn chế thể chế căn bản hiện đang kìm hãm Việt Nam’.
Nguồn: HRW, VnExpress, Dân Trí, Nhân dân, VOA
Tổ chức có trụ sở ở New York cũng kêu gọi các nhà tài trợ cũng như đối tác phát triển của Việt Nam tăng cường nỗ lực hơn nữa để thúc ép Việt Nam tiến hành các cải cách hiến pháp và pháp luật để bảo vệ các quyền cơ bản như tự do ngôn luận và hội họp.
Với số phiếu thuận áp đảo, Quốc hội Việt Nam hôm 28/11 đã thông qua bản hiến pháp sửa đổi, trong đó nhấn mạnh tới vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Theo Human Rights Watch, việc điều 4 Hiến pháp 2013 coi Đảng Cộng sản là ‘đội tiên phong của giai cấp công nhân’ và ‘của dân tộc Việt Nam’ hạn chế hơn nữa quyền được tham gia các cuộc bầu cử được tổ chức một cách tự do với sự tham gia đa đảng.
Hiến pháp sửa đổi, sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2014, nói rằng ở Việt Nam ‘các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật’.
‘Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình’, văn bản mới viết.
Hiến pháp cũng viết rằng ‘mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình’.
Tuy nhiên, ông Brad Adams, Giám đốc khu vực châu Á của Human Rights Watch được trích lời trong thông cáo ra hôm 3/12 rằng Việt Nam vẫn là một nhà nước độc đảng và bản hiến pháp cho phép giới hữu trách giới hạn các quyền cơ bản bằng những ngôn từ mơ hồ bất kỳ khi nào họ muốn.
Báo chí trong nước, nhất là cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã đăng bài ca ngợi việc thông qua hiến pháp mới.
Tờ Nhân dân coi hiến pháp 2013 là ‘sản phẩm trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân’.
Trong khi đó, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang được trích lời nói rằng ‘nên tôn trọng các ý kiến khác nhau’ khi trao đổi với các cử tri ở TPHCM về việc Quốc hội bỏ phiếu tán thành bản hiến pháp mới.
Nhiều nhân sỹ trí thức đầu năm nay đã kiến nghị việc sửa đổi hiến pháp phải nhấn mạnh tới các quyền cơ bản của người dân cũng như thay đổi việc nhấn mạnh tới sự độc tôn của đảng cộng sản Việt Nam.
Trả lời VOA Việt Ngữ mới đây, tiến sỹ Nguyễn Quang A cho rằng giới trẻ Việt Nam đã hưởng ứng kiến nghị sửa đổi hiến pháp ‘rất là nhiều’.
Ông cũng nói thêm rằng việc tham gia tích cực của người dân vào hoạt động chính trị là ‘một điều kiện tiên quyết để nếu có bất kỳ sự thay đổi nào theo hướng dân chủ thì sự thay đổi đó mang tính bền vững’.
Trong bài viết ‘Việt Nam ơi, đừng tuyệt vọng’ về việc Quốc hội Việt Nam thông qua bản hiến pháp sửa đổi, nhà nghiên cứu về Việt Nam Jonathan London nhận định trên blog của ông rằng ‘không thể không thấy thất vọng ít nhiều về điều dường như là một cơ hội mang tính lịch sử để giải quyết những hạn chế thể chế căn bản hiện đang kìm hãm Việt Nam’.
Nguồn: HRW, VnExpress, Dân Trí, Nhân dân, VOA