Bắc Triều Tiên không chịu xin lỗi về vụ nổ mìn gây thương tích cho 2 binh sĩ miền Nam và nói rằng Seoul có thể làm tổn hại quan hệ song phương nếu muốn gợi ý một cách khác.
Việc Bắc Triều Tiên diễn giải "lấy làm tiếc" về vụ tấn công là phần trọng tâm của một thỏa thuận đạt được hồi tuần trước để chấm dứt tình trạng đối đầu hết sức căng thẳng giữa hai nước.
Nam Triều Tiên nói họ xem thỏa thuận đó như là bằng chứng để cuối cùng Bình Nhưỡng đồng ý nhận trách nhiệm vụ nổ mìn hồi tháng 8, sau nhiều tuần lễ phủ nhận dính líu trong vụ tấn công.
Nhưng trong một tuyên bố hôm thứ Tư, Hội đồng Quốc phòng Bắc Triều Tiên tố cáo Seoul diễn giải sai ngôn từ "lấy làm tiếc."
"Không có gì nông cạn và hèn nhát cho bằng việc diễn giải một tuyên bố chung được hai nước Bắc và Nam đồng ý như là chiến thắng của một bên," theo tuyên bố của Hội đồng Quốc phòng Bắc Triều Tiên được hãng thông tấn Trung ương Tiều Tiên loan tải.
Tuyên bố nói thêm: "Việc nói vắn tắt 'lấy làm tiếc' chẳng qua là cách diễn giải rằng 'tôi cảm thấy tiếc cho điều bạn đã gánh chịu.'"
Cho dù Bắc Triều Tiên quyết liệt phủ nhận trách nhiệm, dường như có rất ít nghi ngờ, ít nhất là bên ngoài Bình Nhưỡng, rằng không ai khác hơn ngoài Bắc Triều Tiên đứng sau vụ vụ tấn công đó.
Nhưng Bắc Triều Tiên lâu nay vẫn luôn không xin lỗi về những gì xảy ra xuyên biên giới, theo bình luận của Giáo sư Robert Kelly về quan hệ quốc tế của trường Đại học Quốc gia Pusan ở Nam Triều Tiên.
Ông Kelly nói với đài VOA: "Bắc Triều Tiên cần phải tìm ra một cách nói mập mờ về vấn đề và đưa ra đủ nhượng bộ để Nam Triều Tiên đàm phát tiếp, nhưng không quá nhiều để điều đó trở thành một vấn đề chính."
Bộ Thống nhất Nam Triều Tiên hôm thứ Tư đổi hướng những câu hỏi tranh cãi quanh việc xin lỗi, và nói rằng cả hai bên thay vào đó nên chú tâm vào việc thực thi thỏa thuận.
Người phát ngôn Jeong Joon-hee của Bộ Thống nhất Nam Triều Tiên nói: "Thực tế là việc bày tỏ 'lấy làm tiếc' có trong thỏa thuận. Bây giờ không phải là lúc để chúng ta đẩy lại vấn đề nhạy cảm này lên, hay tranh cãi đúng sai về thỏa thuận."
Hai bên cũng đồng ý sẽ nối lại chương trình đoàn tụ cho các gia đình bi ly tán trong cuộc chiến tranh hồi thập niên 1950 và nói rằng họ sẽ sớm nối lại tiến trình đàm phán về việc cải thiện các quan hệ.
Thỏa thuận đã dẫn đến việc chấm dứt tình trạng căng thẳng quân sự trước đó đã tăng lên nhanh chóng tiếp theo sau vụ vụ nổ mìn, thậm chí đến mức hai bên đã nã pháo qua lại biên giới.