Đường dẫn truy cập

Triều Tiên lên án lời kêu gọi giải trừ hạt nhân tại hội nghị thượng đỉnh ba bên ở Seoul


Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tham dự hội nghị cấp cao ba bên tại Dinh Ngói Xanh ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 27 tháng 5 năm 2024.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tham dự hội nghị cấp cao ba bên tại Dinh Ngói Xanh ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 27 tháng 5 năm 2024.

Triều Tiên ngày thứ Hai lên án Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc vì cam kết giải trừ hạt nhân bán đảo Triều Tiên, mô tả tuyên bố chung của ba nước sau hội nghị thượng đỉnh hiếm hoi ở Seoul là một “sự khiêu khích chính trị nghiêm trọng” vi phạm chủ quyền của nước này.

Triều Tiên đã thông báo về kế hoạch phóng một tên lửa trước ngày 4 tháng 6 để triển khai một vệ tinh, khiến ba nước kêu gọi dừng bước đi này mà sẽ hỗ trợ khả năng tấn công hạt nhân của quốc gia bị cô lập này.

Tại hội nghị thượng đỉnh ba bên đầu tiên ở Seoul kể từ năm 2019, ba nước đã tìm cách hợp tác về an ninh, nhắc lại lập trường về hòa bình, ổn định khu vực và phi hạt nhân hóa bán đảo, họ nói trong một tuyên bố chung.

Tuy nhiên, người phát ngôn bộ ngoại giao Triều Tiên nhanh chóng phản bác rằng cuộc thảo luận như vậy là một "sự xúc phạm không bao giờ được tha thứ và là một lời tuyên chiến chống lại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên."

“Thảo luận về phi hạt nhân hóa... hôm nay cấu thành một sự khiêu khích chính trị nghiêm trọng và vi phạm chủ quyền,” người phát ngôn không nêu danh tính nói trong phát biểu được truyền thông nhà nước Triều Tiên đưa tin.

Người phát ngôn nói thêm rằng một bước đi như vậy phủ nhận chủ quyền và hiến pháp bất khả xâm phạm của Triều Tiên, phản ánh ý chí thống nhất của toàn thể nhân dân Triều Tiên.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường không nêu đích danh Triều Tiên mà kêu gọi tất cả các bên giảm căng thẳng.

Dù Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida kêu gọi Bình Nhưỡng từ bỏ kế hoạch phóng vệ tinh do thám thứ hai lên quỹ đạo, ông Lý không đề cập đến vụ phóng dự kiến.

Trung Quốc đã khiến Triều Tiên tức giận khi chấp thuận các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trừng phạt chương trình phi đạn và vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng từ năm 2006 đến 2017, nhưng trong những năm gần đây Bắc Kinh đã cùng Nga ngăn chặn các chế tài mới và kêu gọi nới lỏng các biện pháp hiện hữu.

Triều Tiên phóng vệ tinh do thám quân sự đầu tiên vào quỹ đạo vào tháng 11, sau hai lần thử trước đó đều thất bại vào năm 2023.

Diễn đàn

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG