WASHINGTON, D.C. —
Vào lúc mùa xuân trở lại một cách chậm chạp ở Mỹ, Viện Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Smithsonian ở thủ đô Hoa Kỳ đánh dấu sự kiện này bằng một trong những cuộc triển lãm có nhiều người đến xem nhất của viện - đó là khu bướm sống, bay lượn, vui đùa với khách đến thăm. Trong một không gian ấm áp, chung quanh là cây cỏ xanh tươi , khách đến xem có thể vui đùa với hàng trăm con bướm sống, đại diện cho nhiều chủng loại từ khắp nơi trên thế giới. Mời các bạn cùng chúng tôi đi thăm vườn triễn lãm bướm của viện bảo tàng.
Các sinh vật đầy màu sắc bay lượn nhẹ nhàng, trông thật là dễ thương, bên trong trong một khu vực ấm áp của viện Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên, nơi du khách có cơ hội hiếm có để đắm mình xung quanh hàng trăm con bướm sống.
Quản lý khu vườn bướm sống, ông Dan Babbitt nói rằng khu này cho du khách có dịp gần gũi với bướm, và học hỏi về tầm quan trọng của bướm trong hệ sinh thái.
Ông Babbitt nói: "Chúng tôi muốn kết nối mọi người với thế giới tự nhiên và chúng tôi thấy rằng sử dụng động vật sống và côn trùng là một cách đặc biệt tuyệt vời để làm điều đó."
Du khách dường như cũng đồng ý.
Bé gái Ava Canales, 9 tuổi, nói: "Em đã đến đây một lần và em rất thích các con bướm đậu vào người em. Điều này rất vui bởi vì trong sân sau nhà của em không được như vậy.”
Bé trai Gunnar Bruce nhận xét: "Thật là vui khi thấy bướm ở khắp mọi nơi. Em có cảm tưởng chúng cũng thích em."
Ông Babbitt nói rằng các con bướm quan trọng cho môi trường vì nhiều lý do.
"Một lý do quan trọng là chuyện thụ phấn. Các con bướm bay hết hoa này đến hoa khác, lấy phấn của hoa này chuyển sang cho hoa kia, giúp hoa nhận được phấn có thể tạo ra các hạt giống và phân tán ."
Ông Babbitt nói rằng khu vườn này mỗi lần chỉ giới thiệu được khoảng từ 300 đến 400 con bướm, đại diện khoảng 50 chủng loại, một con số thật nhỏ so với 20,0000 chủng loại của thế giới.
Ông cho biết: "Chúng tôi có bướm từ châu Á, châu Phi, Nam Mỹ và Trung Mỹ, và ở ngay tại Hoa Kỳ. Một chủng loại phổ biến hơn mà chúng tôi có là bướm Blue Morpho thuộc vùng Amazon của Nam Mỹ, và một loại giống như ở đây , có cánh màu xanh óng ánh và tươi sáng."
Cô Kami Ball, 17 tuổi, nói: "Em rất thích khi con bướm này đậu vào tay em, nó giống như một người bạn cũ thân thiết!"
Các con bướm này đến từ tất cả các nhà nuôi bướm trên thế giới, họ nuôi chúng từ lúc còn là sâu bướm, và sau đó gửi chúng cho bảo tàng một khi các các con sâu trở thành những con nhộng cuộn mình trong kén bảo vệ.
Ông Dabbitt nói: "Chúng tôi mở thùng ra. Chúng tôi treo chúng lên và chờ đợi cho chúng biến thành một bướm, để sau đó thả chúng vào khu vườn."
Ông Babbitt nói rằng dù không có bất kỳ loài bướm nào trong khu vườn này có nguy cơ tuyệt chủng, nhưng có nhiều loài như Monarch đang bớt đi.
Ông Babbitt nói: "Đó là một cái gì đó mà chúng ta cần tập trung xem xét, ví dụ như nạn phá rừng, việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu và các vấn đề quản lý đất đai nói chung."
Khu vườn bướm sống này là một phần trong cuộc triển lãm lớn hơn của Viện bảo tàng thủ đô Hoa Kỳ về sự tiến hóa của bướm, và các loại cây cối từ 180 triệu năm qua.
Mục tiêu của Viện bảo tàng trong 5 năm sắp tới là thu hút khách đến thăm càng đông càng tốt, và họ sẽ tìm thêm các chủng loại bướm mới cho khu vườn này.
Các sinh vật đầy màu sắc bay lượn nhẹ nhàng, trông thật là dễ thương, bên trong trong một khu vực ấm áp của viện Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên, nơi du khách có cơ hội hiếm có để đắm mình xung quanh hàng trăm con bướm sống.
Quản lý khu vườn bướm sống, ông Dan Babbitt nói rằng khu này cho du khách có dịp gần gũi với bướm, và học hỏi về tầm quan trọng của bướm trong hệ sinh thái.
Ông Babbitt nói: "Chúng tôi muốn kết nối mọi người với thế giới tự nhiên và chúng tôi thấy rằng sử dụng động vật sống và côn trùng là một cách đặc biệt tuyệt vời để làm điều đó."
Du khách dường như cũng đồng ý.
Bé gái Ava Canales, 9 tuổi, nói: "Em đã đến đây một lần và em rất thích các con bướm đậu vào người em. Điều này rất vui bởi vì trong sân sau nhà của em không được như vậy.”
Bé trai Gunnar Bruce nhận xét: "Thật là vui khi thấy bướm ở khắp mọi nơi. Em có cảm tưởng chúng cũng thích em."
Ông Babbitt nói rằng các con bướm quan trọng cho môi trường vì nhiều lý do.
"Một lý do quan trọng là chuyện thụ phấn. Các con bướm bay hết hoa này đến hoa khác, lấy phấn của hoa này chuyển sang cho hoa kia, giúp hoa nhận được phấn có thể tạo ra các hạt giống và phân tán ."
Ông Babbitt nói rằng khu vườn này mỗi lần chỉ giới thiệu được khoảng từ 300 đến 400 con bướm, đại diện khoảng 50 chủng loại, một con số thật nhỏ so với 20,0000 chủng loại của thế giới.
Ông cho biết: "Chúng tôi có bướm từ châu Á, châu Phi, Nam Mỹ và Trung Mỹ, và ở ngay tại Hoa Kỳ. Một chủng loại phổ biến hơn mà chúng tôi có là bướm Blue Morpho thuộc vùng Amazon của Nam Mỹ, và một loại giống như ở đây , có cánh màu xanh óng ánh và tươi sáng."
Cô Kami Ball, 17 tuổi, nói: "Em rất thích khi con bướm này đậu vào tay em, nó giống như một người bạn cũ thân thiết!"
Các con bướm này đến từ tất cả các nhà nuôi bướm trên thế giới, họ nuôi chúng từ lúc còn là sâu bướm, và sau đó gửi chúng cho bảo tàng một khi các các con sâu trở thành những con nhộng cuộn mình trong kén bảo vệ.
Ông Dabbitt nói: "Chúng tôi mở thùng ra. Chúng tôi treo chúng lên và chờ đợi cho chúng biến thành một bướm, để sau đó thả chúng vào khu vườn."
Ông Babbitt nói rằng dù không có bất kỳ loài bướm nào trong khu vườn này có nguy cơ tuyệt chủng, nhưng có nhiều loài như Monarch đang bớt đi.
Ông Babbitt nói: "Đó là một cái gì đó mà chúng ta cần tập trung xem xét, ví dụ như nạn phá rừng, việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu và các vấn đề quản lý đất đai nói chung."
Khu vườn bướm sống này là một phần trong cuộc triển lãm lớn hơn của Viện bảo tàng thủ đô Hoa Kỳ về sự tiến hóa của bướm, và các loại cây cối từ 180 triệu năm qua.
Mục tiêu của Viện bảo tàng trong 5 năm sắp tới là thu hút khách đến thăm càng đông càng tốt, và họ sẽ tìm thêm các chủng loại bướm mới cho khu vườn này.