Viện bảo tàng Quốc gia Smithsonian có một vật quý lóng lánh thu hút người xem mới.
Ngày bắt đầu trưng bày một loại ngọc mới tại viện bảo tàng đã thu hút đông đảo người xem.
Khách chen chân với giới truyền thông để nắm bắt giây phút lịch sử khi giám đốc viện bảo tàng Kirk Johnson trình diện vật mới nhất trong bộ sưu tập đá quí của viện.
“Đây là một loại ngọc biển xanh từ Brazil, 10.363 carat, một món trang sức rất đắt tiền.”
Viên ngọc màu vừa xanh nước biển vừa xanh lá cây, bà con với ngọc bích, được tạc thành một cột hình tháp cao hơn 35 centimét và nặng hai kilôgram.
Ông Jeffrey Post, quản lý bộ sưu tập đá quý của viện bảo tàng nói đây là ngọc biển xanh được mài cắt và đánh bóng lớn nhất trên thế giới.
“Rất hiếm, rất bất thường đối với bất cứ khoáng chất nào sản xuất ra viên ngọc kích cỡ và chất lượng như vậy có thể tạo được khi cắt viên Dom Pedro.”
Và hầu hết đều được cắt thành những viên ngọc để làm đồ trang sức, giống như viên kim cương Hope nổi tiếng, từ lâu được khẳng định là một ngôi sao trong bộ sưu tập đá quý của viện bảo tàng này.
Tuy nhiên nghệ sĩ chuyên về đá quý của Đức, ông Bernd Munsteiner, người đã tạc cột tháp nói với ông Post là ông không muốn làm như vậy:
“Tôi nói ‘Tại sao ông cắt lớn như vậy, sao không cắt thành những viên ngọc nữ trang?’ Và câu trả lời của ông ta là, những gì thiên nhiên đã tạo nên to lớn, con người không nên làm nhỏ lại.”
Ông Munsteiner tạo ra cột tháp Dom Perdo từ viên ngọc nặng 27 kilôgram. Ông dùng một kỹ thuật do ông sáng tạo gọi là lối cắt bay bướm. Ông khắc những kênh vào ngọc thay vì cắt những mặt bên ngoài. Kết quả là viên ngọc dường như lóng lánh từ bên trong.
“Và viên ngọc này đi vòng quanh thế giới. Thực vậy, viên ngọc đại diện cho chính phủ Đức trong một thời gian tại triển lãm ngọc châu Âu. Và sau đó một trong những chủ nhân dự tính cắt viên ngọc này để lấy tiền ra ngay.”
“Khi tôi nghe viên đá quý này sắp được cắt thành viên nhỏ dành cho trang sức, tôi nghĩ đây là một sự mất mát lớn lao.”
Sau đó bà Jane Mitchell và chồng là ông Jeffrey Bland, một nhà sưu tầm ngọc xen vào và mua viên ngọc này.
“Chúng tôi không muốn giữ viên ngọc này cho riêng mình. Chúng tôi cảm thấy muốn làm cho nhiều người kinh ngạc càng nhiều càng tốt.”
Đó là lý do tại sao hai ông bà tặng viên Dom Pedro cho Viện bảo tàng Smithsonian.
Với 7,4 triệu khách đến viếng vào năm ngoái, đây là viện bảo tàng được ưa chuộng nhất tại Hoa Kỳ, một phần là do viên kim cương Hy vọng. Bây giờ, khách có một lý do hấp dẫn khác để đến thăm viện bảo tàng.
Ngày bắt đầu trưng bày một loại ngọc mới tại viện bảo tàng đã thu hút đông đảo người xem.
Khách chen chân với giới truyền thông để nắm bắt giây phút lịch sử khi giám đốc viện bảo tàng Kirk Johnson trình diện vật mới nhất trong bộ sưu tập đá quí của viện.
“Đây là một loại ngọc biển xanh từ Brazil, 10.363 carat, một món trang sức rất đắt tiền.”
Viên ngọc màu vừa xanh nước biển vừa xanh lá cây, bà con với ngọc bích, được tạc thành một cột hình tháp cao hơn 35 centimét và nặng hai kilôgram.
Ông Jeffrey Post, quản lý bộ sưu tập đá quý của viện bảo tàng nói đây là ngọc biển xanh được mài cắt và đánh bóng lớn nhất trên thế giới.
“Rất hiếm, rất bất thường đối với bất cứ khoáng chất nào sản xuất ra viên ngọc kích cỡ và chất lượng như vậy có thể tạo được khi cắt viên Dom Pedro.”
Và hầu hết đều được cắt thành những viên ngọc để làm đồ trang sức, giống như viên kim cương Hope nổi tiếng, từ lâu được khẳng định là một ngôi sao trong bộ sưu tập đá quý của viện bảo tàng này.
Tuy nhiên nghệ sĩ chuyên về đá quý của Đức, ông Bernd Munsteiner, người đã tạc cột tháp nói với ông Post là ông không muốn làm như vậy:
“Tôi nói ‘Tại sao ông cắt lớn như vậy, sao không cắt thành những viên ngọc nữ trang?’ Và câu trả lời của ông ta là, những gì thiên nhiên đã tạo nên to lớn, con người không nên làm nhỏ lại.”
Ông Munsteiner tạo ra cột tháp Dom Perdo từ viên ngọc nặng 27 kilôgram. Ông dùng một kỹ thuật do ông sáng tạo gọi là lối cắt bay bướm. Ông khắc những kênh vào ngọc thay vì cắt những mặt bên ngoài. Kết quả là viên ngọc dường như lóng lánh từ bên trong.
“Và viên ngọc này đi vòng quanh thế giới. Thực vậy, viên ngọc đại diện cho chính phủ Đức trong một thời gian tại triển lãm ngọc châu Âu. Và sau đó một trong những chủ nhân dự tính cắt viên ngọc này để lấy tiền ra ngay.”
“Khi tôi nghe viên đá quý này sắp được cắt thành viên nhỏ dành cho trang sức, tôi nghĩ đây là một sự mất mát lớn lao.”
Sau đó bà Jane Mitchell và chồng là ông Jeffrey Bland, một nhà sưu tầm ngọc xen vào và mua viên ngọc này.
“Chúng tôi không muốn giữ viên ngọc này cho riêng mình. Chúng tôi cảm thấy muốn làm cho nhiều người kinh ngạc càng nhiều càng tốt.”
Đó là lý do tại sao hai ông bà tặng viên Dom Pedro cho Viện bảo tàng Smithsonian.
Với 7,4 triệu khách đến viếng vào năm ngoái, đây là viện bảo tàng được ưa chuộng nhất tại Hoa Kỳ, một phần là do viên kim cương Hy vọng. Bây giờ, khách có một lý do hấp dẫn khác để đến thăm viện bảo tàng.