Đường dẫn truy cập

Trì hoãn hồi hương người tị nạn Hồi giáo Rohingya


Người Hồi giáo Rohingya ở Bangladesh
Người Hồi giáo Rohingya ở Bangladesh

Việc hồi hương những người tị nạn Hồi giáo Rohingya từ Bangladesh trở về Myanmar đã bị trì hoãn.

Việc trì hoãn có hiệu lực vào thứ Ba 22/1, và chưa rõ khi nào chương trình hồi hương sẽ bắt đầu.

Myanmar và Bangladesh mới đây đã hoàn thành thỏa thuận hồi hương hàng trăm ngàn người Hồi giáo Rohingya, những người đã trốn chạy cuộc đàn áp tàn bạo của quân đội trên quê hương họ ở Myanmar.

Ông Abdul Kalam, ủy viên cứu trợ người tị nạn ở Bangladesh, nói với hãng tin AP: "Điều chính yếu là quá trình hồi hương phải thực hiện trên cơ sở tự nguyện."

Các giới chức cứu trợ và người Rohingya lo ngại rằng những người tị nạn sẽ bị cưỡng bức quay trở lại nơi mà vài tháng trước đây họ đã bỏ trốn.

Ông David Mathieson, một chuyên gia nhân quyền am hiểu các vấn đề của người Rohingya, nhận định rằng cả hai chính phủ đang ở trong "tình trạng ảo tưởng." Ông nói "Bây giờ quý vị lại mong họ quay trở lại, như thể họ vẫn hứng thú sau những gì mà quý vị đã đối xử họ lắm à?."

Nhiều người tị nạn đã không đồng ý với kế hoạch về lại Myanmar.

Toàn bộ nhà cửa, làng mạc của các cộng đồng người Rohingya ở Myanmar đã bị đốt sạch. Ngoài ra, những người tị nạn Rohingya đã báo cáo với các giới chức nhân quyền về hàng loạt vụ đàn áp tàn bạo do các lực lượng an ninh Myanmar thực hiện, bao gồm bắn giết, hiếp dâm và phá hủy hoàn toàn nhà cửa, làng mạc của họ.

Ngoài ra, ông Kalam nói rằng tất cả các công việc sắp xếp hồi hương cho người tị nạn chưa được chuẩn bị tốt. Ông nói "cần phải có rất nhiều sự chuẩn bị."

Ông Kalam cho biết cần phải thiết lập các địa điểm trung chuyển ở Bangladesh cho những người muốn trở lại Myanmar. Ngoài ra, phải lập danh sách những người có thể sẽ hồi hương để Myanmar xác minh. Ông Kalam nói thêm: "Công việc này đang được tiến hành."

Quân đội Myanmar bị cáo buộc là hồi tháng 8 đã mở một chiến dịch tiêu hủy làng mạc của người Rohingya để trả đũa các cuộc tấn công các trạm biên phòng của Myanmar do các tay súng người Rohingya gây ra.

LHQ miêu tả các hoạt động được cho là của các lực lượng Myanmar là "hành động thanh lọc sắc tộc."

Dân tộc thiểu số Rohingya theo Hồi giáo đã bị từ chối quyền công dân và các quyền khác trong đất nước Myanmar có đa số dân theo đạo Phật.

Mặc dù nhiều người Rohingya đã sống ở Myanmar qua nhiều thế hệ, nhưng Myanmar coi người Rohingya là những di cư từ Bangladesh.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG